Mục lục [Ẩn]
Gút là căn bệnh đang gia tăng nhanh chóng không chỉ ở người trung tuổi trở lên, mà còn được bắt gặp ở những người còn trẻ. Và một khi đã mắc phải bệnh lý này, việc ăn uống kiêng khem đối với người bệnh là điều bắt buộc, không thể tránh khỏi. Do đó, nhiều người đã lựa chọn chế độ ăn thuần chay với mong muốn kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Vậy, điều này có phải giải pháp tối ưu hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mắc bệnh gút – Ăn thuần chay có phải lựa chọn tối ưu?
Ăn thuần chay có phải lựa chọn tối ưu để kiểm soát bệnh gút?
Trong những năm trở lại đây, ăn thuần chay (Vegan) đã không dừng lại ở việc mang ý nghĩa tôn giáo, mà nó dường như đã trở thành một xu hướng, một cách sống được nhiều người theo đuổi, bao gồm cả những bạn trẻ. Đây là một chế độ ăn không chỉ kiêng thịt động vật, mà còn loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: Trứng, sữa, mật ong,… Người ta tin rằng, chế độ ăn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật như: Thừa cân béo phì, tiểu đường, mỡ máu, hay gút,…
Đối với người bệnh gút, tình trạng tăng acid uric máu mạn tính không cho phép họ ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,…), hải sản, nội tạng động vật hay thịt thú rừng. Bởi lẽ, khi tiêu thụ những thực phẩm này, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề khác nhau do acid uric tăng cao như:
- Lắng đọng các tinh thể urat tại khớp gây viêm, sưng, đau đớn, điển hình là các cơn gút cấp.
- Hình thành những hạt tophi gây hủy hoại cấu trúc khớp, hạn chế vận động và có thể gây tàn phế.
- Làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện để hình thành những mảng xơ vữa, làm gia tăng những bệnh lý tim mạch.
- Hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu, hoặc trực tiếp làm tổn thương thận, làm suy giảm chức năng thận.
Do đó, nhiều người đã có ý định là ăn thuần chay để tránh làm tăng acid uric máu, hạn chế được những biến chứng của bệnh gút. Việc làm này có thể nói là không sai, nhưng cũng không hoàn toàn cần thiết.
Trên thực tế, có một số loại rau cũng có thể làm tăng acid uric máu (như nấm, giá đỗ, măng tây,…), và cũng có những loại thịt, cá ít làm tăng acid uric trong máu hơn. Vậy, người bệnh gút có thể lựa chọn những chế độ ăn như thế nào?
Nấm cũng sẽ làm tăng acid uric trong máu.
Một số chế độ ăn cho người bệnh gút
Như đã biết, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút thường xuất phát từ chế độ ăn uống mất cân bằng, dư thừa chất đạm, khiến lượng purin trong cơ thể tăng lên. Do đó, để một người bệnh gút chuyển hoàn toàn sang ăn thuần chay có thể khiến họ gặp khá nhiều khó khăn.
Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn những thực phẩm có chứa ít purin hơn như: Các loại thịt trắng (thịt lợn nạc, ức gà bỏ da,…), các loại cá sông,... Mặc dù chúng chứa khá ít purin nhưng người bệnh cũng nên hạn chế không nên ăn quá nhiều.
Còn nếu bạn vẫn muốn chuyển sang ăn chay, thì dưới đây là một số chế độ mà bạn có thể thử:
- Ăn chay có trứng (Ovo Vegetarians): Chế độ ăn với chủ yếu là rau, nhưng bạn có thể ăn thêm trứng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những loại trứng lộn (trứng đã có phôi bên trong).
- Ăn chay có sữa (Lacto Vegetarians): Với chế độ này, bạn sẽ không ăn trứng và thịt, nhưng vẫn có thể sử dụng những thực phẩm như: Sữa, bơ, phô mai,…
- Ăn chay có trứng và sữa (Lacto-Ovo Vegetarians): được kết hợp bởi 2 chế độ ăn kể trên. Trên thực tế, đây là cách ăn chay được nhiều người lựa chọn nhất, vì nó không quá ngặt nghèo.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh gút cũng nên hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá. Đồng thời, bạn nên kết hợp với luyện tập thể lực thường xuyên với các bài tập phù hợp với thể trạng để giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp. Nếu đang gặp phải cơn gút cấp thì bạn nên năm nghỉ ngơi, kê chân lên gối mềm, tránh va chạm với xung quanh.
Người bệnh gút cũng cần hạn chế uống rượu, bia.
Ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, người bệnh cũng nên tìm thêm những biện pháp khác để giúp hạ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn. Hiện nay, một phương pháp được nhiều người bệnh gút tin dùng chính là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Vậy, những loại thảo dược nào đang được sử dụng nhiều nhất?
Loại thảo dược nào thường được dùng để đối phó với bệnh gút?
Có thể nói, sử dụng thảo dược trong đối phó với bệnh tật đang là hướng đi mới của y học hiện đại. Đối với bệnh gút, những loại thảo dược thường được sử dụng nhiều nhất không thể không kể đến:
Quả anh đào đen
Quả anh đào đen có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase – chất xúc tác chuyển hóa protein thành acid uric. Vào năm 2008, một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ), trên 634 bệnh nhân gút (được chia thành 2 nhóm) cho thấy, nhóm dùng quả anh đào đen thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Hat cần tây
Hạt cần tây có chứa 3-n-butylphthalide, folate, vitamin A, kali,… cũng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase. Đồng thời, hạt cần tây còn giúp trung hòa lượng acid uric dư thừa trong máu nhờ có tính kiềm và lợi tiểu, giúp đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Hiện nay, hai loại thảo dược này đều được kết hợp trong cùng một sản phẩm là BoniGut+ của Mỹ.
BoniGut+ - Sản phẩm hàng đầu cho người bệnh gút
Ngoài Quả anh đào đen và hạt cần tây, BoniGut+ còn được bổ sung thêm 10 loại thảo dược khác gồm:
- Chiết xuất hạt nhãn kết hợp với hạt cần tây, quả anh đào đen giúp tăng cường tác dụng hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt là: Ức chế hình thành, trung hòa và lợi tiểu tăng đào thải acid uric.
- Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả làm tăng tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric quanh các khớp xương, giúp co nhỏ các hạt tophi.
- Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp chống viêm, giảm đau khớp trong các đợt gút cấp.
Thành phần của BoniGut+.
Bên cạnh đó, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer giúp đưa các nguyên liệu về kích thước nano (dưới 70nm). Từ đó, BoniGut+ có độ ổn định cao, loại bỏ được tạp chất và nâng cao sinh khả dụng.
Dùng BoniGut+ như thế nào?
Bạn dùng BoniGut+ với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau từ 1 – 2 tháng, BoniGut+ sẽ giúp giảm tần suất tái phát các cơn gút cấp. Sau 3 tháng, acid uric máu sẽ được hạ về ngưỡng an toàn. Khi sử dụng lâu dài, sản phẩm còn giúp co nhỏ kích thước các hạt tophi.
BoniGut+ review
Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut+ đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi, ở số nhà 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269.
Chú Đình chia sẻ: “Có lẽ chú không bao giờ quên được cái đêm chú gặp cơn Gout cấp đầu tiên. Lúc đó, chân chú sưng vù lên, đau khủng khiếp, đỏ ửng. Chú không đi lại nổi, chỉ biết nằm một chỗ ôm lấy chân. Sau 2 ngày, chú mới đi khám, bác sĩ thông báo chú bị gout, acid uric đã lên tới hơn 600 µmol/l rồi. Bác sĩ kê cho chú colchicin, uống ngay buổi sáng, đến buổi chiều là chú đỡ ngay. Tuy vậy, những cơn gout cấp đâu có chịu buông tha, chú phải dùng thuốc tây liên tục khiến cho men gan tăng rất cao.”
“Một thời gian sau, chú được người quen giới thiệu cho dùng BoniGut+ của Mỹ. Sau 1 tháng sử dụng đều đặn với liều 4 viên/ngày, chú chỉ bị đau có 1 lần thôi, mà cũng không kinh khủng như trước. Sau 3 tháng, acid uric máu của chú còn có 340 µmol/l. Từ đó đến giờ, chú cũng chưa bị đau lại thêm lần nào. Chức năng gan của chú dần hồi phục lại, da dẻ cũng hồng hào hơn.”
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích giúp cho người bệnh gút lựa chọn được những chế độ ăn phù hợp, để giúp kiểm soát bệnh. BoniGut+ chính là biện pháp tốt nhất để hạ acid uric máu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của gút. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: