Giải đáp: Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Cập nhập: Thứ hai, 05/07/2021

Mục lục [Ẩn]

 

   Một giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho ngày mới. Thế nhưng, rất nhiều người bệnh tiểu đường than phiền rằng họ thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ. Vậy bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không? Hai căn bệnh này có mối quan hệ như thế nào? Và phải làm sao cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

 

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu. Còn mất ngủ là căn bệnh có biểu hiện rất đa dạng như trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thời lượng giấc ngủ ngắn, mệt mỏi và không có cảm giác được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau giấc ngủ đêm,...

   Với câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?” thì câu trả lời là “CÓ”. Nguyên nhân là do:

- Ảnh hưởng của tình trạng đường huyết tăng cao hoặc không ổn định:

+ Đường huyết tăng cao khiến người bệnh thường xuyên khát nước và đi tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, dần dần dẫn đến tình trạng mất ngủ.

+ Ngược lại khi người bệnh ăn uống kiêng khem không khoa học, đặc biệt là đang sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường sẽ dễ gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột vào ban đêm với biểu hiện đói, chóng mặt, vã mồ hôi, run rẩy,... Điều này cũng sẽ làm suy giảm thời lượng và chất lượng giấc ngủ của bạn.

 

Tiểu đường khiến người bệnh tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ

Tiểu đường khiến người bệnh tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ

 

- Một số biến chứng tiểu đường gây ra các triệu chứng khó chịu vào ban đêm:

   Biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường với các biểu hiện khó chịu dưới đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm:

+ Tê bì, cảm giác như có kiến bò, châm chích ở tay chân.

+ Nhịp tim nhanh, gây ra cảm giác hồi hộp, bồn chồn.

+ Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn chậm tiêu.

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường typ 2:

   Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường typ 2, đặc biệt là những người có thể trạng béo phì. Hiện tượng này khiến nhịp thở của người bệnh bị gián đoạn liên tục, khiến họ bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, lâu dần dẫn đến tình trạng mất ngủ.

- Tâm lý căng thẳng thường xuyên:

   Tiểu đường khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không muốn làm gì, tâm trạng căng thẳng, lo âu.

   Bên cạnh đó, việc lo sợ quá nhiều về các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái stress kéo dài. Lúc này, cơ thể tăng cường giải phóng nhiều nội tiết tố (cortisol, adrenalin,...) để đáp ứng với căng thẳng. Nhưng chúng lại chính là yếu tố gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

 

Lo lắng về bệnh tật khiến người bệnh tiểu đường dễ bị mất ngủ

Lo lắng về bệnh tật khiến người bệnh tiểu đường dễ bị mất ngủ

 

   Bệnh tiểu đường và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tiểu đường khiến bạn khó ngủ, mất ngủ và ngược lại, mất ngủ khiến bệnh tiểu đường tiến triển trầm trọng  hơn.

 

Mất ngủ tác động ngược trở lại khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn

   Khi bị tiểu đường kèm theo mất ngủ, sức khỏe của người bệnh sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cụ thể là:

- Việc mất ngủ thường xuyên khiến người bệnh tiểu đường mệt mỏi, uể oải, suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất công việc của người bệnh mà còn khiến việc ghi nhớ sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ gặp nhiều khó khăn.

- Vừa bị tiểu đường vừa bị mất ngủ sẽ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và trở nên lười vận động cũng như tập thể dục, thể thao. Trong khi đó, vận động cùng chế độ ăn uống và dùng thuốc được coi là kiềng 3 chân, rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

- Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh tiểu đường tăng cảm giác thèm ăn, có xu hướng ăn nhiều hơn để bù đắp năng lượng cho cơ thể. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng cao và khó kiểm soát.

- Người bệnh tiểu đường bị mất ngủ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch cao hơn gấp nhiều lần những người khác.

 

 Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường

 

   Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần sớm tìm ra biện pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, sớm tìm lại giấc ngủ ngon.

 

Biện pháp nào giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường?

   Để khắc phục bệnh mất ngủ, tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh tiểu đường nên kết hợp đồng thời các biện pháp dưới đây:

Thiết lập và thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ.

- Không để bụng đói hoặc ăn quá no vào bữa tối, không ăn khuya.

- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích khác vào buổi tối.

- Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày.

Giải tỏa stress, thư giãn tinh thần

- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Tìm niềm vui trong cuộc sống: Trồng một chậu hoa nhỏ, chăm sóc thú cưng, đọc những cuốn sách yêu thích,...

- Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ,...

 

Người bệnh tiểu đường nên dành thời gian thư giãn tinh thần để ngủ ngon hơn

Người bệnh tiểu đường nên dành thời gian thư giãn tinh thần để ngủ ngon hơn

 

Kiểm soát đường huyết thật tốt, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường

   Chia sẻ về biện pháp giúp kiểm soát đường huyết thật tốt, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường, TS.BS Nguyễn Thị Sơn, giảng viên Trường Đại học Y dược TPHCM cho biết:

   “Để bệnh tiểu đường được cải thiện một cách an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống kiêng khem và tập luyện thể dục, thể thao đều đặn thì người bệnh nên bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể.”

   “Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh được tác dụng của một số nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường. Hiện nay, các nguyên tố này đã được tối ưu hóa tác dụng trong sản phẩm BoniDiabet của Mỹ.”

 

 

Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn về biện pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

 

BoniDiabet + - Bổ sung nguyên tố vi lượng, giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

   Sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, mang đến hiệu quả đột phá cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom.

   Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.

   Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic:

   Acid alpha lipoic giúp tăng khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng; bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic.

   Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

   Đặc biệt, sản phẩm BoniDiabet còn được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế hiện đại - công nghệ siêu nano Microfluidizer. Công nghệ này giúp sản phẩm có độ an toàn cao, đạt sinh khả dụng có thể lên tới 100%.

   Chất lượng và độ an toàn của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet + thì 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

 

BoniDiabet +  - Bạn đồng hành của hàng vạn người bệnh tiểu đường

   Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã trở thành người bạn đồng hành của hàng vạn người bệnh tiểu đường trên khắp cả nước, giúp họ sống vui, sống khỏe với căn bệnh này. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm:

   Chú Phạm Bá Phong (60 tuổi), ở ấp Phú Hưng, xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, điện thoại 0976771401.

 

Chú Phạm Bá Phong (60 tuổi)

 

   “Thời điểm đó, chú khát nước nhiều và ban đêm thì dậy đi tiểu liên tục thành ra mất ngủ luôn. Chú ăn khỏe hơn nhưng rất nhanh đói, mà cứ đói là chân tay chú bủn rủn, mồ hôi vã ra, người mệt như sắp xỉu tới nơi. Trong thời gian ngắn chú bị sụt mất 7 ký, hai con mắt thì tự nhiên mờ hẳn nên chú lo lắng lắm. Chú đi khám thì bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường, đường huyết lên tới 20,6 mmol/l. Chú dùng thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem và tập luyện hàng ngày đúng theo lời khuyên của bác sĩ nhưng đường huyết lúc nào cũng cao, khoảng mười mấy lận.”

   “Thật may mắn vì chú được biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Sau 2 tháng sử dụng thì đường huyết của chú đã xuống mức 7. Tin tưởng nên chú dùng đủ 3 tháng là đường huyết đã hạ xuống 6.5 và giờ đây chỉ còn 6.1 thôi. Sức khỏe của chú đã trở lại được như xưa, chú không bị khát thường xuyên, tiểu đêm hay đói bủn rủn tay chân nữa nên chú ngủ ngon một mạch cả đêm. Người chú khỏe khoắn hẳn ra, hai mắt sáng rõ, cân nặng cũng phục hồi rồi.”

   Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên (53 tuổi), ở số 60, đường Hàm Nghi, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, điện thoại: 0987936784.

 

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên (53 tuổi)

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên (53 tuổi)

 

“Cuối năm 2016, cô phát hiện mình bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến hơn 10 mmol/L. Dù dùng thuốc tây đều đặn kết hợp ăn uống kiêng khem, đường huyết giảm về được mức 7-8 mmol/l nhưng người cô vẫn rất mệt, mất ngủ, sụt đến 4-5kg liền. Tới tháng 8/2017, mắt cô mờ đi hẳn, có lần đang coi phim tự dưng trời tối sầm lại, đi chỉ trực té thôi. Hôm sau cô đến viện khám thì đường huyết lên tới 13.6, mắt mờ là do biến chứng tiểu đường nên cô phải cắt cái kiếng bốn độ rưỡi để đeo, khổ lắm.”

   “Tình cờ, một lần xem tivi cô biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về sử dụng với liều 6 viên/ ngày kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tháng, cô đi khám thì đường huyết đã về được mức 7 mmol/l. Đặc biệt, cô thấy người khỏe khoắn hơn nhiều, mắt sáng rõ hẳn ra. Sau 4 tháng, đường huyết của cô đã giảm về mức an toàn, chỉ còn 5.2 đến 5.4 mmol/l nên bác sĩ cũng giảm bớt liều thuốc tây cho cô. Cô cũng không phải đeo kính nữa vì mắt sáng rồi, ngủ ngon một mạch cả đêm. BoniDiabet hiệu quả thật đó.”

   Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?”, đồng thời biết thêm những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ của mình. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:  

 

Bài viết cùng chủ đề

Dùng thuốc tây đường huyết vẫn ổn định có cần dùng BoniDiabet?

Dùng thuốc tây đường huyết vẫn ổn định có cần dùng BoniDiabet?

Review kinh nghiệm cắt trĩ - trước, trong và sau khi phẫu thuật

Sau đây là bài review chi tiết về quá trình cắt trĩ, đọc để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

Thái Bình: 2 năm nay, tôi không còn đau gút cấp nữa

Chú Phạm Văn Đạt, 57 tuổi trú tại thôn Nam Bình, xã Hồng Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì ?

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống như thế nào ? Bị bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !

BoniMen tích điểm như thế nào? Tích điểm không được phải làm sao?

Để biết BoniMen tích điểm như thế nào? Tích điểm không thành công phải làm sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây để có đáp án chính xác nhất cho mình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi