Đau lòng trước lời cầu khẩn của cô con gái khi mẹ nguy kịch, công ty Botania tương trợ

Cập nhập: Thứ năm, 23/12/2021

 

   Ở độ quá ngũ tuần – độ tuổi mà người phụ nữ bắt đầu bước sang dốc bên kia của cuộc đời khi toàn bộ sức khỏe đều theo cái mà người ta gọi là “mãn kinh” mà suy giảm. Thế nhưng vì người chồng ốm yếu, vì cô con gái đang học đại học mà chị Lê Thị Tuyết (54 tuổi, trú ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) vẫn phải theo công việc mà chỉ dành cho người đàn ông – những người khỏe mạnh, sung sức - đó là nghề phụ hồ để mong có tiền trang trải cuộc sống, cho chồng chữa bệnh, cho con ăn học. Và rồi vì quá mệt mỏi mà bi kịch đã xảy ra.

 

Mẹ con chị Tuyết trong bệnh viện Việt Đức

Mẹ con chị Tuyết trong bệnh viện Việt Đức

 

   Kể về câu chuyện của mẹ mình, em Phạm Thanh Hằng - hiện đang là sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền – không ngăn nổi dòng nước mắt cứ thế trào ra trên gương mặt hốc hác và thâm quầng: “Để có tiền lo cho em ăn học và bố em thường xuyên đau yếu mà mẹ em phải đi làm phụ hồ cho nhóm thợ xây trong làng. Bố em bị bệnh thoái hóa, gần đây lại hay tức ngực khó thở. Mẹ em bảo cố gắng đi làm lấy vài công nữa, rồi xin ứng tiền để đưa bố em đi bệnh viện khám. Vì thế nên hôm nào mẹ em cũng đi làm, tối muộn mới về trong tình trạng kiệt sức. Có lẽ vì mệt mỏi quá nên mẹ em mới bị ngã từ giàn giáo cao xuống đấy. Giờ em chẳng biết làm thế nào nữa, mẹ thì nằm bất động thế này đã hơn một tuần nay rồi, bố thì đau yếu…”nói tới đây, em lại ôm mặt bật khóc nức nở.

   Trên giường bệnh của khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chị Tuyết vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, trên người đủ các loại dây rợ gắn vào chị để chị có thể cầm cự mạng sống của mình. Tiếng nấc của cô con gái nhỏ cùng với âm thanh tịch tịch, sè sè… của những loại máy móc thiết bị trong phòng càng làm cho người ta hiểu hơn ranh giới mong manh của sự sống và cái chết là như thế nào.

   Bác sĩ Đỗ Xuân Trường - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức không khỏi ái ngại khi nhắc đến trường hợp của chị: "Bệnh nhân Tuyết nhập viện với tình trạng đa chấn thương rất nặng gồm chấn thương sọ não, vỡ đốt sống cổ, chấn thương ngực, tràn dịch màng phổi, vỡ xương chậu, phải thở máy và điều trị hồi sức tích cực. Hiện chị đang ở trong tình trạng hôn mê sâu nhưng không phải là không có tín hiệu mừng, bởi bệnh tình tuy nặng nhưng chị lại không bị liệt. Chỉ cần vượt qua giai đoạn này, chị Tuyết hoàn toàn có thể trở về với gia đình, trở về với cuộc sống trước kia. Tuy nhiên để làm được điều này thì chi phí điều trị mỗi ngày của chị cần tới 2-3 triệu đồng, thêm vào đó bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật với chi phí có thể lên tới trăm triệu”.

 

Bác sĩ đang thăm khám cho chị Tuyết

Bác sĩ đang thăm khám cho chị Tuyết

 

   Nước mắt vẫn không ngừng rơi trên mặt của Hằng, bởi còn gì đau lòng hơn việc là em biết mẹ em có thể được sống, được trở về với em, trở về với gia đình nhưng thứ duy nhất ngăn cản lại là vấn đề chi phí, nó như một màn chắn vô hình có thể kéo mẹ dần xa em, xa gia đình và bước gần tới bàn tay của tử thần.

   Là người luôn đồng hành giúp đỡ Thanh Hằng, từ lúc chị Tuyết nhập viện cấp cứu, chị Nguyễn Thị Trang - Cán bộ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: “Ngày nào con bé cũng đứng nép mình bên cửa phòng bệnh, ánh mắt buồn rười rượi lúc nào cũng hướng về phía giường bệnh mong mẹ tỉnh lại. Từ hồi vào đây tới giờ con bé tiều tụy hẳn, Hà Nội lạnh như thế này mà em cũng chỉ có manh áo mỏng, co ro, nhìn mà mình xót xa, ai trong viện cũng thương. Đến bữa cũng chỉ dám nhờ người mua cho 5 nghìn xôi ăn cho đỡ đói, còn dành tiền cứu mẹ”.

 

Đại diện công ty Botania trao quà cho bé Hằng

Đại diện công ty Botania trao quà cho bé Hằng

 

   Xót thương trước gia cảnh khốn khó và đồng cảm với nỗi lòng của cô bé Hằng, nên khi đọc được hoàn cảnh của bé trên báo điện tử Dân trí, cán bộ phòng công tác xã hội của công ty Botania lập tức có mặt tại bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên vì dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp nên chúng tôi không thể lên tận giường bệnh để hỏi thăm động viên chị Tuyết được mà chỉ có thể gặp gỡ em Hằng qua hàng rào chắn của cánh cổng bệnh viện. Trao cho em món quà của tập thể nhân viên công ty Botania, chúng tôi mong rằng có thể phần nào giúp em vững tinh thần vượt qua được những chông gai trước mắt và tiếp tục hướng tới tương lai tươi sáng hơn ở phía trước.

 

Bài viết cùng chủ đề

Nằm mãi không ngủ được phải làm sao? Giải pháp nào là tối ưu?

Một giấc ngủ sâu ngon và trọn giấc cả đêm thật sự quý giá, đặc biệt là với những người trằn trọc khó ngủ, nằm mãi không ngủ được. Bởi tình trạng này có thể kéo dài từ đêm này qua đêm khác sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, không còn chút sức lực.

Công ty Botania tận tâm trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Công ty Botania tận tâm trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

BoniDetox- Giải pháp vàng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi đến từ Mỹ

BoniDetox- Giải pháp vàng tối ưu giúp phòng ngừa ung thư phổi đến từ Mỹ

Ai có nguy cơ cao bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

Những yếu tố nào, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phì đại tuyến tiền liệt và có cách nào để giảm thiểu những nguy cơ này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi