Cẩn trọng biến chứng cúm ở bệnh nhân tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 23/11/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Cúm là căn bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng từ 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh nhân tiểu đường bị cúm nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường bị cúm nguy hiểm như thế nào?

 

Bệnh cúm ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

   Theo các nghiên cứu, người bệnh tiểu đường nhiễm cúm sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Cụ thể, theo dữ liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), 30% số trường hợp người trưởng thành phải nhập viện do mắc cúm có bệnh nền là tiểu đường. Thêm nữa, nguy cơ tử vong do biến chứng cúm ở người bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với người khỏe mạnh.

   Như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Minh (70 tuổi, ngụ quận 10, TP HCM) bị đái tháo đường 6 năm nay. Lúc đầu, thấy có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, bà mua lá xông và uống thêm vitamin C nghĩ vài ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bệnh nhân bị khó thở, đau tức ngực khi ho hoặc thở gấp, thỉnh thoảng đau nhói từng cơn, người vã mồ hôi và mệt lả đi. Khi đi khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, đây là biến chứng cúm trên nền bệnh tiểu đường.

 

Tại sao bệnh cúm lại nguy hiểm hơn ở bệnh nhân tiểu đường?

   Bệnh cúm nguy hiểm hơn ở bệnh nhân tiểu đường do những đối tượng này có hệ miễn dịch suy yếu. Theo bác sĩ CKII Mã Thanh Phong, khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết: Khi vào cơ thể, virus cúm gây ra các triệu chứng bệnh. Sau 48 - 72 giờ, với những người có thể chất tốt, virus cúm nhanh chóng bị tiêu diệt và các triệu chứng sẽ nhẹ dần và hết bệnh. Tuy nhiên, người có sức đề kháng kém như người cao tuổi hay người có bệnh nền đái tháo đường, tim mạch,... virus cúm tấn công vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi hoặc các bộ phận khác như viêm cơ tim, viêm màng não,.... Đây chính là những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.

   Không những vậy, tình trạng nhiễm trùng thứ phát do cúm cũng khiến bệnh nền tiểu đường trở nên xấu hơn. Cụ thể, khi bị cúm, cơ thể sẽ tự sản xuất glucose để cung cấp năng lượng chống lại nhiễm trùng đồng thời kích thích giải phóng các hormon làm giảm hiệu quả của insulin khiến đường huyết của bệnh nhân tăng lên. Lúc này, bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải biến chứng như tăng nguy cơ nhiễm toan ceton, đe dọa tính mạng người bệnh.

   Ngoài ra, việc tự ý mua thuốc ở các tiệm thuốc tây, dùng thuốc không đúng cách, không theo chỉ định của bác sĩ cũng khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề, đường huyết tăng cao. Sự kết hợp giữa nhiễm trùng và đường tuyết tăng cao khiến người bệnh dễ rơi vào suy hô hấp, nguy kịch tính mạng, thậm chí tử vong.

 

Nhiễm trùng thứ phát do cúm khiến bệnh nền tiểu đường trở nên xấu hơn.

Nhiễm trùng thứ phát do cúm khiến bệnh nền tiểu đường trở nên xấu hơn.

 

Làm sao để ngăn ngừa bệnh cúm ở bệnh nhân tiểu đường?

   Để ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng của nó, tiêm vắc xin cúm hàng năm là cách tốt nhất. Theo CDC Hoa Kỳ, trong mùa cúm 2019 - 2020, vắc xin cúm đã ngăn ngừa 7,5 triệu ca bệnh cúm và 6.300 ca tử vong liên quan đến cúm. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2021 trên Clinical Infectious Diseases (một tạp chí chuyên ngành về bệnh nhiễm trùng của Hội Truyền nhiễm Hoa Kỳ) ở 1.670 bệnh nhân tiểu đường, việc tiêm vaccine cúm giúp giảm 46% số lần nhập viện do cúm, so với việc không tiêm vaccine cúm.

   Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, những người từ 65 tuổi trở lên, bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường, nên tiêm vaccine cúm.

   Bên cạnh việc tiêm vắc xin, để phòng ngừa nhiễm cúm, bệnh nhân tiểu đường  nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Virus cúm có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt, vì vậy hãy rửa các bề mặt bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng khác.
  • Giữ không gian sinh hoạt thoáng mát, sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang khi ra nơi đông người.
  • Theo dõi tình hình lây lan bệnh cúm trong cộng đồng của bạn và cân nhắc việc ở nhà nếu số ca mắc cao.
  • Tăng cường tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn máu.

   Đặc biệt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tốt và ổn định để giảm nguy cơ chuyển nặng và biến chứng khi bị cúm. Bạn nên tham khảo sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ, với thành phần từ các loại thảo dược giúp hạ đường huyết (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội) và các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng (crom, selen, magie, kẽm), BoniDiabet+ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, phòng ngừa biến chứng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

 

Sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.

Sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.

 

Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì khi bị cúm?

   Nếu có mình có các triệu chứng của cúm, bệnh nhân tiểu đường nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn và đưa ra các chỉ định phù hợp. Bệnh nhân cần chú ý không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị cúm mà chưa có chỉ định của bác sĩ vì một số loại thuốc điều trị cảm cúm không được khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường. Ví dụ: Ibuprofen có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.

   Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên:

  • Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước.
  • Đối với người dùng insulin, cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.
  • Lưu ý các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng, nếu dùng insulin và không ăn uống đều đặn.
  • Ăn uống đa dạng, cân bằng các loại thực phẩm theo lời dặn của bác sĩ để vừa đảm bảo năng lượng cho hoạt động hàng ngày, vừa kiểm soát đường huyết.
  • Trường hợp cần sử dụng siro, bệnh nhân hãy chọn loại không đường.

   Bệnh nhân tiểu đường bị cúm cần đi khám ngay lập tức nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
  • Đau ngực dữ dội.
  • Khó thở.
  • Sốt dai dẳng, ngày càng nặng hơn từ 38 độ C trở lên.
  • Ho nặng hơn sau năm đến bảy ngày.
  • Mức đường huyết không kiểm soát được.
  • Bị tiêu chảy nặng.
  • Cảm thấy buồn ngủ hoặc không thể suy nghĩ rõ ràng

   Trên đây là những thông tin về nguy cơ biến chứng cúm ở bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc biết thêm về các biện pháp phòng cúm và các biến chứng của nó ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Nguyên tắc ABCDE và S để kiểm soát bệnh võng mạc tiểu đường

Nguyên tắc ABCDE và S để kiểm soát bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lên các dây thần kinh, tim, mắt, thận,… Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường trên mắt là bệnh võng mạc tiểu đường, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi