Mục lục [Ẩn]
Vấn nạn ngộ độc thực phẩm ở trẻ em hiện nay đã và đang là mối lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Chẳng hạn như vụ hơn 600 học sinh ở Nha Trang phải vào viện cấp cứu sau bữa ăn trưa, trong đó có 1 em tử vong thật sự gây chấn động. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là tình trạng trẻ ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay loại thực phẩm biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia...
Ở nước ta hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em đang ngày càng rầm rộ, có thể kể đến như:
- Ở trường iSchool Nha Trang: Sau khi ăn bữa trưa tại trường, hơn 660 học sinh tiểu học và cả thầy cô giáo bị ngộ độc phải nhập viện. Trong đó, một em 6 tuổi đã tử vong.
- Tại Mộc Châu: Sau buổi ngoại khóa và ăn uống ở một cơ sở trên địa bàn huyện Mộc Châu, 40 học sinh lớp 4 trường Tiểu học Mộc Lỵ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm và phải đi cấp cứu.
- Tại Tiền Giang: 16 học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Mỹ Tho nhập viện vì xuất hiện các dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi ăn bánh, dưa hấu, uống sữa tại trường.
Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em chủ yếu là do các tác nhân sau:
- Vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Salmonella, Clostridium perfringens, Escherichia coli, Shigella, Listeria monocytogenes
Thức ăn nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
- Độc tố vi nấm: Aflatoxin, Citrinin, Citreoviridin, axit cyclopiazonic, Cytochalasin…
- Virus: Enterovirus, Hepatitis A, Hepatitis E, Norovirus, Rotavirus…
- Ký sinh trùng: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa…
- Các hóa chất bảo quản, chất ép chín nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia…
Ngoài ra, các tác nhân gây độc xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, dễ bị rối loạn, nhất là khi ăn phải những đồ ăn có các tác nhân trên. Vậy dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn là gì?
Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường gây ra các triệu chứng như:
- Đau bụng, đi ngoài: Trẻ đi ngoài nhiều lần, dạng lỏng nước, có thể lẫn máu.
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường đau bụng
- Buồn nôn: Sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trẻ có thể bị buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.
- Sốt: Một số trường hợp trẻ ngộ độc thực phẩm có thể bị sốt cao, nhiệt độ trên 38 độ C.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện sau khi trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ tới 3 ngày. Con có thể nôn vài lần, thậm chí nôn liên tục trong ngày. Thêm nữa, trẻ còn đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn, tiêu chảy.
Thông thường, trẻ sẽ bị nôn nhiều và đau bụng nếu nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm độc tố. Với trường hợp do vi khuẩn gây ra thì triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài sẽ nổi bật hơn.
Tình trạng này gây mất nước và điện giải, đặc biệt rõ ở trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt, đi ngoài phân nhầy có máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây nên tổn thương đường ruột. Vậy khi con xuất hiện các triệu chứng trên thì cha mẹ phải làm sao?
Cách xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Trước hết, cha mẹ hãy để trẻ nằm, đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc thức ăn khi nôn. Sau đó, phụ huynh cần cho con uống nước và chất điện giải thường xuyên.
Cha mẹ nên cho trẻ uống nước và chất điện giải thường xuyên
Với trẻ đang bú sữa mẹ, hãy cho con bú từng chút một nhưng tăng số cữ. Còn trẻ đã ăn dặm, động viên con ăn cháo, uống oresol. Nếu tình trạng nôn trớ vẫn xảy ra, cha mẹ cần tạm ngưng cho trẻ ăn trong 1 giờ, sau đó cho ăn lại với lượng ít hơn, có thể là từng ngụm hoặc từng thìa.
Khi trẻ ổn định, không nôn trớ nữa thì cho ăn bình thường trở lại. Phụ huynh nên nấu những món dễ tiêu như cháo, bún, phở, bánh mì, súp nghiền…
Nếu con bị sốt, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, đồng thời quan sát dịch nôn trớ, phân và nước tiểu. Nếu có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả xanh, trẻ không uống hoặc bỏ bú, mệt, sốt cao, phân có máu… thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sau mỗi lần bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể con sẽ suy kiệt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy có cách nào phòng ngừa tình trạng này hay không?
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý:
- Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng.
Cần chọn thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng trong chế độ ăn uống của trẻ
- Tránh để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, phòng ngừa nhiều vi khuẩn xâm nhập.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối.
- Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi; không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu; không cho trẻ ăn thức ăn hay uống những chất lạ.
- Tạo thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Môi trường sống của con cần thông thoáng, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho con.
- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Các lợi khuẩn không chỉ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, mà còn củng cố hệ miễn dịch, ức chế hại khuẩn phát triển. Vì vậy, khi cha mẹ bổ sung lợi khuẩn cho con, sức khỏe đường ruột của trẻ sẽ được đảm bảo, chống lại các tác nhân có hại xâm nhập từ bên ngoài. Và BoniKiddy + của Mỹ sẽ giúp các mẹ thực hiện điều đó.
BoniKiddy + - Bí quyết giúp con yêu luôn khỏe mạnh!
BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có công thức đột phá kết hợp giữa các lợi khuẩn với nhiều thành phần khác, vừa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vừa tăng sức đề kháng, giúp con yêu luôn khỏe mạnh.
Các thành phần của BoniKiddy + là:
- Lợi khuẩn gồm 2 loại là Lactobacillus Acidophilus và Streptococcus thermophilus. Đây là vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa được FDA công nhận, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ.
- Sữa ong chúa: Có hàm lượng lớn vitamin nhóm B, acid amin, acid folic,... và các nguyên tố vi lượng như sắt, kali, canxi. Sữa ong chúa đã được chứng minh là có tác dụng giúp kích thích vị giác của trẻ, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Men bia: Trong 1g men bia có chứa tới 16 loại acid amin, 17 loại vitamin, 14 loại muối khoáng, 20 tỷ tế bào nấm men saccharomyces cerevisiae. Đây được xem như là 1 loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là vectơ dẫn đường cho sự hấp thu của các loại vitamin khác vào cơ thể. Men bia có tác dụng giúp kích thích hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa, cải thiện chứng biếng ăn của bé.
- Sữa non: Đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể trẻ, chứa chất sinh trưởng và kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgF… giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh.
- Hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho bé, phòng chống bệnh cảm lạnh, cảm cúm, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp…
Thành phần toàn diện của BoniKiddy +
Với sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần trên, BoniKiddy + bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Thêm nữa, sản phẩm còn giúp kích thích bé thèm ăn, ăn ngon, tiêu hóa tốt; đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đánh giá của các phụ huynh sau khi cho con sử dụng BoniKiddy +
Từ khi có mặt trên thị trường hiện nay, BoniKiddy + đã được hàng vạn các bậc phụ huynh tin tưởng, cho trẻ sử dụng. Như chị Nguyễn Thanh Thúy, ở số 104A khu tập thể E1, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, mẹ bé Trịnh Minh Nhật:
Chị Nguyễn Thanh Thúy và bé Minh Nhật
“Bé nhà chị khó nuôi từ nhỏ, từ khi sinh ra đã nhẹ cân và đau ốm, ho sốt như cơm bữa. Con còn nhỏ, ốm đã mệt không ăn được, lại phải thường xuyên uống kháng sinh nên bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón suốt. Thành ra, cân nặng con cứ mãi dậm chân tại chỗ, 3 tuổi mà chỉ được 12 kg.”
“May thay, chị được hàng xóm giới thiệu sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ. Nhìn hai bé nhà chị ấy khỏe mạnh nhanh nhẹn nên chị tin tưởng, mua BoniKiddy + cho bé Nhật dùng thử, đều đặn ngày 4 viên chia 2 bữa. Trộm vía sau khoảng hơn 1 tháng, thể trạng bé tốt hơn hẳn, chị không thấy con bị tiêu chảy hay táo bón nữa. Việc ăn uống của con cũng tốt rõ rệt, trước kia chị toàn phải ép ăn thôi vậy mà từ ngày uống BoniKiddy + bé thèm ăn và ăn được nhiều hơn, rất khỏe mạnh. Nhờ vậy mà cân nặng của bé cứ tăng đều đều, sau 6 tháng bé tăng được gần 4 kg. Chị mừng lắm!”
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ em. Để phòng ngừa con yêu gặp tình trạng này, ngoài việc chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, cha mẹ nên sử dụng thêm BoniKiddy + của Mỹ cho trẻ. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Công dụng của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bổ sung hiệu quả nhất
- Bí quyết vàng cho các bà mẹ có trẻ biếng ăn chậm tăng cân