Thấy phân bất thường, cẩn trọng dấu hiệu của viêm loét đại tràng

Cập nhập: Thứ năm, 04/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Viêm loét đại tràng là một bệnh mãn tính, với tỷ lệ mắc ngày càng tăng do cuộc sống hiện đại nhiều căng thẳng, stress và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Có rất nhiều triệu chứng giúp chúng ta có thể nhận biết được mình có bị bệnh hay không, nhưng đặc trưng và dễ thấy nhất có lẽ là những dấu hiệu trên phân của mình sau khi đi vệ sinh.  Bài viết này giúp bạn nhận biết được những thay đổi nào của phân là dấu hiệu viêm loét đại tràng.

 

Thay đổi ở phân là dấu hiệu viêm loét đại tràng.

Thay đổi ở phân là dấu hiệu viêm loét đại tràng.

 

Tại sao những thay đổi của phân là dấu hiệu viêm loét đại tràng?

   Viêm loét đại tràng gây viêm ruột và tạo ra các vết loét trong niêm mạc ruột già (đại tràng) và trực tràng, từ đó tạo ra những thay đổi đáng kể về phân và thói quen đại tiện của bệnh nhân bằng cách:

  • Tăng chất lỏng trong ruột, dẫn đến tiêu chảy và phân lỏng.
  • Tăng co bóp ruột, thúc đẩy tiêu chảy cùng với triệu chứng đau và chuột rút.
  • Tăng sản xuất chất nhầy ở ruột.
  • Gây chảy máu do loét và vỡ các mô ở đường ruột, dẫn đến phân có máu.
  • Khiến ruột của bệnh nhân trở nên quá nhạy cảm, dẫn đến các nhu cầu đại tiện đột ngột của bệnh nhân.
  • Gây viêm loét trực tràng, tức là viêm chỉ giới hạn trong trực tràng, lúc này bệnh nhân sẽ bị táo bón thay vì tiêu chảy.

 

Những thay đổi nào của phân là dấu hiệu viêm loét đại tràng?

   Những thay đổi của phân về hình thức, màu sắc, mùi chất thải và tần suất đi đại tiện thường là những manh mối đầu tiên cho thấy bệnh viêm loét đại tràng của bệnh nhân đang chuyển từ giai đoạn bệnh ít hoạt động sang giai đoạn bùng phát.

Sự thay đổi về màu sắc/ hình thức:

   Biểu đồ phân Bristol là một công cụ được các chuyên gia y tế sử dụng để hình dung nhu động ruột dựa trên hình dạng của phân. Biểu đồ này phân loại phân thành 7 nhóm dưới đây:

 

7 nhóm trong biểu đồ phân Bristol.

7 nhóm trong biểu đồ phân Bristol.

 

 Trong đó, ta đánh giá biểu đồ này như sau:

  • Loại 1 – 2: Bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.
  • Loại 3 – 4: Phân bình thường.
  • Loại 5 –6- 7: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy.

Ngoài kết cấu và hình dạng của phân, màu sắc của phân thay đổi cũng là dấu hiệu viêm loét đại tràng:

  • Phân màu đỏ hoặc nâu sẫm: Dấu hiệu bệnh nhân bị chảy máu từ đường tiêu hóa dưới ( đại tràng và trực tràng).
  • Phân đen hoặc có màu hắc ín: Bệnh nhân bị chảy máu từ đường tiêu hóa trên ( thực quản, dạ dày và ruột non).
  • Phân có chất nhờn màu trắng: Chất nhầy trong ruột đang bị sản xuất quá nhiều.

Dấu hiệu về mùi

Những người bị viêm loét đại tràng thường đi đại tiện có mùi hôi do những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng đường ruột gây ra mùi hôi.
  • Máu trong ruột khiến phân có mùi máu hoặc mùi kim loại.
  • Chất nhầy tích tụ tạo ra mùi hăng, hôi.
  • Sự kém hấp thu các chất dinh dưỡng gây ra quá trình lên men gây mùi khó chịu.
  • Hệ vi sinh vật trong ruột bị mất cân bằng làm phát triển các vi sinh vật có hại và nấm không lành mạnh gây mùi hôi và tanh.

Tần suất đi đại tiện

Viêm loét đại tràng làm tăng hoặc giảm tần suất bạn đi vệ sinh, trong đó:

  • Đi vệ sinh nhiều hơn là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, với các mức độ nghiêm trọng được phân loại như sau:

+ Viêm loét đại tràng thuyên giảm: Chức năng ruột bình thường, trong phân không có máu và không bị đi đại tiện đột ngột.

+ Viêm loét đại tràng nhẹ: Bệnh nhân đi bốn hoặc ít hơn bốn lần phân lỏng mỗi ngày.

+ Viêm loét đại tràng vừa phải: Bệnh nhân đi vệ sinh 4 lần trở lên với mức độ khẩn cấp ( phải đi ngay lập tức sau khi buồn).

+ Viêm loét đại tràng nặng: Bệnh nhân đi vệ sinh từ 6 lần trở lên mỗi ngày, phân có máu.

+ Viêm loét đại tràng nghiêm trọng: Bệnh nhân đi vệ sinh hơn 10 lần mỗi ngày, phân có máu.

  • Đi vệ sinh ít hơn là đặc điểm của viêm giới hạn tại trực tràng, bao gồm các biểu hiện sau:

+ Giảm tần suất đi vệ sinh.

+ Phân cứng.

+ Khó đi vệ sinh.

+ Đau khi đi vệ sinh.

+ Đầy hơi.

+ Đau bụng.

+ Cảm giác đi vệ sinh không hết.

 

Các dấu hiệu viêm loét đại tràng khác

Ngoài các dấu hiệu viêm loét đại tràng ở phân, bệnh nhân viêm loét đại tràng còn có các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Đau vùng chậu mãn tính.
  • Đau trực tràng.
  • Anismus ( không có khả năng đại tiện)
  • Tenesmus ( có cảm giác cần phải đi ngoài mặc dù ruột trống rỗng)
  • Giảm cân ngoài ý muốn.

 

Cách giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm loét đại tràng

   Một số loại thực phẩm và đồ uống khiến cho các triệu chứng viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Ở những bệnh nhân khác nhau thì các thực phẩm kích hoạt bệnh viêm loét đại tràng cũng khác nhau, dưới đây là một số thay đổi về chế độ ăn uống giúp giảm các triệu chứng trong đợt bùng phát cấp tính:

  • Hạn chế các chế phẩm từ sữa, bao gồm sữa nguyên kem, bơ và kem.
  • Tránh các đồ uống có ga.
  • Tránh đồ uống chứa caffein như cà phê hoặc trà.
  • Tránh đồ uống có cồn như rượu, bia,…
  • Tránh ăn đồ ăn cay, nóng, kích thích.

   Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước và chia bữa ăn thành các bữa nhỏ hơn, thay vì 3 bữa lớn một ngày thì bạn chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa của bạn.

Đặc biệt, bệnh nhân viêm loét đại tràng nên sử dụng sản phẩm BoniBaio + của Mỹ:

 

Sản phẩm BoniBaio + của Mỹ - Giải pháp toàn diện cho người viêm đại tràng

Thành phần chính của BoniBaio + gồm có:

  •  6 tỷ lợi khuẩn đường ruột của hai chủng LactobacillusBifidobacterium: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, làm lành các vết loét, và ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể - từ đó tác động vào nguyên nhân gây viêm loét đại tràng là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • 5-HTP: đóng vai trò là nguyên liệu để lợi khuẩn tổng hợp nên serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm căng thẳng, stress. Nhờ đó, BoniBaio + sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
  • L-arginine, lô hội, lá bạc hà, papain từ đu đủ: giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Bạch truật: giúp điều hòa và ổn định nhu động ruột, nhuận tràng ở người bệnh táo bón và cầm tiêu chảy ở người đang bị đi ngoài nhiều lần. Hoàng liên giúp giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần. Inulin, hạt thì là giúp giảm tình trạng táo bón.
  • Lá bài hương, du đỏ, gừng: giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau đại tràng.

   Nhờ sự kết hợp toàn diện này, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng về những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón,...

 

BoniBaio

BoniBaio + là giải pháp toàn diện để kiểm soát viêm loét đại tràng.

 

   Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được dấu hiệu của viêm loét đại tràng qua những thay đổi của phân. Nhận biết nhanh các dấu hiệu của viêm loét đại tràng giúp bạn có phương hướng điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. BoniBaio + của Mỹ là một giải pháp toàn diện giúp bạn kiểm soát hiệu quả bệnh viêm loét đại tràng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm loét đại tràng và sản phẩm BoniBaio +, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: BoniBaio đã giúp tôi ăn uống thoải mái, không lo viêm đại tràng

cô Đỗ Thị Chỉnh (76 tuổi) ở khu tập thể Bộ Công An, số nhà 34 ngõ 31 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

THVL1 - Những lưu ý quan trọng để giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh đại tràng tái phát

Bệnh viêm đại tràng hay là hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh khá là phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay và bệnh có những triệu chứng cụ thể như là đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, phân nát, phân sống, táo bón,...

Viêm đại tràng mãn tính uống thuốc gì?

Với hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn… thì người bệnh viêm đại tràng mãn tính uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi đó!

Tìm hiểu triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu và cách phòng ngừa hiệu quả

Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây! 

Lâm Đồng: BoniBaio đã giúp tôi chiến thắng bệnh đại tràng co thắt thật dễ dàng

Thầy giáo Nguyễn Văn Minh (42 tuổi) ở  85 Tô Hiến Thành, P. 3, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

BoniBaio

Loại: Giá: Số lượng:
BoniBaio+ 30V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Đại tràng co thắt: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đại tràng co thắt: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Với người bị đại tràng co thắt, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh có hiệu quả hay không. Vậy người mắc đại tràng co thắt nên ăn gì và không nên ăn gì?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi