Mục lục [Ẩn]
Trĩ không chỉ là căn bệnh gây khó chịu, bất tiện mà còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Nếu không hiểu rõ và khắc phục đúng cách, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, làm chất lượng cuộc sống sụt giảm nghiêm trọng. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất đàn hồi dần dần tạo thành búi trĩ. Tĩnh mạch bị suy giãn sẽ dễ bị nứt vỡ, dẫn đến tình trạng xung huyết, chảy máu, đau rát, chảy dịch hậu môn gây hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm.
Vì là bệnh lý mãn tính nên hiện nay, bệnh trĩ chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Khi gặp bệnh này, người bệnh thường có ý che giấu, ngại đi thăm khám bởi trĩ nằm ở vùng nhạy cảm. Họ thường tìm tòi và tự chữa bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, vì không hiểu rõ về bản chất, những việc cần làm, những phương pháp điều trị phù hợp… nên không ít trường hợp gặp phải những hậu quả nặng nề.
Bệnh trĩ được phân loại như thế nào?
Dựa vào vị trí của búi trĩ ở dưới hay trên đường lược mà bệnh trĩ được phân làm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội (búi trĩ nằm trên đường lược) được phân làm 4 cấp độ dựa vào độ sa của búi trĩ:
- Độ 1: Tình trạng nhẹ nhất, búi trĩ không sa ra ngoài mà chỉ quan sát thấy khi nội soi trực tràng.
- Độ 2: Khi đi vệ sinh, búi trĩ sẽ sa ra ngoài, sau đó tự co lại được.
- Độ 3: Búi trĩ sa ra và không tự co lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy lên.
- Độ 4: Mức độ nặng nhất, búi trĩ lúc nào cũng ở ngoài không đẩy lên được.
Bệnh trĩ được phân loại như thế nào?
Đa phần khi mới mắc bệnh, nhiều người thường không để ý đến những dấu hiệu cảnh báo và không có biện pháp khắc phục. Điều đó khiến bệnh tiến triển nặng, triệu chứng rầm rộ và khó điều trị hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh trĩ?
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ là gì?
Bạn có thể nhận biết bệnh trĩ từ những dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu: Đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất. Ban đầu, bạn có thể chỉ thấy một ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi người bệnh ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy chảy ra từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Đau hoặc khó chịu, mức độ dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt búi trĩ.
- Sưng vùng quanh hậu môn.
- Sa búi trĩ: Với trĩ ngoại, búi trĩ gần như lúc nào cũng ở ngoài hậu môn. Với trĩ nội, búi trĩ có thể thò ra thụt vào rất khó chịu.
Khi xuất hiện một số dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Để đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả, bạn nên khắc phục từ nguyên nhân gây ra bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ là gì?
Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Bản chất của bệnh trĩ là tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức. Do vậy, bất kỳ yếu tố nào tác động gây áp lực đến tĩnh mạch ở đó đều là nguyên nhân bệnh trĩ. Cụ thể, các yếu tố đó bao gồm:
- Tuổi cao: Khi về già, độ đàn hồi của hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu và dễ giãn rộng, trong đó có tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Đó là lý do khiến tỷ lệ mắc trĩ ở người già cao hơn so với người trẻ tuổi.
- Những yếu tố làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng: Ngồi quá nhiều, mang vác vật nặng, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón (phải rặn khi đại tiện), thường xuyên nhịn đại tiện, béo phì, sinh đẻ…
- Chế độ ăn nhiều chất có hại cho tĩnh mạch như: Đồ ăn cay, nóng, rượu, cà phê, thuốc lá…
Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ được điều trị như thế nào?
Nếu bạn không khắc phục sớm, trĩ không chỉ gây ra các triệu chứng đau rát, khó chịu mà còn khiến bạn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ… Vậy bệnh trĩ được điều trị như thế nào?
Theo y học hiện đại, những cách điều trị bệnh trĩ bao gồm:
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ
Các thuốc chữa bệnh trĩ được dùng ở dạng viên uống có tác dụng toàn thân hoặc viên đặt, thuốc bôi có tác dụng tại chỗ hoặc kết hợp cả hai. Trong đó:
- Các thuốc đường uống gồm có thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc điều hòa nhu động ruột…
- Các thuốc dùng tại chỗ có tác dụng làm dịu, giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm.
Để thu được hiệu quả, cần phối hợp các loại thuốc tây với nhau một cách phù hợp. Với một bệnh mãn tính như trĩ, người bệnh cần dùng thuốc liên tục, đều đặn trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều thuốc với nhau và phải sử dụng trong nhiều ngày làm nguy cơ gặp tác dụng phụ tăng lên nhiều lần, trong đó điển hình là tình trạng rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày không hồi phục, giảm chức năng gan thận…
Dùng phương pháp phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật búi trĩ bao gồm:
- Cắt khoanh niêm mạc
- Cắt từng búi trĩ
- Khâu cột động mạch trĩ
- Phương pháp Longo
- Phương pháp HCPT
Phương pháp Longo
Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ nhanh búi trĩ nhưng lại gây rất nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, hẹp hậu môn, són phân… Đặc biệt, khi phẫu thuật trĩ xong, bệnh rất dễ tái phát trở lại. Nguyên nhân là do phương pháp này chỉ cắt được phần bên ngoài, còn nguyên nhân gốc gây bệnh là tĩnh mạch bị suy giãn thì không được giải quyết.
Như vậy, các phương pháp trên đều có nhược điểm, không phải là phương pháp tối ưu dành cho người bệnh trĩ. Xu hướng mới hiện nay được các chuyên gia hàng khuyên dùng đó là sử dụng thảo dược thiên nhiên, vừa mang đến hiệu quả tốt vừa cực kỳ an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Kiểm soát bệnh trĩ nhờ thảo dược thiên nhiên!
Khoa học hiện đại đã tìm ra các hoạt chất trong nhiều loại thảo dược tự nhiên có hiệu quả tốt trên tĩnh mạch bị suy giãn. Trong đó, tiêu biểu nhất là:
Diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh
Diosmin và hesperidin trong vỏ cam có tác dụng tốt cho người bệnh trĩ
Diosmin và hesperidin là 2 trong số hơn 4000 flavonoid thực vật, có tác dụng:
- Giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.
- Giúp giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxane B2 cũng như các gốc tự do, từ đó giúp làm giảm tình trạng sưng viêm.
- Giúp bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm mao mạch, tăng cường sức bền của mao mạch.
Rutin trong hoa hòe
Rutin là hợp chất tự nhiên kinh điển dành cho người bệnh trĩ với tác dụng giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn, vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch. Ngoài ra, rutin còn có hiệu quả rất tốt trong việc cầm máu và tiêu búi trĩ.
Aescin trong hạt dẻ ngựa
Aescin trong hạt dẻ ngựa giúp cải thiện bệnh trĩ
Aescin có hiệu quả rất tốt trong việc:
- Giúp làm giảm sưng và viêm.
- Giúp bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị căng phồng do tĩnh mạch bị giãn hoặc dồn khối.
Một nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại Đức trên 80 người bị bệnh trĩ. Những người tham gia thử nghiệm đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đều được giảm đáng kể.
Khi kết hợp các thảo dược trên với nhau, độ bền của tĩnh mạch sẽ được tăng cường tối đa, tĩnh mạch được tăng độ đàn hồi và co dần lại. Từ đó, bệnh trĩ được cải thiện hiệu quả. Hiện nay, các thảo dược trên đã được kết hợp một cách hoàn hảo trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ!
BoniVein + - Món quà từ thiên nhiên giúp đẩy lùi bệnh trĩ
BoniVein + được nhập khẩu từ Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của diosmin, hesperidin, aescin, rutin và nhiều chiết xuất thảo dược khác như:
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Giúp chống oxy hóa mạnh mẽ (với hàm lượng cao các chất anthocyanidin và proanthocyanidin), từ đó giúp bảo vệ thành tĩnh mạch tối đa trước các gốc tự do, giúp tĩnh mạch bền hơn.
- Butcher’s broom (cây chổi đậu) và lá bạch quả: Butcher’s broom chứa các flavonoid giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng độ bền thành mạch. Lá bạch quả rất hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu, giúp ngăn chặn tình trạng ứ máu tại vùng tĩnh mạch bị suy giãn. Từ đó 2 loại thảo dược này giúp ngăn chặn tối đa tình trạng ứ máu, huyết khối búi trĩ.
BoniVein + có cơ chế toàn diện giúp đẩy lùi hiệu quả bệnh trĩ
Với tất cả các thành phần trên, BoniVein + là giải pháp tối ưu nhất, vừa an toàn, vừa có hiệu quả toàn diện cho người bệnh trĩ.
Không chỉ có công thức toàn diện, BoniVein + còn được sản xuất bởi công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay: Công nghệ siêu nano Microfluidizer (được áp dụng tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP của tập đoàn Viva Nutraceuticals). Công nghệ này giúp các thành phần của BoniVein có kích thước siêu nano (<70nm). Nhờ đó, chúng được hấp thu tối đa (sinh khả dụng có thể lên đến 100%).
BoniVein được các chuyên gia đầu ngành tin tưởng và khuyên dùng
GS.TS Bác sĩ CK II Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền – Bộ Y tế – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết: “Đối với bệnh trĩ, việc quan trọng nhất đó là làm co các tĩnh mạch bị suy giãn. Để làm được điều đó, dùng các sản phẩm có hiệu quả trong việc tăng cường độ bền, độ đàn hồi của tĩnh mạch, đồng thời chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch và tăng cường lưu thông máu sẽ cho hiệu quả tốt”.
“Tôi luôn ưu tiên lựa chọn sản phẩm BoniVein + cho bệnh nhân của mình bởi sản phẩm này có công thức rất toàn diện, giúp giảm triệu chứng đau rát chảy máu sau 2-3 tuần, còn búi trĩ sẽ co nhỏ sau khoảng 3 tháng sử dụng. Thực tế, tất cả bệnh nhân của tôi khi dùng BoniVein + đều thu được hiệu quả rất tốt.”
BoniVein có tốt không?
Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn người đẩy lui bệnh trĩ một cách dễ dàng. Những lời chia sẻ của họ ở phần dưới đây chính là minh chứng khách quan nhất cho câu hỏi “BoniVein + có tốt không?”
Chú Hán Ngọc Trung, 68 tuổi ở Xóm Khuân, xã Sơn Hùng, Thanh Sơn, Phú Thọ
Chú Hán Ngọc Trung đã đẩy lùi được bệnh trĩ nhờ BoniVein +
“Ngày trước do chú thường xuyên uống rượu bia, nhậu nhẹt nên bị trĩ từ lúc nào không hay. Chú thường gặp khó khăn trong việc đi cầu, đau rát, ngứa hậu môn, và chảy vài giọt máu. Do không biết “bệnh trĩ là gì?” nên chú cứ nghĩ mình chỉ bị táo bón bình thường thôi. Mãi tới đợt chú lên cơn hen phế quản phải nhập viện, chú khám tổng quát, bác sĩ bảo và giải thích thì chú mới biết. Dần dần, các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, đi vệ sinh máu chảy thành tia liên tục hành hạ chú, búi trĩ thì ngày càng to và sa ra ngoài, vướng víu khó chịu lắm.”
“Nhờ có BoniVein + mà chú đẩy lùi những phiền toái của bệnh trĩ một cách thật nhẹ nhàng. Sau 2 tuần sử dụng, triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu của chú đã thuyên giảm rõ rệt. Chú kiên trì dùng thêm, sau 3 tháng thì chú không còn bị ngứa rát hay chảy máu khi đi vệ sinh nữa, búi trĩ cũng đã co lên được hơn 90% rồi. BoniVein + tuyệt vời thật đó!”
Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi ở số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0916.930.880
Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi
Chú Thịnh chia sẻ: “Chú bị bệnh trĩ được 3 năm nay rồi. Ban đầu chú không biết “bệnh trĩ là gì?”, khi thấy núm thịt to bằng hạt đỗ thập thò ở hậu môn, gây ngứa ngáy, khó chịu chú mới tìm hiểu và mua thuốc tây y về uống. Thế nhưng khi dùng thuốc thì chú thấy chỉ cải thiện thời gian đầu, sau đó các triệu chứng lại rầm rộ hơn. Chú đi đại tiện chảy nhiều máu, đau rát, búi trĩ lòi ra không tự thụt vào ngay như trước.”
“May thay chú biết đến và dùng sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Chỉ sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, chảy máu đã giảm rõ, chú không còn thấy khó chịu nữa. Sau khoảng 3 tháng, búi trĩ đã co dần lại, không thấy sa ra ngoài nữa. Chú mừng lắm!”
Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được “bệnh trĩ là gì?”, đồng thời đưa ra những thông tin đầy đủ về căn bệnh này. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các búi trĩ là sự suy yếu và giãn rộng của các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Để bệnh được kiểm soát tốt, việc quan trọng nhất đó là tác động trực tiếp vào nguyên nhân này. Và BoniVein + chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào? 7 Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ
- Uống BoniVein sau bao lâu có tác dụng?