Đau thần kinh tọa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ bảy, 11/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Các dây thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa các vùng khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn gặp bệnh lý nào đó như đau thần kinh tọa, khu vực mà nó chi phối đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây bại liệt.

   Vậy cụ thể, đau thần kinh tọa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

 

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

   Để biết đau thần kinh tọa là bệnh gì, trước hết, bạn nên tìm hiểu thế nào là dây thần kinh tọa!

   Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông to là dây thần kinh có kích thước dài nhất, chi phối từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Chúng có hai loại trái và phải tương ứng điều khiển các chi dưới. 

   Chức năng của dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Chi phối cảm giác
  • Chi phối vận động
  • Hỗ trợ nuôi dưỡng các vùng mà nó đi qua

   Đau thần kinh tọa là bệnh lý mà dây thần kinh tọa bị chèn ép, tổn thương gây cảm giác đau dọc theo đường đi của nó. Người bệnh thường bị đau một bên,  phổ biến ở lứa tuổi lao động 30-50 tuổi. Tùy vị trí tổn thương mà mức độ lan cơn đau cũng khác nhau.

 

Các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

   Triệu chứng đặc trưng của đau thần kinh tọa là cơn đau từ cột sống thắt lưng lan ra đến mông, mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận các ngón chân. Mức độ cơn đau thường không giống nhau, có thể đau nhẹ đến đau nhói nhưng cũng có trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, như một cú giật điện.

 

Mức độ đau thần kinh tọa có thể dữ dội như một cú giật điện

Mức độ đau thần kinh tọa có thể dữ dội như một cú giật điện

 

   Ngoài ra, người bệnh còn bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân.

   Đau thần kinh tọa mức độ nhẹ thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan nếu cơn đau tăng lên và kéo dài hơn một tuần, bởi lẽ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

 

Các biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa

   Bệnh đau thần kinh tọa thường khiến người bệnh vận động khó khăn, giảm khả năng lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nếu để bệnh tiến triển kéo dài, họ còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Cứng cột sống kèm theo chứng co thắt cơ, mất khả năng hoạt động các chi dưới.
  • Teo cơ do giảm khả năng vận động.
  • Bại liệt một phần hoặc nghiêm trọng hơn là liệt toàn thân.
  • Suy giảm chức năng bàng quang khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ, gây tâm lý mặc cảm, tự ti.

   Có thể thấy, bệnh đau thần kinh tọa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, bệnh lại thường gặp ở người đang trong độ tuổi lao động chính, tăng thêm gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là gì?

 

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

   Bệnh đau thần kinh tọa chủ yếu do nguyên nhân đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa.

   Ngoài ra, bệnh còn do chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u) gây ra.

   Một số trường hợp hiếm gặp hơn là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, mang thai.

   Bạn sẽ có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa khi có thêm các yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, các cơ và xương khớp càng bị lão hoá, dễ xuất hiện các vấn đề về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống chèn ép vào dây thần kinh tọa.

 

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa

 

  • Thói quen sinh hoạt không đúng cách: Đi giày cao gót thường xuyên hoặc đứng, ngồi liên tục trong thời gian dài.
  • Đặc thù công việc: Những việc nặng nhọc như khuân vác đồ sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Béo phì: Tình trạng này tạo áp lực liên tục cho cột sống, dễ gây vấn đề về cột sống dẫn đến đau thần kinh tọa.
  • Bệnh tiểu đường: Việc kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh, trong đó có dây thần kinh tọa.

   Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như trên, đồng thời xuất hiện triệu chứng đau ở bất kỳ khu vực nào từ thắt lưng đến chân, tê hoặc yếu cơ chân thì nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

 

Cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa

   Tùy theo nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp. Mục tiêu điều trị thường là giảm đau và phục hồi vận động nhanh.

   Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc tây y như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAID. Nếu đau nhiều, người bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng morphin.
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Vitamin nhóm B

 

thuốc khi điều trị đau thần kinh tọa

Bác sĩ thường phối hợp nhiều thuốc khi điều trị đau thần kinh tọa

 

   Nếu đau thần kinh tọa gây biến chứng liên quan đến vận động hoặc cảm giác, người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa, cụ thể:

  • Phẫu thuật:
  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
  • Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: Cố định bằng phương pháp làm cứng cột sống, nẹp vít cột sống.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập điều chỉnh tư thế, kéo giãn cột sống, tăng cường cơ bắp hỗ trợ cột sống.

 

Cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Dành thời gian khoảng 15-20 phút để phơi nắng buổi sáng mỗi ngày từ 6 giờ đến 9 giờ. Cách này giúp cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D hơn, tốt cho hệ xương khớp.
  • Duy trì tư thế ngồi thích hợp: Chọn chỗ ngồi hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Bạn nên cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
  • Hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Bạn nên sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối, tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để không còn nỗi lo biến chứng tiểu đường.

   Những thông tin chi tiết về bệnh đau thần kinh tọa đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Đau thần kinh tọa
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà