Mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu và trầm cảm

Cập nhập: Thứ sáu, 28/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu bạn đang chiến đấu với bệnh trầm cảm, rượu sẽ không làm bạn cảm thấy tốt hơn. Nó có thể tạm thời ngăn chặn cảm giác bị cô lập, lo lắng hoặc buồn bã của bạn nhưng tác dụng đó không kéo dài. Lạm dụng rượu để giải sầu còn khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Trầm cảm và lạm dụng rượu có mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều, trong nhiều trường hợp, điều trị thành công nghiện rượu sẽ làm giảm trầm cảm cho bệnh nhân. Cụ thể mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

 

Lạm dụng rượu khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.

Lạm dụng rượu khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn.

 

Rượu ảnh hưởng đến não và thần kinh trung ương như thế nào?

Rượu tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh:

   Khi rượu đi vào cơ thể, nó sẽ liên kết với một số chất dẫn truyền thần kinh. Trong số các chất dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng, dưới đây là các chất có tác động mạnh nhất:

  • Dopamine và serotonin: Khi uống rượu, rượu kích thích giải phóng dopamine và serotonin, tạo cảm giác sảng khoái và phấn khích, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn ngay lập tức. Đó là lý do tại sao nhiều người tìm đến rượu khi buồn bã, điều này là không nên vì những nguyên nhân sau:
  1. Dopamine và serotonin do rượu không ổn định và sẽ mất rất nhanh.
  2. Hơn nữa, sau khi rượu làm tăng sản xuất serotonin thì nó lại gây ra một hiện tượng là  "giảm tính nhạy cảm của thụ thể serotonin", nghĩa là thụ thể serotonin trở nên ít nhạy cảm hơn với serotonin. Điều này dẫn đến sự giảm thiểu tác dụng của serotonin trong cân bằng tâm trạng và cảm xúc, gây ra trầm cảm và cảm giác buồn chán.
  3. Rượu có khả năng gây nghiện, sử dụng rượu quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện rượu và lạm dụng rượu.
  • Glutamate: Glutamate là một trong những chất trung gian thần kinh quan trọng trong việc kích thích và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh trong não. Rượu làm giảm hoạt động của glutamate khiến việc truyền tải thông tin giữa các tế bào thần kinh bị suy yếu, gây ra cảm giác không an toàn và lo âu.
  • Gamma-Aminobutyric acid (GABA): GABA là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh vì nó ngăn chặn một số tín hiệu não nhất định và làm giảm hoạt động của hệ thần kinh. Rượu làm tăng giải phóng GABA, qua đó làm dịu hệ thống thần kinh trung ương và giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi. Tuy nhiên, khi lượng GABA tăng quá mức lại gây ra tác dụng ngược lại. Điều này là do hoạt động của GABA không chỉ giảm độ kích thích của các tế bào thần kinh liên quan đến cảm xúc, mà còn làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh liên quan đến quan sát và xử lý các tình huống xung đột. Do đó, khi uống rượu, những người sử dụng sẽ dễ bị kích động và lo âu.

Do những cơ chế trên, ta có thể thấy rượu ảnh hưởng đến nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, gây rối loạn cảm xúc của người uống.

Rượu làm tổn thương não:

   Rượu ngoài tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh gây rối loạn cảm xúc và làm tăng cảm giác lo âu của người uống thì còn làm tổn thương đến não thông qua các cơ chế sau:

  • Gây oxy hóa và viêm: Rượu khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản xuất ra các gốc tự do, gây oxy hóa và tổn thương các tế bào não. Ngoài ra, rượu cũng kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, gây tổn thương các mô và tế bào não.
  • Tác động đến sự phát triển của các tế bào não: Rượu làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não.

   Tổn thương não do rượu gây ra nhiều tác hại khác nhau, bao gồm giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém, khó khăn trong việc ra quyết định và điều khiển hành vi và gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu.

   Hơn nữa uống rượu khiến bạn không thể làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hậu quả không mong muốn như gây gổ, xích mích với người khác, lái xe sau khi say rượu, quan hệ tình dục không mong muốn,... Những điều này sẽ khiến bạn lo lắng, hối hận sau khi tỉnh rượu, làm các triệu chứng của bệnh trầm cảm trầm trọng hơn.

  • Để tăng serotonin một cách tự nhiên và lành mạnh, các bạn nên:
  1. Tăng cường hoạt động thể chất: Tập luyện thể dục định kỳ giúp tăng sản xuất serotonin trong cơ thể. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có tác dụng tăng mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng.
  2. Chế độ ăn uống cân bằng: Ăn uống cân bằng và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng giúp tăng sản xuất serotonin. Các thực phẩm giàu tryptophan, một loại axit amin cần thiết cho sản xuất serotonin, bao gồm thịt gà, cá hồi, đậu nành, hạt dẻ, quinoa, bơ, dầu ô liu, hạt chia, trứng và sữa.
  3. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có tác dụng giúp kích thích sản xuất serotonin. Bạn có thể đi bộ, tắm nắng hoặc đọc sách ngoài trời để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

 

Mối liên hệ giữa rượu và trầm cảm

   Từ phần trên, ta thấy rượu tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh gây lo âu và rối loạn cảm xúc đồng thời làm tổn thương não bộ của người uống. Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm.

   Thật vậy, uống rượu liên tục và quá mức làm tăng nguy cơ phát triển bệnh rối loạn trầm cảm nặng (MDD) . Nó cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trầm cảm đã có từ trước, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần của bạn.

   Hơn nữa, việc ngừng uống rượu sau một thời gian sử dụng rượu lâu dài gây ra hội chứng cai nghiện với các triệu chứng như bứt rứt trong người, buồn bã, lo âu, bồn chồn, khó chịu, sợ hãi, mất ngủ hoặc gặp ác mộng, rối loạn nhịp tim,… khiến các triệu chứng bệnh trầm cảm càng trầm trọng hơn.

   Mối liên hệ giữa rượu và trầm cảm là mối quan hệ tác động 2 chiều. Trên thực tế, nhiều người tìm đến rượu để giải sầu, dần dần dẫn tới lạm dụng rượu và gây trầm cảm. Ngược lại, nhiều bệnh nhân trầm cảm tìm đến rượu để quên đi sự cô đơn, lo lắng hoặc buồn bã nhưng lại làm các triệu chứng của bệnh trầm cảm tiến triển nặng hơn.

Theo thống kê, 50% trường hợp nghiện rượu từng bị trầm cảm và 2/3 bệnh nhân loạn thần do rượu từng bị mắc một vấn đề rối loạn cảm xúc ( chủ yếu là bệnh trầm cảm).

 

Rượu làm tăng nguy cơ tự tử ở người bị trầm cảm.

Rượu làm tăng nguy cơ tự tử ở người bị trầm cảm.

 

   40% nam giới có ý định tự tử từng lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài và 70% những người tự sát thành công đều đã uống rượu trước đó.

   Nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho thấy, sự hủy hoại bản thân và tự sát rất phổ biến ở đối tượng nghiện rượu.

   Rất nhiều bệnh nhân nhận được chẩn đoán kép về rối loạn sử dụng rượu ( AUD) và rối loạn trầm cảm nặng ( MDD). Trong nhiều trường hợp, điều trị nghiện rượu sẽ làm giảm phần nào các triệu chứng bệnh trầm cảm ( Theo Tạp chí Chất gây nghiện của Hoa Kỳ - Journal of Addictive Diseases).

  • Dưới đây là phương pháp giúp bỏ rượu hiệu quả, giảm nguy cơ trầm cảm do rượu:

Viên uống giúp bỏ rượu BoniAncol + - Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Mỹ giúp bạn bỏ rượu một cách dễ dàng

BoniAncol + có thành phần:

- L-Glutamine: Giúp tăng tiết serotonin trong não, giúp giảm cảm giác thèm rượu, làm mất dần vị ngon của rượu, do vậy lượng rượu sẽ giảm từ từ  theo thời gian cho đến khi người nghiện bỏ hoàn toàn rượu. Đồng thời, L-Glutamine giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể dần được phục hồi về trạng thái bình thường.

- N-Acetylcysteine: Làm giảm cảm giác thèm rượu, bứt rứt, khó chịu trong quá trình bỏ rượu. Không chỉ vậy, tác dụng rất quan trọng của chất này đó là bảo vệ gan thận trước tác hại của rượu (nhờ tác dụng giúp chuyển hóa rượu thành giấm - chất không độc hại).

- Kava Root: Có tác dụng giải tỏa lo âu, giảm ức chế, giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung cho người nghiện rượu.

- Magie và Vitamin B6: Đây là hai chất rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Ở bệnh nhân nghiện rượu, hai chất này sẽ bị thiếu hụt khiến nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao. BoniAncol + giúp bổ sung hai chất này, ngăn chặn nguy cơ này trên cho người nghiện rượu lâu năm.

Với thành phần và cơ chế tác dụng như trên, BoniAncol + giúp bỏ rượu thành công sau khi sử dụng đủ liệu trình 3-6 tháng.

 

BoniAncol

Viên uống BoniAncol + giúp bỏ rượu hiệu quả.

 

   Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa rượu và bệnh trầm cảm. Sử dụng rượu để giảm sự lo âu, buồn bã,… của bệnh trầm cảm sẽ chỉ làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn và nghiện rượu cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Sản phẩm BoniAncol + là sản phẩm từ Mỹ với thành phần toàn diện giúp bạn bỏ rượu một cách an toàn và hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thanh Hóa: BoniAncol- Phương pháp bỏ rượu hiệu quả

Chú Lữ Văn Chiểu, 45 tuổi, ở bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa

Rượu và sức khỏe tim mạch: Những nguy cơ không ngờ cho dân nhậu!

Càng uống nhiều rượu, càng gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Vậy cụ thể, rượu và sức khỏe tim mạch có những nguy cơ nào? Mời các bạn tìm hiểu thông tin chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

Những thực phẩm nào không nên dùng cùng rượu bia?

Rượu bia là đồ uống phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, khi dùng một lượng rượu bia lớn hay dùng rượu bia cùng mới một vài loại thực phẩm thì sẽ gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng với cơ thể. Vậy những loại thực phẩm nào nên tránh khi uống rượu?

Uống BoniAncol khi đói có hại dạ dày không?

Uống BoniAncol khi đói có hại dạ dày không?

Bí quyết bỏ rượu hiệu quả sau 3 tháng bằng BoniAncol

Chú Lê Văn Trụ - 124 Lý Thường Kiệt, Lê Hồng Phong, tp. Thái Bình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniAncol+ 60V

BoniAncol

Loại: Giá: Số lượng:
BoniAncol+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi