Mục lục [Ẩn]
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lên các dây thần kinh, tim, mắt, thận,… Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường trên mắt là bệnh võng mạc tiểu đường, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Vậy làm sao để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này? Các chuyên gia đưa ra nguyên tắc ABCD và S để giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường.
Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường (biến chứng võng mạc tiểu đường) là một biến chứng của bệnh tiểu đường trên mắt, xảy ra do tổn thương các mạch máu của võng mạc.
Trong thời gian đầu, bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng hoặc chỉ có suy giảm nhẹ về thị lực. Nhưng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Người bị tiểu đường càng lâu năm càng có nguy cơ bị biến chứng võng mạc cao.
-
Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc tiểu đường:
Đường trong máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, cắt nguồn cung cấp máu cho võng mạc. Khi đó, mắt sẽ cố gắng phát triển các mạch máu mới. Nhưng những mạch máu mới này thường rất yếu ớt và dễ bị rách, rò rỉ. Những vết thương này giải phóng máu và các chất dịch do tổn thương vào thủy tinh thể, làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân.
Khi các chất lỏng tích tụ trong mắt, chúng sẽ chặn hoặc đè lên đĩa thị (dây thần kinh truyền hình ảnh thị giác đến não để xử lý), làm sưng điểm vàng (vùng cảm nhận hình ảnh nằm ở trung tâm của võng mạc), hoặc thậm chí làm bong võng mạc (các tế bào bị kéo ra khỏi thành mắt). Tất cả những điều này đều làm đe dọa đến thị lực của người bệnh. Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ bị phù hoàng điểm do tiểu đường, xảy ra khi chất lỏng từ các mạch máu bị tổn thương của mắt rò rỉ vào điểm vàng, gây sưng tấy.
Hình ảnh võng mạc của bệnh nhân bị võng mạc tiểu đường.
-
Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường:
Người bị bệnh võng mạc tiểu đường thường không có dấu hiệu bất thường trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nguy hiểm hơn mới thấy rõ các triệu chứng của nó bao gồm:
- Nhìn mờ.
- Nhìn thấy những vùng sáng hoặc tối.
- Khó nhìn vào ban đêm.
- Thấy màu sắc mờ hoặc nhòe.
- Tầm nhìn bị thu hẹp
Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt, người bệnh tiểu đường cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên tắc ABCDE và S để phòng tránh bệnh võng mạc tiểu đường
Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên kiểm soát bệnh tiểu đường theo nguyên tắc ABCDE và S để phòng tránh biến chứng nguy hiểm này trên mắt, cụ thể:
-
A là HbA1c:
HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa lượng glucose từ thức ăn được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, vì thiếu hụt insulin hoặc do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả nên glucose này dính vào hemoglobin – một loại protein của tế bào hồng cầu. Do hồng cầu có tuổi thọ 2 – 3 tháng nên xét nghiệm HbA1c (hemoglobin glycated) cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng.
Chỉ số HbA1c của người bình thường trong khoảng 4% đến 6%. Chỉ số HbA1c 6.5% là ranh giới xác định người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hay kém. Trong đó, chỉ số HbA1c > 6.5% phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết kém, khi HbA1c <6.5% chứng tỏ người bệnh đang kiểm soát đường huyết tốt.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra HbA1c ít nhất 3 tháng một lần để có những phương án kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là bệnh võng mạc tiểu đường.
-
B là huyết áp ( blood pressure)
Bệnh tiểu đường làm cứng các mạch máu lớn dẫn máu đi nuôi cơ thể hay còn được gọi là xơ vữa động mạch. Điều đó có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, và nếu không được điều trị, bạn có thể gặp rắc rối với các bệnh lý biến chứng do tiểu đường gây ra như bệnh tim, tổn thương mạch máu, suy thận.
Nguy cơ tăng huyết áp của bệnh nhân tiểu đường cao gấp đôi so với những người bình thường không bị mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát huyết áp hiệu quả là một mục tiêu quan trọng nếu bạn bị tiểu đường.
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Plos one (tạp chí do Tổ chức Y tế Công cộng Mỹ phát hành) đã quan sát 9.507 bệnh nhân tiểu đường trong vòng 7 năm từ năm 2004 đến năm 2011 cho thấy bệnh nhân tiểu đường kiểm soát huyết áp kém hoặc bị tăng tăng huyết áp có nguy cơ mắc biến chứng võng mạc tiểu đường cao hơn gấp 2,7 lần người bệnh tiểu đường không bị tăng huyết áp.
-
C là Cholesterol
Cholesterol là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cholesterol là thành phần quan trọng của lipid máu, có vai trò trong cấu tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất vitamin.
Khi lượng cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trung tính trong máu) tăng cao sẽ gây lắng đọng ở thành mạch, lâu ngày trở thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị xơ cứng và thu hẹp dần, điều này cũng gây ảnh hưởng đến mắt.
Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng glucose trong máu tăng cao, glucose dư thừa được dùng để tạo thành các acid béo giải phóng vào máu, sản sinh ra triglycerides trong các tế bào mỡ. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có đến 70-90% bệnh nhân tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin) có rối loạn mỡ máu, làm tăng nguy cơ biến chứng trên mắt.
-
D là chế độ ăn uống ( Diet)
Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường và bệnh võng mạc tiểu đường là ăn uống có kỷ luật, ăn nhiều rau củ quả, cá dầu, các loại hạt giàu axit béo omega-3 và nhiều chất xơ hòa tan .
Bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo Đĩa ăn cho người tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, trong đó bệnh nhân lấp đầy một nửa đĩa ăn với rau không tinh bột (ví dụ rau xanh, cà rốt, cà chua,…), ¼ đĩa với protein nạc ( tốt nhất là cá) và ¼ đĩa còn lại với ngũ cốc nguyên hạt.
Đĩa ăn cho người tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.
-
E là tập thể dục ( Exercise)
Tập thể dục rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cải thiện độ nhạy insulin, kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp, kiểm soát cholesterol LDL có hại, đồng thời củng cố cơ và xương.
Bệnh nhân tiểu đường chỉ cần đi bộ 30 phút 3 lần một tuần đã có thể mang lại tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết.
-
S là không hút thuốc ( Smoking)
Từ lâu người ta đã biết hút thuốc mang lại nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi người hút bị bệnh tiểu đường. Vì chất nicotin có trong thuốc lá sẽ làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn và thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng của tiểu đường, trong đó có biến chứng trên mắt.
Hơn nữa, thuốc lá và tiểu đường là 2 trong số những tác nhân dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường và những người xung quanh nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, nước súc miệng Boni-Smok với thành phần thảo dược sẽ giúp bạn bỏ thuốc lá an toàn, hiệu quả, sau 3-7 ngày là bạn đã bỏ thành công.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
BoniDiabet + có công thức toàn diện, gồm các thành phần sau:
- Các loại thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội: là những thảo dược quý, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu cho bệnh nhân tiểu đường.
- Các yếu tố vi lượng: đây là thành phần khiến công thức sản phẩm được tối ưu và hoàn thiện. Cụ thể là:
+ Kẽm: Các tế bào beta của tuyến tụy cần có kẽm để tổng hợp nên hormone insulin.
Đồng thời, kẽm cũng giúp chuyển hóa đường và tăng độ nhạy của insulin tại các tế bào.
+ Crom giúp insulin đưa được đường trong máu vào tế bào dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện tình trạng tăng cholesterol và triglyceride - vấn đề thường gặp ở 80% người bệnh tiểu đường.
+ Magie đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin tới 22% và giảm HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường.
+ Selen cũng giúp giảm đường huyết, và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, đặc biệt là trên tim mạch.
- Ngoài ra, BoniDiabet + còn chứa Alpha lipoic acid: là chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào, cải thiện chuyển hóa đường, bảo vệ chức năng thần kinh và não bộ của cơ thể.
Sản phẩm BoniDiabet + giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Với thành phần toàn diện như trên cùng với công nghệ bào chế tiên tiến bậc nhất thế giới Microfluidizer, khi bệnh nhân sử dụng đều đặn BoniDiabet + với liều từ 4 – 6 viên/ngày, đường huyết của bệnh nhân sẽ giảm rõ sau 1 - 2 tháng. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định ở mức an toàn hơn và HbA1c của bệnh nhân sẽ giảm.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, hiệu quả khá và tốt cho bệnh nhân sử dụng lên tới 96,7%.
Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh võng mạc tiểu đường và các nguyên tắc ABCDE và S để phòng tránh biến chứng trên mắt này của bệnh tiểu đường. Sản phẩm BoniDiabet + giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, phòng tránh các biến chứng trên mắt, thần kinh, tim,... Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm BoniDiabet +, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí.
XEM THÊM: