Mục lục [Ẩn]
Việc buồn tiểu liên tục khiến người bệnh phì đại tuyến tiền liệt gặp nhiều bất tiện trong hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, đôi khi họ sẽ cố gắng nhịn tiểu để không làm gián đoạn việc nào đó, hoặc đơn giản họ đã quá mệt mỏi với việc phải ra vào nhà vệ sinh nhiều lần. Nhưng câu hỏi đặt ra là người bệnh nhịn tiểu lâu có sao không? Theo dõi bài viết ngay sau đây để có câu trả lời chính xác nhé!
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào với người bị phì đại tuyến tiền liệt?
Bất kỳ ai cũng không nên nhịn tiểu lâu
Việc đi tiểu không chỉ dựa vào hoạt động của bàng quang mà còn là kết quả của một chuỗi các hoạt động của hệ thần kinh, cơ thắt tiết niệu, đặc biệt là cơ cổ bàng quang.
Thông thường, bàng quang của người trưởng thành chỉ chứa được khoảng 420ml. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang tăng tới một mức nhất định, chúng sẽ tạo phản ứng kích thích, truyền tín hiệu đến vùng cảm giác của vỏ não, để con người có cảm giác buồn tiểu và biết rằng đã đến lúc phải đi tiểu.
Khi một người nhịn tiểu, lượng nước tiểu tăng dần lên. Bàng quang với khả năng co giãn của mình có thể giãn ra và chứa đến 800ml nước tiểu. Tuy nhiên, không chỉ có bàng quang giãn ra mà cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng. Nếu một người thường xuyên có thói quen nhịn tiểu, cơ này sẽ giảm khả năng co giãn, chức năng giữ nước tiểu của bàng quang giảm đi. Hậu quả là, người bệnh dễ gặp hiện tượng tiểu không tự chủ (són tiểu).
Ngoài ra, nhịn tiểu khiến bàng quang được giữ lại trong bàng quang lâu hơn. Vi khuẩn từ đó mà có điều kiện phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí là suy thận.
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào?
Có thể thấy, với người khỏe mạnh bình thường nếu nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến họ gặp nhiều vấn đề trên đường niệu. Vậy với người vốn đã gặp vấn đề rối loạn tiểu tiện như người bệnh phì đại tuyến tiền liệt thì sao? Họ nhịn tiểu lâu có sao không?
Người bị phì đại tuyến tiền liệt nhịn tiểu lâu có sao không?
Tuyến tiền liệt là một tuyến có vị trí rất đặc biệt, đó là bao quanh đoạn đầu niệu đạo và ngay phía dưới quang. Chính vì có vị trí như vậy nên khi bị phì đại (kích thước của nó to lên) thì tuyến này sẽ gây chèn ép và kích thích lên hai cơ quan kề cận nó, gây ra các triệu chứng như:
- Tiểu nhiều lần vào ban ngày.
- Són tiểu.
- Đi tiểu xong cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang và vẫn muốn đi tiếp.
- Tiểu khó, dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu không thành dòng thậm chí chỉ là nhỏ từng giọt.
- Tiểu buốt.
- Tiểu rắt, đau nhức mỗi lần đi vệ sinh.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng gặp tất cả các triệu chứng trên. Nếu tuyến tiền liệt chèn ép và kích thích lên bàng quang, người bệnh sẽ bị tiểu nhiều lần, tiểu gấp và gần như không thể nhịn tiểu.
Có một số trường hợp tuyến tiền liệt chưa kích thích bàng quang mà nó chỉ gây tắc nghẽn đường niệu thì người bệnh vẫn có khả năng nhịn đi tiểu. Thói quen xấu đó sẽ khiến một số triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn và tăng nguy cơ gặp biến chứng. Cụ thể:
- Làm tình trạng són tiểu nghiêm trọng: Nhịn tiểu lâu ngày khiến khả năng co giãn của cơ thắt bàng quang kém đi, gây tình trạng rò rỉ nước tiểu và tiểu không kiểm soát. Điều đó làm tăng nguy cơ và trầm trọng thêm tình trạng són tiểu do phì đại tuyến tiền liệt.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu: Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do tình trạng bí tiểu, tiểu không hết. Kết hợp với thói quen nhịn đi tiểu thì nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở người bệnh sẽ tăng lên nhiều lần với triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Nhịn tiểu lâu khiến người bệnh tăng nguy cơ bị tiểu buốt, tiểu rắt
- Tăng nguy cơ biến chứng sỏi bàng quang: Thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang lâu hơn, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Đây cũng chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh phì đại tuyến tiền liệt do tiểu bí, tiểu không hết.
- Tăng nguy cơ biến chứng suy thận: Nhịn tiểu cùng tình trạng bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, chúng có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận.
Nhịn tiểu nhiều làm tăng nguy cơ gặp biến chứng suy thận
Đến đây, hy vọng bạn đã biết được nhịn tiểu lâu có hại như thế nào với người bị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài việc cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, người bệnh cũng cần nắm được một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bệnh nặng hơn.
Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày với người bị phì đại tuyến tiền liệt
Người bệnh cần nắm được một số lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và sinh hoạt tình dục như sau:
Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn uống như thế nào?
- Không nên uống các đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống có ga và cafein.
- Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, chia thành nhiều lần trong ngày, chú ý tránh uống vào chiều tối để không làm nặng thêm tình trạng tiểu đêm.
- Nên kiêng đồ dầu mỡ: đồ ăn chiên rán, thịt mỡ, đồ ăn nhanh,... khiến phì đại tiền liệt tuyến nặng hơn.
Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên sinh hoạt như thế nào?
- Không ngồi quá lâu, giảm cân nếu bị béo phì.
- Tránh căng thẳng, stress, …
- Luyện tập bài tập sàn chậu đều đặn hàng ngày.
- Giảm cân nếu thừa cân béo phì.
Bài tập cơ sàn chậu cho người bị phì đại tuyến tiền liệt
Người phì đại tuyến tiền liệt nên dùng sản phẩm gì để cải thiện bệnh hiệu quả?
Người bệnh nên dùng BoniMen với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần:
- Sau 2-3 tuần, BoniMen sẽ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu yếu, tiểu ngập ngừng…
- Sau 3 tháng, BoniMen sẽ giúp co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt.
Khi sử dụng lâu dài, BoniMen sẽ giúp phòng ngừa triệu chứng tái phát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Đến đây, hy vọng quý bạn đọc đã biết người bị phì đại tuyến tiền liệt nhịn tiểu lâu có sao không và phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- 7 siêu thực phẩm giúp bạn có một tuyến tiền liệt khỏe mạnh
- Các phương pháp siêu âm tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay