Mục lục [Ẩn]
Nghỉ hưu, đó là một cột mốc lớn của cuộc đời khi mà gác lại những bộn bề, tất bật trong công việc, con người sẽ bước vào tháng ngày nghỉ ngơi và nhàn rỗi. Nhưng cùng với điều đó, nhiều người lại phải bước vào tháng ngày vật lộn với những đêm mất ngủ. Và chỉ khi tìm được nguyên nhân mất ngủ khi nghỉ hưu là gì và khắc phục được nguyên nhân đó thì giấc ngủ ngon mới có thể quay trở lại. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.
Cần làm gì để cải thiện mất ngủ khi nghỉ hưu?
Vì sao con người dễ bị mất ngủ khi nghỉ hưu
Có nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ của con người khi họ chính thức bước vào thời gian nghỉ hưu, đó là:
Thay đổi lối sống
Khi còn làm việc, hầu hết mọi người sẽ có một thời gian biểu cố định. Giờ đi ngủ cố định, đặc biệt là giờ thức dậy vào buổi sáng và thời gian nghỉ trưa.
Sau khi nghỉ hưu, thời gian đi ngủ và thức dậy sẽ bị xáo trộn, nhiều người còn tắt hoàn toàn báo thức. Thay vì dậy sớm đi làm, chúng ta lại dành thêm thời gian để nằm trên giường và thức dậy muộn hơn bình thường. Giấc ngủ trưa cũng thất thường, dài ngắn khác nhau, giờ giấc cũng không còn cố định. Điều đó khiến nhịp sinh học của con người bị xáo trộn, từ đó khiến thời lượng và chất lượng giấc ngủ giảm dần.
Trầm cảm sau khi nghỉ hưu
Theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế có trụ sở tại London, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm tăng khoảng 40% sau khi nghỉ hưu. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau khi nghỉ hưu, đó là thời gian trống quá nhiều khiến họ cảm thấy bản thân trở nên vô dụng, cảm giác mình là người thừa trong gia đình khi mà mọi người đều bận rộn. Khi mà công việc đang phải bận rộn hàng ngày bỗng dưng lại nghỉ ngơi quá nhiều khiến con người cảm thấy bức bối, buồn bực vì quá nhàn rỗi.
Một số trường hợp mức lương hưu không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ngoài tuổi lao động thì lúc này nỗi lo về tài chính, về việc bắt đầu một công việc khác để có thêm thu nhập sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Thời gian nhàn rỗi chính là lúc con người suy nghĩ nhiều, tự cảm thấy bản thân không còn tiếng nói trong gia đình, cảm thấy lạc hậu… Cứ như vậy, cảm giác tủi thân và cô đơn lớn dần.
Lo lắng, suy nghĩ nhiều chính là kẻ thù của giấc ngủ, khiến con người dễ bị khó ngủ, mất ngủ.
Nhiều người bị trầm cảm sau khi nghỉ hưu
Tuổi tác
Khi về hưu có nghĩa là bạn đã gần bước hoặc đã bước qua tuổi lục tuần. Lúc này, cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa, các vấn đề về sức khỏe bắt đầu xuất hiện. Thường gặp nhất có thể kể đến các bệnh lý về xương khớp, tiểu đêm, cao huyết áp, các bệnh lý hô hấp gây ho về đêm (viêm phế quản mạn tính, COPD…)..., chúng sẽ khiến giấc ngủ của con người bị ảnh hưởng và rối loạn.
Một nguyên nhân hàng đầu khiến người ở độ tuổi về hưu bị mất ngủ đó là thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH).
HGH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên, đóng vai trò quan trọng giúp thiết lập giấc ngủ sinh lý tự nhiên, tạo giấc ngủ sâu và ngon.
Tuổi càng cao thì khả năng tiết hormone tăng trưởng càng suy giảm (ở tuổi 61 đã giảm 80% so với tuổi 21), dẫn đến sự thiếu hụt hormone này ở người già và gây khó ngủ, mất ngủ.
Hơn nữa, hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc con người ngủ sâu giấc (từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau). Vì vậy, cho dù người cao tuổi bị mất ngủ vì bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng sẽ không thể đạt đến trạng thái ngủ sâu trong khoảng thời gian đó, khiến hormone HGH không được tiết ra đầy đủ, tác động ngược lại khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn, dễ chuyển sang bệnh mất ngủ mãn tính kéo dài dai dẳng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất ngủ ở độ tuổi về hưu và cho dù đã dùng các loại thuốc ngủ, thảo dược an thần nhưng không có phương pháp làm tăng nồng độ HGH thì giấc ngủ không thể cải thiện.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi nghỉ hưu?
Để có thể ngủ ngon trở lại, người bị mất ngủ khi nghỉ hưu cần:
- Loại bỏ thời gian nhàn rỗi: Quá rảnh rỗi chính là nguyên nhân khiến những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác lo âu, căng thẳng xuất hiện. Hãy để bản thân không còn quá nhàn rỗi, hãy làm những việc để giữ cho cả tâm trí và cơ thể được hoạt động như tham gia một lớp học, tham gia thể thao, làm công việc tình nguyện… Khi đó, tinh thần sẽ được thoải mái, giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện.
- Điều trị hiệu quả các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tăng cường tập luyện thể dục và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung đó là thực phẩm giàu tryptophan (sữa, thịt gà, hải sản, hạt điều, táo, chuối, đào, bơ, rau bina, bông cải xanh…), giàu magie (cá hồi, cá thu, hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu nành), giàu vitamin B6 (cá hồi, thịt bò nạc, chuối, bơ, rau bina).
- Bổ sung hormon tăng trưởng HGH cho cơ thể: Đây là điều kiện then chốt để người mất ngủ khi nghỉ hưu lấy lại giấc ngủ của mình. Để làm tăng nồng độ hormone HGH trong máu, có 2 phương pháp:
+ Bổ sung trực tiếp: Bổ sung trực tiếp HGH bằng đường tiêm hay đường uống dễ dẫn đến tình trạng quá liều, làm hormone HGH vượt ngưỡng an toàn gây nhiều tác dụng bất lợi. Cách làm này được chỉ định và giám sát bởi các bác sĩ, cần xét nghiệm nồng độ hormon trước và sau khi sử dụng để tránh tình trạng dư thừa.
+ Bổ sung gián tiếp: Biện pháp kích thích tuyến yên tiết hormone HGH được ưu tiên sử dụng hơn bởi tính an toàn. Do cơ thể có cơ chế điều hòa ngược, khi đã đủ hormone sẽ báo hiệu ngược lại tuyến yên không cần tiết nữa, vì thế không bao giờ có tình trạng thừa hormone - do đó phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả nhược điểm của phương pháp bổ sung hormon trực tiếp.
Hiện nay, BoniHappy + của Mỹ là sản phẩm duy nhất trên thị trường có cơ chế giúp kích thích tuyến yên tăng tiết hormone HGH, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn, đặc biệt là với lứa tuổi bước sang giai đoạn nghỉ hưu.
Sản phẩm BoniHappy +
Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về sản phẩm BoniHappy + của Mỹ.
Thành phần, công dụng của BoniHappy +
BoniHappy + giúp cơ thể tăng tiết hormon HGH nhờ các thành phần L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E. Không chỉ vậy, BoniHappy + còn có nhiều tác dụng khác, giúp hồi phục giấc ngủ một cách hoàn hảo nhất. Cụ thể, BoniHappy + giúp:
- An dịu thần kinh, tạo giấc ngủ ngon nhờ các thảo dược dây tơ hồng, rau diếp khô, cây trinh nữ, hoa lạc tiên, châu mẫu bối, lá đậu phộng.
- Phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid L-glutamic.
- Giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress: Magie, Vitamin B6 và các nguyên tố vi lượng.
Thành phần BoniHappy +
Các thành phần trên kết hợp với nhau một cách hài hòa, tạo nên hiệu quả vượt trội của BoniHappy +, giúp giấc ngủ ngon, sâu, chất lượng quay trở lại với bạn.
Các thành phần của BoniHappy + đều được chiết xuất từ tự nhiên nên rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.
BoniHappy + được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Tập đoàn Viva Nutraceuticals có nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP là J&E International (Mỹ). Tại nhà máy này, BoniHappy + được sản xuất bằng công nghệ bào chế Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong sản phẩm có kích thước <70nm, từ đó cơ thể hấp thu được tối đa các tinh chất, hiệu quả thu được là cao nhất.
Mỹ là đất nước có các yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm bảo vệ sức khỏe. BoniHappy + đã đạt tất cả các yêu cầu đó, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
Đã ai bị mất ngủ khi nghỉ hưu dùng BoniHappy + có hiệu quả chưa?
Có rất nhiều người bị mất ngủ khi nghỉ hưu, trong số đó có nhiều người đã biết đến và dùng BoniHappy +. Đến nay, họ đều đã ngủ ngon, trọn giấc cả đêm. Điển hình nhất phải kể đến trường hợp của vợ chồng cô Trần Thị Tư, chú Phạm Văn Bính (70 tuổi, ở số 439/13 đường Đoàn Văn Bơ, phường 13, quận 4, HCM).
Vợ chồng chú Bính và cô Tư
Chú Tư cho biết: “Tháng 9 năm 2010 chú bắt đầu nghỉ hưu và bệnh mất ngủ cũng đeo bám chú từ đây. Thời gian đầu, chú chỉ khó ngủ thôi, tuy mơ màng không sâu giấc nhưng chú cũng ngủ được khoảng 2-3 tiếng. Đến khoảng 3-4 tháng sau thì mất ngủ nặng, chú thức trắng đêm không ngủ được chút nào. Chú đã từng uống 4, 5 loại thuốc trong đó có seduxen và các loại thuốc bảo vệ thần kinh khác nữa mà cũng chỉ được thời gian đầu, về sau lại đâu vào đấy. Mặc dù uống thuốc chú thấy người rất mệt, nhưng nếu không có nó thì chú không thể chợp mắt được chút nào, đầu óc mơ màng, tim hồi hộp, khó chịu lắm”.
“Chú dùng BoniHappy + từ năm 2017, thời gian đầu chú uống 4 viên mỗi ngày, sáng 2 viên, tối 2 viên kèm với 1 viên seduxen. Sau 2 tuần chú thấy người khỏe khoắn, giấc ngủ tăng lên được 3 tiếng, ngủ cũng ngon và sâu hơn trước nhiều. Cứ dùng đều thì giấc ngủ của chú tăng dần, dần dần về sau chú ngủ được từ 9 rưỡi đến tận 4 giờ sáng hôm sau, trưa nào chú cũng ngủ được thêm 30 phút nữa. Mà dùng cái này chú thấy người khỏe lắm, không gặp tác dụng phụ gì nên chú cứ yên tâm dùng đến bây giờ”.
Chia sẻ của chú Bính và cô Tư
Như vậy, mất ngủ tuổi trung niên sẽ dễ dàng được cải thiện khi sử dụng sản phẩm BoniHappy + với liều 4 viên/ngày và đủ liệu trình. Nếu còn băn khoăn gì khác, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- 5 Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh bạn không thể bỏ qua
- BoniHappy - Giải pháp hoàn hảo cho người mất ngủ bị cao huyết áp