Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ

Cập nhập: Thứ ba, 03/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gout trước đây thường được xem là bệnh của nam giới từ 40 - 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh gout ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ mới hơn 30 tuổi đã bị gout. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ? Người trẻ bị gout phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe gì? Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout ở nhóm đối tượng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Nguyên nhân nào gây bệnh gout ở người trẻ?

Nguyên nhân nào gây bệnh gout ở người trẻ?

 

Tổng quan về bệnh gout

   Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp, có đặc trưng bởi nồng độ acid uric trong máu bị dư thừa. Khi acid uric trong máu dư thừa sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp, gây viêm khớp cấp tính (hay còn gọi là các cơn gout cấp).

   Các triệu chứng thường gặp ở bệnh gout là:

  • Đau khớp và khó chịu: Đây là triệu chứng thường gặp. Nguyên nhân do các tinh thể muối urat gây ra sau khi lắng đọng trong các khớp. Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, khiến người bệnh tỉnh giấc và rất khó để đi vào giấc ngủ trở lại.
  • Viêm và sưng đỏ ở các khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với các cơn đau gout. Các khớp bị viêm có hiện tượng sưng, nóng, đỏ.
  • Khớp bị cứng, giảm biên độ hoạt động: Triệu chứng này xảy ra do các khớp bị viêm, đau. Tình trạng này khiến người bệnh bất tiện trong các hoạt động di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

   Bệnh gout ở người trẻ cũng có cách triệu chứng tương tự. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, nguy cơ biến dạng khớp, giảm khả năng vận động là rất cao. Ngoài ra, bệnh gout có thể gây biến chứng sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở người trẻ

  Bệnh gout ở người trẻ thường xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, như:

Chế độ ăn uống không phù hợp

  Acid uric ngoài được sản xuất tự nhiên trong cơ thể con người còn được tạo ra bởi purin trong thực phẩm. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng quá nhiều purin sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gout ở người trẻ.

   Các loại thực phẩm giàu purin có thể kể đến như:

  • Hải sản:
  • Các loại thịt đỏ: Thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt dê,...
  • Phủ tạng động vật: Lòng, gan, tim, thận, óc, lưỡi,..
  • Các loại trứng đang phát triển thành phổi như trứng vịt lộn, gà lộn, cút lộn,...

Ngoài ra, sở thích ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn không đảm bảo,... khiến người trẻ phải đối diện với tình trạng thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh gout.

Uống nhiều bia, rượu

   Uống nhiều bia, rượu cũng là nguyên nhân khiến những người trẻ tuổi mắc bệnh gout. Rượu bia (đặc biệt là bia) có hàm lượng purin rất cao. Do đó, nếu bạn thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, làm tăng nguy cơ bệnh gout.

 

Bia rượu là nguyên nhân gây bệnh gout ở người trẻ.

Bia rượu là nguyên nhân gây bệnh gout ở người trẻ.

 

   Thành phần chính của rượu bia là ethanol sẽ làm giảm đào thải acid uric trong nước tiểu. Acid uric ứ trệ ở thận sẽ vừa làm tăng nồng độ của chúng trong máu và vừa gây tăng nguy cơ sỏi thận, viêm thận kẽ, suy giảm chức năng thận.

Lười vận động

   Nhịp sống hiện đại cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin khiến con người ngày càng lười vận động. Nhiều người trẻ tuổi thay vì tập thể dục thể thao, vận động cơ thể vào thời gian rảnh thì đa phần ngồi một chỗ lướt mạng xã hội, ngủ, xem phim, chơi điện tử… Thói quen này sẽ khiến người trẻ có nguy cơ bị bệnh gút rất cao.

   Lười vận động gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở người trẻ tuổi. Đây là yếu tố nguy cơ khiến acid uric tự nhiên được tạo ra nhiều hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Do đó, lười vận động dẫn đến thừa cân béo phì sẽ làm tăng cao khả năng bị bệnh gout ở người trẻ tuổi (do nồng độ acid uric tăng cao).

Tiền sử gia đình

  Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Cụ thể hơn, nếu bố hoặc mẹ bị viêm khớp do vi tinh thể, con của họ sẽ có 20% rủi ro mắc bệnh.

   Nguyên nhân là do tình trạng tăng axit uric máu gây ra gout có mối liên hệ với một số gen, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là SLC2A9 và ABCG2.

   Gen ABCG2 có khả năng mã hóa thành một loại protein đóng vai trò giải phóng urat vào ruột để loại bỏ cơ thể. Nếu gen bị đột biến, cấu trúc protein cũng sẽ chịu ảnh hưởng dẫn đến chức năng vận chuyển urat vào ruột suy giảm, từ đó gây tăng axit uric máu và phát triển bệnh gout.

   Protein SLC2A9 chủ yếu được tìm thấy ở thận, đảm đương công việc hỗ trợ đào thải ion urat ra ngoài theo đường tiểu hoặc tái hấp thu chúng vào máu. Những thay đổi di truyền trong gen này có nguy cơ gây tăng tái hấp thu và giảm thải urat ra ngoài, qua đó dẫn đến bệnh gút.

Do tác dụng phụ của thuốc

   Một số loại thuốc có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn tới bệnh gout, như thuốc lợi tiểu aspirin, furosemide, hydrochlorothiazide…Người tự ý sử dụng các thuốc không kê toa mà không thông qua tham vấn với bác sĩ hoặc dược sĩ trong thời gian dài sẽ có rủi ro bị gout vì tác dụng phụ của thuốc.

 

Bệnh gout ở người trẻ gây ra những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

   Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh gout có thể dẫn tới các biến chứng sau:

  • Tàn phế khớp: Hạt tophi gây biến dạng, cản trở hoạt động của khớp. Khi hạt tophi quá lớn có thể vỡ ra khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Thậm chí, có bệnh nhân bị lở loét quá nặng phải tháo khớp, thậm chí là cắt cụt chi.
  • Gây ra bệnh thận: Muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận,... khiến chức năng thận bị suy giảm.
  • Đột quỵ: Các tinh thể urat bị lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra các tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, tích tụ trong mạch máu não,... Đây là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

Như vậy bệnh gút gây ra rất nhiều những hệ lụy trên sức khỏe của người bệnh, nhất là khi người bệnh là đối tượng trẻ thì hệ lụy còn nhiều hơn khi đây là những đối tượng đang độ tuổi đi làm, nhiều người còn là lao động chính trong nhà. Điều này khiến cuộc sống của họ cũng như gia đình gặp phải rất nhiều khó khăn.

 

 Gout làm suy giảm chức năng thận ở người trẻ.

Gout làm suy giảm chức năng thận ở người trẻ.

 

Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout ở người trẻ?

   Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh gout, bạn nên:

  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao vừa sức để giảm cân, tránh phì. Tuy nhiên, trong cơn gout cấp thì bạn nên để khớp nghỉ ngơi vì vận động sẽ làm phóng thích các tinh thể muối urat vào khớp nhiều hơn.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng vì stress là một trong những yếu tố gây khởi phát cơn gout cấp.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm có gốc purin, giảm bớt các thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê, nho, củ sắn,.. giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm.
  • Uống nhiều nước (tối thiểu từ 2 - 3l nước mỗi ngày) để phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận.
  • Tuyệt đối không uống các loại nước uống chứa cồn như rượu, bia,...
  • Giảm các đồ uống có tính toan như nước cam, nước chanh,...
  • Nên uống nước khoáng không ga (giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại thận).
  • Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, nấm, giá,... vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Sử dụng BoniGut+ có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, giúp giảm acid uric máu theo 3 cơ chế là ức chế enzym xanthin oxidase (quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn), trung hòa acid uric trong máu (hạt cần tây), lợi tiểu để tăng đào thải acid uric (trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù). Ngoài ra, BoniGut+ còn có tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ tác dụng của tầm ma, kim sa, gừng, bạc hà. Nhờ thành phần hoàn toàn từ thảo dược như vậy, BoniGut+ không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

 

Thành phần BoniGut+ của Mỹ.

Thành phần BoniGut+ của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây bệnh gout ở người trẻ và cách kiểm soát cũng như phòng ngừa. Việc phòng và kiểm soát bệnh gout ở người trẻ vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp người bệnh hạn chế tình trạng tái phát gout mà còn giúp giảm thiểu rủi ro các bệnh lý liên quan như bệnh thận, huyết áp và tim mạch. BoniGut+ là sự lựa chọn tối ưu giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh gout hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Dùng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác - Sai lầm trầm trọng cần tránh

Vì tâm lý ngại đi khám nên không ít người bệnh gout sẽ sử dụng đơn thuốc điều trị gout cấp của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng.

5 sai lầm thường gặp khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ

Có thể nói, những thói quen thường ngày là yếu tố quan trọng khiến cơn gout cấp tái diễn thường xuyên. Vậy, những sai lầm nào khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh gout có nên ăn trứng không?

Theo chuyên gia, trứng là nguồn cung cấp protein tốt cho người bệnh gout do chứa nhiều loại acid amin thiết yếu…

“Bác tự chẩn đoán mình bị gút đấy!...”

  Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi, ở tổ 4, khu 3 (lâm nghiệp), p. vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh

Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh gout

Các lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh gout là: 1. Giảm cân  2. Giúp ngăn chặn các đợt cấp   3. Giúp hồi phục sau…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi