Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Cần kiêng gì?

Cập nhập: Thứ bảy, 03/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Thời gian gần đây tôi hay bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, nhưng có lúc lại bị táo bón. Đi khám và nội soi thì đại tràng của tôi không bị viêm hay loét gì. Bác sĩ kết luận tôi mắc hội chứng ruột kích thích. Tôi nghe nói muốn cải thiện tốt bệnh này thì cần có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt. Vậy tôi muốn hỏi bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì? Tôi xin cảm ơn!

Trần Thị Hạnh, 53 tuổi, Quảng Ninh

 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

 

Trả lời: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Chào chị Hạnh, người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn:

  • Món ăn, thực phẩm dễ tiêu, lành tính, đồ sạch, không phun hay ngâm tẩm hóa chất.
  • Nếu bị táo bón thì nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, củ quả (đặc biệt hoa quả giàu kali như đu đủ, chuối). Khi bị tiêu chảy thì cần hạn chế chất xơ.
  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như sữa chua kefir. Một số thực phẩm khác như kim chi, dưa bắp cải cũng giàu lợi khuẩn. Nhưng chúng lại có vị chua và/hoặc cay có thể gây kích thích đại tràng, chị nên hạn chế ăn.
  • Chị có thể tham khảo chế độ ăn nhiều FODMAP thấp. Trong đó, FODMAP là những chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men. Những thực phẩm gợi ý cho chị là:
  1. Các loại thịt, cá, trứng, dầu thực vật,…
  2. Hạt và quả hạch như: Hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, hạt mè,…
  3. Hoa quả: Chuối, việt quất, bưởi, nho, kiwi, cam, quýt, mâm xôi, dâu tây,…
  4. Sản phẩm sữa không chứa lactose.
  5. Rau: Ớt chuông, cà rốt, cần tây, gừng, rau diếp, khoai tây, khoai lang,…
  6. Ngũ cốc: Yến mạch, diêm mạch,…

   Khi chế biến món ăn, chị nên luộc, hấp thay vì chiên rán, nhiều dầu mỡ. Khi ăn, chị nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ triệu chứng bệnh tái phát.

 

Sữa chua kefir là nguồn lợi khuẩn dồi dào

Sữa chua kefir là nguồn lợi khuẩn dồi dào

 

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?

Trong chế độ ăn hàng ngày, chị nên kiêng:

Rượu và các đồ uống có cồn khác.

Đồ uống có cồn gây ảnh hưởng trực tiếp lên thần kinh ruột nhạy cảm, khiến đại tràng co thắt bất thường và làm triệu chứng bệnh xuất hiện.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.

    Hàm lượng chất béo cao trong thức ăn sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Điều đó gây các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.

 

Người bệnh cần tránh ăn đồ chiên rán

Người bệnh cần tránh ăn đồ chiên rán

 

Đồ ăn tanh như hải sản, canh cua đồng…

    Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích cho biết, họ bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn những đồ ăn tanh, có tính hàn như hải sản, canh cua đồng

Đồ uống có gas và cafein.

   Các thực phẩm này gây kích thích đường ruột có thể gây tiêu chảy.

Cẩn trọng khi uống sữa và các sản phẩm từ sữa

   Đa số các loại sữa có chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến tiêu chảy. Nhiều trường hợp người bệnh bị hội chứng ruột kích thích nói rằng, chỉ cần uống sữa vào là các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng xuất hiện.

Một số loại thực phẩm FODMAP cao

Chị nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều FODMAP cao như:

  • Thực phẩm chứa Polyols: Mơ, nhãn, vải, đào, mận, súp lơ, nấm, đậu tuyết, Xylitol, Sorbitol,…
  • Thực phẩm chứa Fructose: Xoài, lê, dưa hấu, măng tây, Atiso, đậu hà lan, siro ngô, mật ong,…
  • Thực phẩm chứa Lactose: Kem trứng, sữa đặc, sữa bay hơi, kem, phô mai,….
  • Thực phẩm chứa Fructans: Hành, tỏi, lúa mạch đen, lúa mì,…
  • Thực phẩm chứa Galactans: Các loại đậu, hồ trăn, đào lộn hột,…

   Tuy nhiên, chị cần lưu ý rằng, quá trình tiêu hóa và phản ứng của mỗi người đối với thức ăn là khác nhau. Ví dụ, có một số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nhưng có thể ăn được hải sản mà không gặp triệu chứng gì.

    Vì vậy, chị hãy để ý phản ứng của cơ thể khi bắt đầu thử ăn một loại thực phẩm nào đó, đặc biệt là những loại đã được liệt kê ở trên. Từ đó, chị sẽ lựa ra cho mình một danh sách các thực phẩm mình ăn được và không ăn được. Dựa vào danh sách này, chị sẽ dễ dàng hơn trong việc lên thực đơn hàng ngày cho mình.

 

Lưu ý để hội chứng ruột kích thích được cải thiện hiệu quả

   Điều quan trọng nhất là chị cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Bởi căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích. Chỉ khi giải quyết được nguyên nhân này thì bệnh mới được cải thiện hiệu quả. Lời khuyên tốt nhất dành cho chị đó là dùng BoniBaio + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày. Đây là sản phẩm dành cho người mắc các vấn đề về đại tràng vì BoniBaio+ có chứa 5-HTP giúp khắc phục nguyên nhân này hiệu quả.

 

BoniBaio

Dùng BoniBaio + để cải thiện hiệu quả hội chứng ruột kích thích

 

   Hy vọng đến đây, chị Hạnh đã biết hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì. Chúc chị sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

5 nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống của người bệnh đại tràng co thắt

Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của Thảo Dược Bốn Phương sẽ đưa ra 5 nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh đại tràng co thắt.

Sau 19 năm, cuối cùng tôi đã ăn ngon mà không lo bệnh đại tràng

Cô Phạm Thị Uyên 59 tuổi ở xóm 5, thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Đi ngoài phân sống do bệnh đại tràng phải làm sao?

Tình trạng đi ngoài phân sống khiến cơ thể không kịp tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất từ thức ăn, người bệnh ngày một gầy yếu hơn. Vậy họ phải làm sao để khắc phục tình trạng này?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi