Dân văn phòng rất dễ mắc trĩ

Cập nhập: Thứ năm, 17/11/2016

Do đặc thù công việc, dân văn phòng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ tấn công nhất.

 

Ngồi lâu kéo dài chắc chắn sẽ mắc bệnh

Đây là bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải.Theo một số liệu được đưa ra vào năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam lên tới 35-50%.Tuy nhiên, dân văn phòng với đặc thù công việc chính là nhóm đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất.

Dân văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động nên làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Áp lực công việc, căng thẳng mệt mỏi -  làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Nếu phát hiện sớm, trĩ còn ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà.Thế nhưng, đa phần người bệnh thường ngại ngùng, giấu bệnh nên bệnh trở nặng. Khi đó búi trĩ quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…

 

Xem thêm: Cẩn thận! Hè đến, trĩ cũng ghé thăm!

 

Các cấp độ trĩ

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường có các triệu chứng như: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại.Nếu không sớm điều trị, người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.

Chữa trĩ cần kiên trì

Để phòng tránh bệnh, mỗi người, đặc biệt là những người phải làm việc văn phòng cần: Tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, chịu khó đi lại, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì nên đứng lên 5 đến 10 phút sau khoảng một tiếng ngồi làm việc.

Tập thói quen uống nước nhiều vì nước việc tiêu hóa tốt hơn (nên uống 1,5 lít nước/ngày). Ăn nhiều rau xanh, trái cây cũng giúp cho phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ đó mà chúng ta sẽ gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Tránh dùng các thức ăn cay, nóng vì khó tiêu hóa và gây táo bón. Chú trọng dùng  đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây,… Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Nếu không may mắc bệnh, liệu pháp đầu tiên mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân là chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ. Khi đại tiện tránh không được rặn mạnh, trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật. Sử dụng thuốc bôi trơn, các chất làm mềm và dịu da, có thể kết hợp trong đó một loại thuốc tê để giảm đau cũng là một phương pháp được khuyên dùng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như rutin, hạt dẻ ngựa, diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh, vỏ thông, cao bạch quả, hạt nho,... giúp tăng sức bền thành tĩnh mạch, co búi trĩ hiệu quả và an toàn

 

Xem thêm: Chấm dứt “án tù chung thân” với bệnh trĩ nhờ BoniVein

Bài viết cùng chủ đề

Đắc Lắc: Tôi không còn lo bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Cô Phạm Thị Thu, 57 tuổi, ở 15 nayder-p.Tân Lập, tp Buôn Ma Thuật, Đắc Lắc

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch bị vỡ tĩnh mạch: Làm sao để phòng ngừa?

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, thành mạch của người bệnh rất yếu, dễ bị nứt, vỡ gây xuất huyết. Trường hợp nhẹ, chỉ vỡ tĩnh mạch nhỏ dưới da, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng bầm tím ​​​​​​...

BoniVein - Bí quyết đẩy lui suy giãn tĩnh mạch của cụ ông 84 tuổi

Ông Đỗ Quốc Biên – (hiện đang ở tại số 64 đường Nguyễn Thái Học, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa)

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới: khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là trường hợp phổ biến nhất của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?

Tự mua vớ ép y khoa để sử dụng: Sai lầm thường gặp ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Khi gặp các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân… người bệnh thường tự ý mua vớ ép y khoa để sử dụng. Và đây chính là sai lầm thường gặp ở người bị suy giãn tĩnh mạch, vừa không cải thiện triệu chứng mà thậm chí còn khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi