Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh teo não ở trẻ em

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

Bệnh teo não ở trẻ em có thể xảy ra từ khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra bị nhiều yếu tố tác động. Teo não là hội chứng mô não bị co rút lại do các tế bào não bị mất đi hoặc các mối liên kết thần kinh bị phá hủy. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh teo não ở trẻ em? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

 

 

 

 

Triệu chứng bệnh teo não ở trẻ em như thế nào?

      Các triệu chứng teo não thay đổi tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng. Trong trường hợp teo não toàn bộ, mọi hoạt động sống của trẻ đều bị chi phối. Trẻ có thể không tự chủ được cuộc sống và cần được chăm sóc suốt đời. Triệu chứng phổ biến nhất là suy giảm trí nhớ, co giật, điều khiển vận động kém hoặc mất hẳn khả năng vận động. Bệnh nhi teo não toàn phần còn không thể nói, đọc hoặc viết theo cách bình thường.

 

    Với tình trạng teo não khu trú, bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến các chức năng do khu vực não đó chi phối. Những chức năng khác do khu vực não khác điều khiển vẫn có thể phát triển tự nhiên. Ví dụ, nếu bệnh teo não ở trẻ em xảy ra tại khu vực thùy trán, nơi chi phối hoạt động cảm xúc, khả năng tư duy, lập kế hoạch ở một đứa trẻ thì chỉ có những hoạt động này bị ảnh hưởng. Trẻ bị teo não sẽ gặp vấn đề với việc điều chỉnh cảm xúc, suy giảm khả năng tư duy và có thể không làm chủ được hành vi của mình. Những hoạt động khác như nói, hát, ăn uống… của đứa trẻ này vẫn duy trì bình thường.

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh teo não ở trẻ em?

    Hầu hết các ca bệnh teo não ở trẻ em đều xảy ra từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến căn bệnh này là người mẹ bị đột quỵ, mắc bệnh AIDS hoặc bị nhiễm virus zika khi mang thai.

 

    Với những ca bệnh teo não ở trẻ em vì mẹ bị nhiễm virus zika thì hầu như là do thai phụ bị muỗi Aedes chích trong 3 tháng đầu thai kỳ. Muỗi Aedes cũng là loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Người mẹ bị nhiễm virus zika thường có biểu hiện cảm sốt thông thường và tự khỏi bệnh sau vài ngày.

 

    Tuy nhiên, điều nguy hiểm là kể cả khi thai phụ đã hết triệu chứng cảm sốt và khỏe mạnh trở lại, virus zika vẫn có thể còn sinh sống trong bào thai và đe dọa đến quá trình phát triển, hoàn thiện não bộ của thai nhi. Khi bị virus zika tấn công trong bào thai, trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị teo não với biểu hiện đầu nhỏ bẩm sinh. Đứa trẻ này cũng không có khả năng phát triển trí tuệ, nhận thức hoặc bị rối loạn thính giác, thị giác và các chức năng khác khi lớn lên.

 

Các yếu tố khác gây bệnh teo não ở trẻ em thường là:

 

  • Do sinh non.

  • Người mẹ làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại trong thời gian mang thai.

  • Trẻ bị chấn thương não nghiêm trọng do tai nạn, va đập mạnh khiến não bị teo dần sau một thời gian dài.

  • Trẻ mắc bệnh thiếu máu não, viêm màng não, xuất huyết não nhưng không được điều trị kịp thời.

  • Trẻ được hóa trị liệu toàn thân để điều trị chứng giảm thể tích não. Sau khi quá trình điều trị kết thúc, tác dụng phụ của phương pháp này có thể là hội chứng teo não.

  • Một nghiên cứu khác cho thấy bệnh teo não ở trẻ em cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Cha mẹ hoặc ông bà của trẻ bị trầm cảm, có thể đứa trẻ sinh ra cũng bị khiếm khuyết tế bào ở bán cầu não phải. Từ đó, trẻ bị hạn chế trong việc xử lý cảm xúc của bản thân.

 

  • Hội chứng cushing cũng là tình trạng có liên quan đến bệnh teo não ở trẻ em. Cushing là bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm gặp khiến cơ thể và hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng. Trẻ mắc hội chứng cushing có khối lượng não nhỏ hơn đáng kể so với những đứa trẻ bình thường trong cùng độ tuổi. Bệnh nhi cushing cũng đồng thời bị suy giảm chức năng nhận thức.

 

Cách phòng bệnh teo não ở trẻ em như thế nào?

Chúng ta không thể chủ động phòng bệnh teo não ở trẻ em nếu bệnh mang yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nếu đã loại bỏ được nguyên nhân này thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh teo não ở trẻ em bằng những cách làm thiết thực dưới đây:

 

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ phải thăm khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi.

  • Tích cực áp dụng các biện pháp diệt muỗi, phòng ngừa muỗi đốt trong suốt thai kỳ bằng cách:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Thay bình cắm hoa, thu dọn vật dụng chứa nước đọng để triệt tiêu nơi sinh sống, sinh sản của muỗi.

  • Mặc quần áo kín, ngủ trong màn bất kể ban ngày hay ban đêm. Thai phụ không đến những nơi đang diễn ra dịch bệnh trong suốt thai kỳ.

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc nhuộm tóc, nước sơn móng tay… Không làm việc và sinh sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại.

  • Với trẻ em đã đến tuổi tiêm ngừa, cha mẹ cần cho trẻ tiêm đủ các loại vắc xin phòng bệnh có nguy cơ gây teo não cao như viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, viêm não…

 

  • Khi chăm trẻ, người lớn cần hết sức chú ý, không để trẻ bị té ngã đập đầu xuống nền nhà hoặc những vật cứng. Nếu trẻ gặp phải những chấn thương mạnh ở vùng đầu, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện ngay để kiểm tra hình ảnh não bộ và có sự theo dõi sát trong khoảng 7 đến 10 ngày sau đó. Việc này để đảm bảo rằng chấn thương không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và bộ não của trẻ.

 

Trên đây là bài viết tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh teo não ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bí quyết vàng cho các bà mẹ có trẻ biếng ăn chậm tăng cân

 Bí quyết vàng cho các bà mẹ có trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Làm thế nào để con yêu giảm biếng ăn, viêm đường hô hấp

  Mùng 2/9 nhóm bạn đại học của tôi tụ tập.Câu chuyện rôm rả xoay vần quanh chuyện chồng con. Nghe tôi than ngắn thở dài về chuyện bé Mai nhà tôi biếng ăn vô cùng  

Những điều cần biết về viêm đường hô hấp ở trẻ em

  Hàng năm cứ đến cuối thu đầu đông, khi thời tiết giao mùa là bệnh viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) ở trẻ nhỏ có nguy cơ bùng phát do lứa tuổi này sức đề kháng kém, cơ thể nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công.

Hòa Bình: Có BoniKiddy - Mẹ không còn lo bé biếng ăn, hay ốm nữa

Chị Đỗ Minh Hương ( ở tổ 1, p.Tân Thịnh, tx Hòa Bình) chia sẻ

Những lưu ý cho bệnh trúng nóng ở trẻ em ngày hè

Do thời tiết trời quá nóng bức, trẻ mặc quần áo giày, chật và bí, ở trong những căn buồng quá chất, nóng, thiếu thoáng khí, những nơi chật chội, ngột ngạt hơi người.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi