Mục lục [Ẩn]
Người bệnh hen suyễn sẽ phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau, để vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong đợt cấp vừa giúp ngăn ngừa đợt cấp tái phát. Vậy cụ thể, trong đơn thuốc điều trị hen suyễn, bác sĩ sẽ kê những loại nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Các thuốc điều trị hen suyễn gồm những loại nào?
Đặc điểm chung của bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý mà đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tăng tiết dịch nhầy, cản trở không khí đi vào phổi. Khi có dị nguyên kích thích, phản ứng viêm sẽ xảy ra khiến người bệnh bị khó thở, đau thắt ngực, ho...
Các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài bao gồm lông động vật, bụi, khí thải độc hại… Chúng tấn công khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, làm nặng hơn tình trạng viêm đường dẫn khí, là yếu tố gây khởi phát các cơn hen suyễn cấp tính.
Khi cơn hen xuất hiện, các triệu chứng khó thở, tức ngực, ho đờm bộc phát rầm rộ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong vì suy hô hấp. Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính có khoảng 250.000 người trên thế giới tử vong do bệnh hen suyễn.
Bởi vậy, người bệnh hen suyễn luôn phải mang thuốc cắt cơn hen bên mình. Nếu chẳng may bị khó thở, họ còn dùng luôn để hít thở trở lại, đảm bảo tính mạng. Ngoài ra, bác sĩ còn kê thêm các thuốc điều trị dự phòng cơn hen, giảm nguy cơ tái phát cơn cấp.
Tìm hiểu các thuốc điều trị hen suyễn thường gặp
Một số thuốc điều trị hen suyễn thường gặp hiện nay bao gồm:
Thuốc cắt cơn hen cấp tốc
Đây là các loại thuốc được sử dụng khi cơn khó thở xuất hiện. Chúng có tác dụng giãn phế quản nhanh chóng, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
Các thuốc cắt cơn hen bao gồm:
- Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn: Dạng dùng phổ biến của nhóm thuốc này là dạng hít. Người bệnh thường sử dụng bằng cách sử dụng ống hít cầm tay hoặc máy phun sương. Nhóm thuốc này bao gồm albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác) và levalbuterol (Xopenex). Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau ngực, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt…
Thuốc cắt cơn hen thường được dùng dạng hít
- Ipratropium (Atrovent): Loại này chủ yếu được kê cho người bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên cũng có trường hợp, bác sĩ kê cho bệnh nhân hen suyễn nếu các thuốc chủ vận beta không có tác dụng. Tác dụng phụ của Ipratropium gồm có: Phát ban, khó thở, sưng môi mặt họng, nhức đầu, mũi khô, chảy máu mũi, tầm nhìn mờ…
Thuốc dự phòng cơn hen tái phát
Đây là những loại thuốc điều trị nền tảng cho hen suyễn, giảm nguy cơ cơn hen cấp xuất hiện. Người bệnh thường được chỉ định uống hàng ngày. Chúng bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít: Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flnomasone (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), beclometasas furoate (Arnuity Ellipta)... Nó giảm phản ứng viêm của cơ thể, từ đó kiểm soát các triệu chứng hen suyễn dễ hơn.
Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng, tưa miệng, khàn tiếng, ho, khò khè,... Ở người dùng thuốc kéo dài, khi ngưng đột ngột có thể khiến tình trạng co thắt nặng thêm.
Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc dự phòng cơn hen tái phát
- Thuốc ức chế Leukotriene: Gồm có montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo)... Leukotriene là chất trung gian hóa học góp phần gây ra cơn co thắt phế quản và phản ứng tiền viêm. Nồng độ Leukotriene ở người bệnh hen phế quản cao hơn nhiều so với người bình thường. Các thuốc kháng Leukotriene ức chế hoạt tính của chất này, từ đó giúp cải thiện trương lực đường thở và làm giảm quá trình viêm mãn tính. Tác dụng phụ chủ yếu của nhóm thuốc này là làm tăng men gan.
Việc lựa chọn các thuốc điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, mức độ bệnh và yếu tố khởi phát cơn hen. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ kiểm soát bệnh, điều chỉnh thuốc phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn cần lưu ý điều gì?
Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị hen phế quản bao gồm:
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng thời điểm dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng thuốc đúng liều, đủ liệu trình, không tự ý ngưng sử dụng.
- Luôn mang theo thuốc cắt cơn hen bên mình.
- Nắm vững cách dùng các dụng cụ phân phối thuốc như bình hít định liều, bình hít bột khô…
Thuốc điều trị hen suyễn cần dùng đúng theo hướng dẫn bác sĩ
- Kết hợp thêm các biện pháp phòng ngừa cơn hen tái phát:
- Bỏ thuốc lá, không đến những nơi có nhiều khói thuốc.
- Hạn chế ra ngoài đường trong điều kiện thời tiết cực đoan, ô nhiễm,...
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, chăn màn, vật dụng.
- Trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí.
- Không nuôi các loại động vật rụng nhiều lông.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng, nhiều muối, nhiều chất bảo quản,...
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
- Tập thể dục thường xuyên và phù hợp với sức khỏe, không tập gắng sức.
- Tắm nắng thường xuyên.
- Sử dụng sản phẩm giúp giải độc phổi, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp như BoniDetox.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết các thuốc điều trị hen phế suyễn thường gặp hiện nay. Chúng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nên bạn tuyệt đối cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox để hai lá phổi khỏe mạnh trở lại, phòng ngừa nguy cơ tái phát cơn hen hiệu quả, cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Vôi hóa phổi có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị?
- Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD