Mục lục [Ẩn]
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp phổ biến và rất nguy hiểm. Theo thống kê, căn bệnh này là thủ phạm gây ra hơn 3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị COPD sẽ có hiệu quả tốt hơn, từ đó giúp bệnh tiến triển chậm hơn, ít xảy ra biến chứng hơn và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Vậy phải làm thế nào để nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Làm thế nào để nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thông qua triệu chứng
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp mãn tính, gây tắc nghẽn luồng khí thở ra, cản trở sự thông khí ở phổi.
Nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại… Vì thế, bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá, thuốc lào, người thường xuyên tiếp xúc với khói bếp than, khói rơm rạ hoặc bụi và các loại khí độc hại.
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ngày càng trở nên phổ biến và bạn rất có thể sẽ nằm trong số đó vì các yếu tố nguy cơ gây bệnh có chiều hướng tăng lên (khói bụi, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ số người hút thuốc lá gia tăng...).
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà bạn cần lưu ý đó là:
- Ho: Các cơn ho tăng dần theo thời gian về tần suất và cả mức độ. Lúc đầu, người bệnh có thể chỉ ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp), ho khan hoặc ho có đờm.
- Khó thở: Triệu chứng khó thở ở bệnh nhân COPD sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.
+ Lúc đầu, người bệnh chỉ khó thở khi hoạt động, làm việc gắng sức.
+ Sau đó, mức độ khó thở tăng dần lên, bệnh nhân sẽ dễ bị mệt và khó thở hơn khi hoạt động, ví dụ như: Khó thở đi lên dốc hoặc lên 1-2 tầng cầu thang…
+ Ở giai đoạn nặng, người bệnh khó thở liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, cảm giác không thở ra được, nặng ngực, thiếu không khí, hụt hơi hoặc thở hổn hển, thở khò khè.
Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh và có những dấu hiệu kể trên thì nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp thăm dò giúp phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường dùng
Một số thăm dò mà các bác sĩ sử dụng để phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
- Đo chức năng thông khí phổi:
Đo chức năng thông khí phổi sẽ kiểm tra được mức độ tắc nghẽn phế quản, lưu lượng khí ra vào phổi, đồng thời đo các thể tích khác của phổi. Các chỉ số này cho biết bạn có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay không, nếu có thì mức độ của bệnh nặng hay nhẹ.
- X-quang phổi:
Ở giai đoạn đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chụp X-quang có thể không phát hiện được bệnh do hình ảnh phổi bình thường.
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, chụp X-quang phổi có giá trị gợi ý chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả X-quang giúp phân biệt biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở là do COPD hay các bệnh khác như lao phổi, giãn phế quản, xơ phổi, u phổi…
Ngoài ra, X-quang phổi còn có thể phát hiện các bệnh lý đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như: Tràn dịch, tràn khí màng phổi, suy tim,...
Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Nếu được phát hiện sớm nhưng không có biện pháp khắc phục hiệu quả, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD vẫn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như: Suy tim phải, tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, ung thư phổi, đa hồng cầu,...
Do đó, khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các thuốc được dùng là thuốc giãn phế quản, corticoid, kháng sinh, thuốc long đờm. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ cần áp dụng thêm các liệu pháp oxy.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Đeo khẩu trang khi ra đường; bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc; mang đồ bảo hộ đầy đủ theo quy định khi làm việc trong các môi trường độc hại; không sử dụng bếp than tổ ong và bếp củi;...
Người bệnh COPD nên đeo khẩu trang đi ra ngoài
- Giải độc phổi: Nhiễm độc phổi do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,... không những là nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn là tác nhân khiến căn bệnh này ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng kể trên. Do đó, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh COPD cần làm.
Chia sẻ về biện pháp giúp giải độc phổi hiệu quả, TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết: “Hiện nay có nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc giúp giải độc phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Điển hình trong số đó có thể kể đến là xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia, baicalin (trong hoàng cầm), cúc tây, xuyên bối mẫu, fucoidan từ tảo nâu… Để nâng cao hiệu quả, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng công nghệ bào chế hiện đại kết hợp tất cả các thảo dược trên với nhau, tạo ra viên uống BoniDetox rất thuận tiện khi sử dụng.”
Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn về biện pháp giúp giải độc phổi hiệu quả
BoniDetox - Bí quyết sống khỏe của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:
- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm).
- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây.
- Các thảo dược làm giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn.
- Thành phần giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa nguy cơ ung bướu: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.
Thành phần toàn diện của BoniDetox
Không những vậy, hiệu quả BoniDetox còn được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước đồng nhất, độ ổn định cao, loại bỏ được tối đa tạp chất, khả năng hấp thu có thể lên tới 100%, mang đến tác dụng tối ưu cho người sử dụng.
Nhờ đó, BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Cách nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết trên. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì khác, quý bạn đọc vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- 2 phương pháp tập thở cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
- Cảnh báo hai biến chứng tim mạch nguy hiểm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính