Mục lục [Ẩn]
Bệnh gút trước đây được coi là bệnh của vua vì chỉ những người có cuộc sống “như vua chúa” mới bị bệnh. Tuy nhiên, ngày nay, khi chất lượng cuộc sống tốt lên, thì tỷ lệ mắc gút ngày càng cao, ở cả những người trẻ. Người ta đã tìm ra nhiều nguyên nhân bệnh gút để giải thích cho hiện tượng trên. Đọc bài viết này để biết được những yếu tố nào có thể dẫn đến bệnh gút, dấu hiệu nhận biết, những gì cần làm để không bị lên cơn gút cấp đồng thời phòng ngừa biến chứng bệnh gút nhé.
Nguyên nhân bệnh gút là gì?
Bệnh gout là gì?
Gút (gout) là bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu và tình trạng viêm khớp trong các cơn gút cấp (do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các dịch khớp hoặc mô).
Bệnh thường gặp ở nam giới trung niên, khoảng từ 50 tuổi trở lên. Ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí những thanh niên ngoài 20 tuổi đã có những cơn gút cấp đầu tiên. Với phụ nữ, bệnh thường chỉ xuất hiện khi đã mãn kinh, liên quan đến yếu tố nội tiết.
Thời gian đầu, cơn gút cấp có thể rất thưa, có người sau 10 năm mới tái phát. Nhưng càng về sau, nếu không có phương pháp hạ acid uric, cơn đau sẽ ngày một dày hơn. Cho đến khi thành mạn tính, cơn đau sẽ dai dẳng kèm theo những biến chứng nguy hiểm trên thận (suy thận, sỏi thận, viêm thận kẽ…) và trên khớp (hạt tophi).
Cơn đau ngày càng dày, mức độ đau ngày càng nặng
Nguyên nhân bệnh gút là gì?
Di truyền
Trên thực tế, tỷ lệ người bị gút có người thân cũng bị bệnh này lên tới 25%. Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị gút, những thành viên còn lại cũng cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh.
Suy giảm khả năng đào thải acid uric ở thận
Thận là cơ quan đào thải acid uric, khi chức năng thận bị suy giảm (ở bệnh nhân suy thận, viêm thận kẽ)... sẽ khiến acid uric không hoặc giảm thải ra ngoài, dẫn đến nồng độ trong máu tăng cao.
Béo phì
Tình trạng tăng mỡ máu ở người béo phì có liên quan chặt chẽ đến tăng acid uric trong máu. Tỷ lệ bệnh nhân có acid uric tăng ở người tăng mỡ máu lên đến 80% và ngược lại, có đến 50%-70% bệnh nhân kèm theo tình trạng tăng mỡ máu..
Có thể nói, béo phì không trực tiếp gây ra bệnh gút, nhưng là một yếu tố nguy cơ lớn làm xuất hiện và nặng thêm tình trạng bệnh.
Béo phì, ăn uống giàu chất đạm là nguyên nhân bệnh gút
Lối sống
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Trong đó:
- Uống đồ có cồn: Khi uống rượu bia, chất cồn trong đó sẽ ức chế thải acid uric trong máu qua thận, từ đó làm tăng acid uric trong máu. Đặc biệt, trong bia có rất nhiều nhân purin, là nguyên liệu tạo acid uric. Điều này giải thích tại sao người bệnh dễ bị khởi phát cơn gút cấp sau một bữa nhậu và những người có công việc hoặc thói quen uống rượu bia có tỷ lệ mắc gút cao hơn người không uống rất nhiều lần.
- Ăn nhiều thực phẩm có nhân purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê…), hải sản, nội tạng động vật. Ngoài ra, một số loại rau, hạt cũng làm tăng acid uric như các loại đậu, măng, nấm, giá đỗ…
- Lười vận động.
Ăn đồ giàu đạm, uống rượu bia là nguyên nhân bệnh gút
Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc làm tăng acid uric trong máu như aspirin liều thấp, thuốc thuộc nhóm corticoid, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, furosemid, các thuốc điều trị ung thư…
Trong đó, một tình trạng rất phổ biến đó là người bệnh tự ý dùng và lạm dụng thuốc corticoid để giảm đau chống viêm trong cơn gút cấp. Thuốc này có tác dụng rất tốt, chống viêm do mọi nguyên nhân, hiện rất dễ mua tại bất kỳ quầy thuốc, nhà thuốc nào (dù là thuốc kê đơn) nên rất dễ bị lạm dụng. Một trong những tác dụng phụ của thuốc này là làm tăng acid uric trong máu.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Triệu chứng bệnh gout
Có những triệu chứng bệnh gout rất điển hình qua cơn gút cấp để có thể nhận biết bệnh như:
- Thường khởi phát sau một bữa rượu, một bữa ăn giàu đạm, đau nhiều hơn vào mùa lạnh.
Cơn gút cấp thường khởi phát sau những bữa rượu bia
- Trước khi có cơn gút cấp, có thể có các triệu chứng
- Rối loạn thần kinh: đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị, táo bón, ợ hơi
- Rối loạn tiết niệu: Đái nhiều, đái rắt
- Khó cử động chi dưới, cứng khớp, nổi tĩnh mạch, tê bì.
- Thường khởi phát ở ngón chân cái, sau đó lan ra các khớp khác như mu bàn chân, cổ chân, gót chân, khớp gối…
- Thường khởi phát vào ban đêm, kéo dài từ 1-2 ngày, với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm theo sốt khoảng 38-38.5 độ.
- Cơn đau dữ dội đến cực độ, bỏng rát, khiến người bệnh không đi được, phải dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau ít, đau kín nên dễ bị bỏ qua.
- Đáp ứng tốt với colchicin, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ.
- Nếu không dùng thuốc, cơn gút cấp có thể tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần thậm chí không cần điều trị.
Người bệnh đau đến cực độ khi lên cơn gút cấp
Gout có triệu chứng giống nhiều bệnh khác
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn có rất nhiều đặc điểm gần giống với bệnh gút như: Khớp sưng, viêm tại các khớp, trong đó cũng có viêm khớp bàn ngón chân. Cũng có nhiều đặc điểm để phân biệt giữa 2 bệnh này, trong đó viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ trung niên, không liên quan đến chế độ ăn uống, có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, viêm khớp có tính chất đối xứng…
Bệnh giả gút
Có đến 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gút. Đây là bệnh có các tinh thể calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp, không phụ thuộc vào chế độ ăn, mức độ đau cũng nhẹ hơn so với cơn gút cấp, thường xuất hiện tại đầu gối thay vì ở ngón chân cái như bệnh gút.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Đây là bệnh viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ gây nên (không phải do lao, phong, nấm, ký sinh trùng hay virus). Có những biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với gout như: sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp, hạn chế vận động. Viêm khớp thường gặp ở đầu gối thay vì ở bàn, ngón chân như gút, có hội chứng nhiễm trùng (sốt, kèm rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi).
Viêm khớp nhiễm khuẩn có các biểu hiện gần giống cơn gút cấp
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng gây ra các cơn đau ở khớp như ngón tay, khớp gối… Nhưng mức độ đau nhẹ hơn, thời gian đau kéo dài nhưng không có hiện tượng viêm sưng đỏ. Tuy nhiên, nhiều người có cơn đau gút nhẹ có những biểu hiện khá giống với thoái hóa khớp nên đôi khi cũng có sự nhầm lẫn.
Viêm khớp phản ứng
Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, có những biểu hiện trên khớp khá giống với bệnh gút như: Viêm một khớp hoặc vài khớp, không đối xứng tại khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân. Bệnh không phụ thuộc vào ăn uống, có nhiều biểu hiện mắc kèm khác như tổn thương da, niêm mạc, bao quy đầu, viêm tiết niệu, mắt đỏ, sợ ánh sáng…
Những lý do khiến bạn cần điều trị gout ngay từ bây giờ
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị gút, bạn cần nhanh chóng đi khám và có biện pháp sớm. Sau cơn gút cấp đầu tiên, nếu bạn không tìm cách hạ acid uric máu, bạn sẽ phải đối mặt với:
Tần suất cơn gút cấp ngày càng tăng
Hầu hết bệnh nhân sẽ bị đợt gút thứ 2 sau 6 tháng đến 2 năm. Khoảng 62% bệnh nhân bị tái phát trong năm đầu, 16% tái phát trong thời gian từ 1-2 năm, 11% từ 2-5 năm, 4% từ 5-10 năm và 7% không bị tái phát trong khoảng 10 năm trở lại. Có thể thấy, có những trường hợp mà sau đến 10 năm xuất hiện cơn gút lần thứ 2.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không có biện pháp hạ acid uric trong máu thì tần suất cơn gút cấp sẽ ngày càng tăng: từ 1 năm đau 2 lần đến 1 tháng đau 1 lần, rồi 1 tuần đau 1 lần thậm chí là ngày nào cũng đau. Cơn gút cấp này chưa qua, cơn khác đã đến khiến người bệnh đau triền miên, liên tục.
Biến chứng hạt tophi
Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, kéo dài, các tinh thể natri urat sẽ được lắng đọng và tích tụ tại khớp và mô, tăng dần lên sau nhiều năm, tạo thành các hạt tophi dưới da.
Hạt tophi gây biến dạng khớp, khi vỡ dễ gây nhiễm trùng
Các hạt này không gây đau, nhưng có thể ở tình trạng viêm cấp hoặc bị vỡ gây tình trạng viêm, nhiễm khuẩn, rất khó điều trị, rất lâu lành, dẫn tới cắt cụt chi. Ngoài ra, các hạt này gây biến dạng các khớp nó xuất hiện, gây hạn chế vận động.
Biến chứng trên thận
Ở bệnh nhân gút, các muối urat lắng đọng sớm nhất tại thận nên có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên thận như: Viêm đường tiết niệu, tắc đường tiết niệu, viêm thận kẽ và nguy hiểm nhất là suy thận.
Vì thận là cơ quan đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, chức năng thận bị suy giảm sẽ làm tình trạng tăng acid uric trong máu nặng hơn. Acid uric trong máu tăng thêm sẽ làm lắng đọng nhiều hơn tinh thể Natri urat tại thận khiến bệnh thận ngày càng trầm trọng. Cứ như vậy tạo thành vòng xoáy bệnh lý rất khó điều trị.
Vì vậy, với những bệnh nhân gút đã có biến chứng trên thận, cần kết hợp điều trị thận và gút, ưu tiên điều trị bệnh thận, chú ý không dùng các thuốc điều trị gút có tác dụng phụ trên thận.
Bệnh gút gây biến chứng sỏi thận, suy thận
Người bệnh gout cần kiêng gì, nên ăn gì, tập luyện như thế nào?
Vì Bệnh gút phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt nên người bệnh cần đặc biệt chú ý thay đổi lối sống phù hợp. Như vậy bệnh mới được cải thiện tốt nhất.
Người bệnh gout kiêng ăn gì?
- Tuyệt đối không ăn những thực phẩm nhiều gốc purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê...Các loại phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
- Kiêng rượu bia tuyệt đối, nếu có việc bắt buộc thì chỉ nên uống một chút rượu vang.
- Hạn chế một số loại như: trứng vịt lộn, các loại thịt lợn, gà, lươn cua, ốc, ếch, các loại đậu hạt.
- Không ăn những loại rau đang trong quá trình phát triển nhanh như giá đỗ, măng, nấm, rau mầm…
- Hạn chế đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận
Người bệnh gout cần kiêng các loại thịt chứa nhiều nhân purin
Người bệnh gút nên ăn gì?
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Trong đó, rau tía tô khá tốt cho bệnh gút, người bệnh nên kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày.
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống các loại nước ngọt có ga, thay vào đó nên chọn các loại khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14%.
Người bệnh gút tập luyện như thế nào?
- Nên vận động thường xuyên để tăng cường thể lực, tránh béo phì.
- Lựa chọn môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, không nên tập các môn thể thao vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột và có va chạm như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá…
- Khi tập thể thao nên mặc thoải mái, không đi giày chật.
- Nhớ giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng đã từng hoặc dễ xuất hiện viêm sưng.
Cần làm gì khi lên cơn gout cấp?
- Không vận động, để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối
- Uống các thuốc giảm đau, chống viêm (theo chỉ định của bác sĩ) và/hoặc các sản phẩm có thành phần các thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm như gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây…
Để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối khi lên cơn gút cấp
Có phải điều trị gout chỉ cần dùng thuốc giảm đau?
Nhiều người nghĩ bệnh chỉ cần dùng thuốc giảm đau, hết đau là thôi. Chính suy nghĩ này khiến bệnh trở nên nặng hơn. Như đã nói ở trên, nếu acid uric cao hơn mức an toàn trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau dày hơn và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm trên thận và khớp. Vì vậy, với bệnh gút, mục tiêu điều trị cần đạt được đó là:
- Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp
- Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat, dự phòng biến chứng thông qua việc hạ acid uric trong máu và kiểm soát nồng độ dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút đã có hạt tophi.
Cần chú ý rằng bệnh gút là bệnh lý mạn tính, hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Khi đạt được những điều trên có nghĩa là người bệnh đã thành công trong điều trị bệnh gút.
Cách điều trị bệnh gout
Điều trị ngoại khoa
Là phẫu thuật cắt hạt tophi và điều trị nhiễm trùng do vỡ hạt tophi.
- Phẫu thuật cắt hạt tophi: Rất hạn chế được chỉ định, chỉ phẫu thuật khi hạt tophi bị vỡ, bị dò dịch, hoặc quá to gây biến dạng khớp và ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp đó.
- Điều trị nhiễm trùng do vỡ hạt tophi: Cần đặc biệt chú ý chăm sóc và thay băng hàng ngày, cắt lọc vết thương, kết hợp với dùng kháng sinh đường toàn thân. Các vết thương do vỡ hạt tophi thường rất lâu lành và khó điều trị, dễ dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử.
Chỉ chỉ định phẫu thuật hạt tophi khi vỡ hoặc gây biến dạng khớp, cản trở vận động
Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau
- Colchicine: Đây là thuốc có tác dụng chống viêm khi có cơn gút cấp, dùng để làm test chẩn đoán bệnh gút và trong điều trị dự phòng cơn gút cấp, không có tác dụng hạ acid uric trong máu. Khi dùng với mục đích dự phòng, có thể dùng trong 3 tháng liền hoặc duy trì thêm một tháng kể từ ngày hết viêm khớp.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, hay gặp nhất là tiêu chảy, nôn, đau bụng. Có thể dùng đơn độc hoặc dùng liều thấp kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác để hạn chế tác dụng phụ này.
- NSAIDs: Một số thuốc thường dùng là Diclofenac, meloxicam, piroxicam, celecoxib. Không được phối hợp thuốc trong nhóm này với nhau vì sẽ làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là kích ứng và viêm loét dạ dày.
- Corticoid: Chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân có chống chỉ định dùng colchicin, NSAIDs hoặc điều trị nhưng không hiệu quả và những bệnh nhân lệ thuộc corticoid. Thuốc này có tác dụng nhanh, nhưng lại làm tăng acid uric trong máu.
Các thuốc điều trị gout có rất nhiều tác dụng bất lợi
Thuốc hạ acid uric trong máu
- Nhóm ức chế tạo acid uric: Dùng duy trì thuốc nhóm này cho đến khi acid uric máu về ngưỡng an toàn trong trường hợp gút mạn tính có hạt tophi. Thường dùng liên tục trong 1-2 tháng. Sau đó, tùy theo lượng acid uric máu mà chỉnh liều. Có những trường hợp phải duy trì suốt đời nếu bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt và acid uric máu không về ngưỡng an toàn.
Thuốc thường dùng trong nhóm này là allopurinol. Không nên dùng allopurinol ngay trong khi đang có cơn cấp, mà nên đợi khoảng một tuần sau, khi tình trạng viêm giảm, mới bắt đầu dùng allopurinol để tránh khởi phát cơn gút cấp. Nếu đang dùng allopurinol mà có đợt cấp, vẫn tiếp tục dùng. Thuốc này gây ra các tác dụng phụ như: tăng nhạy cảm da (ban, sẩn ngứa, mày đay), sốc phản vệ, viêm mạch máu, viêm gan
- Các thuốc tăng thải acid uric: có tác dụng tăng thải acid uric qua thận và ức chế hấp thụ ở ống thận, làm giảm acid uric máu, song làm tăng acid uric niệu, chỉ dùng trong trường hợp dùng các thuốc ức chế tạo acid uric không có tác dụng.
Cần chú ý rằng, tất cả các thuốc trên cần được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự mua về dùng. Vì bệnh gút là bệnh lý mạn tính, chúng ta cần gắn bó với nó suốt đời. Khi dùng thuốc tây lâu dài thì nguy cơ gặp các tác dụng phụ kể trên cũng tăng lên. Vì vậy, người bệnh nên tìm cho mình giải an toàn hơn, giúp hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa cơn gút cấp và các biến chứng mà không gây các tác dụng bất lợi.
Anh đào đen - khắc tinh của bệnh gút
Anh đào đen không chỉ là một loại quả có mùi vị hấp dẫn được nhiều người ưa thích mà nó từ lâu đã được biết đến rất tốt cho bệnh nhân gút. Mối liên hệ giữa quả anh đào đen (Black cherry) và bệnh gút đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học.
Anh đào đen - khắc tinh của bệnh gút
Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008 trên các bệnh nhân gút (với acid uric trên ngưỡng an toàn và có thời gian tái phát gút cấp trong 2-4 tuần).
Kết quả: Sau 4 tuần sử dụng, tỷ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%. Còn chỉ số acid uric thì 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi đại học Oregon (Mỹ) còn nhận thấy nước cherry có chứa hàm lượng cao flavonoid, một hợp chất có đặc tính chống viêm sưng, đồng thời giúp giảm cơn đau.
Ngoài ra, một số nghiên cứu của các nhà khoa học ở Úc, Ấn Độ, Anh… ghi nhận cherry có hàm lượng chất quercetin khá cao (200g cherry chứa khoảng 3mg quercetin), là một hợp chất chống viêm, từ đó góp phần giảm đau trong cơn gút cấp.
Anh đào đen giúp hạ acid uric máu, giảm nhanh cơn gút cấp
Như vậy, quả anh đào đen được chứng minh có hiệu quả rất cao trong việc hạ acid uric máu, đồng thời giúp giảm viêm đau trong cơn gút cấp, mở ra hướng mới trong quá trình tìm kiếm giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh gút.
Anh đào đen rất tốt cho bệnh gút, đó là điều đã được chứng minh. Nhưng dùng như thế nào, có phải chỉ cần ăn hàng ngày? Làm sao để thu được hiệu quả cao nhất? Hàm lượng hoạt chất có tác dụng trong các thảo dược như anh đào đen thường khá thấp. Để thu được hiệu quả cao, cần phải trải qua quá trình chiết xuất hiện đại nhằm thu được tối đa hoạt chất, loại bỏ các tạp chất.
BoniGut - đẩy lùi bệnh gút nhờ anh đào đen và nhiều thảo dược quý khác
BoniGut được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, chứa chiết xuất từ quả anh đào đen và nhiều thảo dược khác như:
- Hạt cần tây, hạt nhãn: Giúp hạ acid uric máu hiệu quả nhờ ức chế enzyme xanthine oxidase, ức chế sự chuyển đổi hypoxanthin thành xanthin rồi thành acid uric từ đó hạ acid uric máu hiệu quả. Ngoài ra, cần tây còn giúp lợi tiểu làm tăng thải acid uric qua thận, có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu, có tác dụng chống viêm trong cơn gút cấp.
- Bách xù, trạch tả, hạt mã đề, ngưu bàng tử:Những thảo dược này giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu. Đồng thời giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu.
- Gừng, kim sa, bạc hà, húng tây, tầm ma có tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm, từ đó giúp chống viêm giảm đau hiệu quả.
Các thành phần trên kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đã được nghiên cứu và thử nghiệm, được sản xuất bởi công nghệ microfluidizer tại hai nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước siêu nano, đồng nhất và ổn định. Từ đó, cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.
BoniGut - công thức toàn diện mang đến hiệu quả vượt trội
Với các ưu điểm vượt trội như trên, BoniGut giúp:
- Hạ acid uric trong máu hiệu quả theo cả 3 cơ chế: tăng đào thải acid uric qua đường thận, trung hòa acid uric trong máu, ức chế tạo thành acid uric trong máu nhờ ức chế enzyme xanthine oxidase. Nhờ đó hạ acid ảm uric máu và giữ acid uric trong ngưỡng an toàn. Từ đó làm giãn tần suất xuất hiện cơn gút cấp, giảm mức độ đau trong những lần tái phát và ngăn ngừa biến chứng trên thận và khớp.
- Giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp
- Chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các khớp, tăng cường chức năng thận và bàng quang, tăng cường sức khỏe đường tiết niệu.
Bonigut - đẩy lùi những cơn đau, giúp đưa acid uric máu về an toàn
Cơn đau gút cấp cứ đi rồi lại đến, xuất hiện một cách đột ngột, gây đau đớn vô cùng khiến người bệnh luôn trong tâm thế đối mặt với chúng bất kỳ lúc nào. Các bệnh nhân từ ngày dùng Bonigut, cơn đau gút không quay lại, acid uric trong máu được đưa về ngưỡng an toàn, cuộc sống từ đó đã vui vẻ, hạnh phúc hơn trước nhiều lần.
Bác Hoàng Đức Mạnh 67 tuổi (ở số 153 tổ 14, phường Phan Thiết, tp.Tuyên Quang, điện thoại: 0367.671.333)
Bác Mạnh không còn bị những cơn gút cấp hành hạ nhờ BoniGut
1/3 cuộc đời bác đã phải gắn liền với bệnh gút. Bác xuất hiện cơn đau đầu tiên vào năm 1988. Năm đó bác bị đau 2 lần, càng về sau tần suất cơn đau tăng dần lên, 1 năm đau 4 lần rồi một tháng đau đến 2 lần nhưng bác vẫn nghĩ mình bị khớp. cho đến năm 2005, bác đi khám mới biết mình bị gout, acid uric trong máu đã lên đến 780µmol/l. Sau đó, vì cũng không biết rõ nguyên nhân bệnh gút một phần là do ăn uống nên bác cũng không kiêng khem, đau thì uống colchicin mắc dù bị bị tiêu chảy nặng, về sau còn bị sỏi thận khiến bác phải đi tán sỏi đến 3 lần.
Chính vì sự chủ quan đó mà có những giai đoạn chân sưng phù to, đi đâu cũng phải 2 tay 2 nạng, cũng thử nhiều cách từ thuốc nam đến châm cứu nhưng không hết.
Được một người bạn giới thiệu nên bác dùng BoniGut. Từ ngày dùng, bác đỡ hẳn những cơn đau, thời gian đầu thỉnh thoảng cũng bị tái lại nhưng thưa hơn và nhanh gọn 1-2 ngày là hết. Dần dần, bác không còn bị cơn gút cấp nữa, mỗi khi đi ăn đám cưới hay giỗ chạp, giao lưu bạn bè, bác vẫn có thể uống vài chén rượu, ăn thêm chút thịt bò, thịt chó mà cũng không sao. Đặc biệt là acid uric, những tháng đầu có giảm nhưng vẫn dao động trong khoảng từ 380µmol/l tới 450 µmol/l nhưng càng về sau càng về an toàn, acid uric hạ chỉ còn 215.9µmol/l, cơn đau cũng không thấy quay lại lần nào nữa.
Acid uric trong máu của bác Mạnh chỉ còn còn 215.9µmol/l nhờ BoniGut
Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861.
Chú có cơn gút cấp đầu tiên vào năm 2004, ngón chân cái đau dữ dội, rất nhanh sau đó các khớp chân chú sưng vù, nóng rát, đau tới run cả người. Ngày hôm sau chú không đi được mà phải nhờ người đưa đến bệnh viện khám.
Cơn đau gút cấp đã từng hành hạ chú suốt nhiều năm cho đến khi chú dùng BoniGut
Chú được chẩn đoán bị gút, chỉ số acid uric lúc đó là hơn 700 µmol/l. chú được kê nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có colchicin. Dùng thuốc thì cơn đau qua rất nhanh nhưng chú bị tiêu chảy liên tục. Mỗi năm chú bị đau đến 2-3 lần, mỗi lần đều đau tới cực độ. Đến năm 2013, bệnh chuyển biến xấu hơn. Chú bị đau cấp liên tục không nghỉ, cứ dừng thuốc tây cái là bị đau lại ngay, cơn này chưa qua cơn khác đã tới và mức độ đau ngày càng nặng hơn. Dù đã uống đủ loại thuốc, ăn uống kiêng khem ăn nghiêm ngặt nhưng không tiến triển. Vì đau nhiều nên chú không thiết ăn uống, sụt mất 6kg chỉ trong vòng 6 tháng.
Được người quen giới thiệu sản phẩm BoniGut, chú cũng tìm hiểu thêm và tin tưởng dùng. Chú dùng 4 viên/ngày, sau 2 thang chú đã thấy có sự cải thiện rõ rệt. Dù vẫn có cơn đau nhưng không hề dữ dội như trước mà chỉ thấy hơi nhức và không cần phải dùng bất kỳ một viên thuốc tây giảm đau nào. Sau 4 tháng, chú không bị đau lần nào nữa, acid uric chỉ còn 450 mmol/l.
Sau 6 tháng, vì không còn đau nữa nên chú chủ động giảm liều xuống còn 2 viên để phòng tái phát, nhờ thế mà 5 năm rồi chú không bị đau lần nào nữa, ăn uống cũng bớt khổ sở hơn, chỉ số uric máu được giữ trong ngưỡng an toàn, khoảng 420 mmol/l. Vì không còn đau đớn gì, chú ăn uống ngon miệng hơn, cũng dần lấy lại được cân nặng.
Anh Nguyễn Văn Uyển ( 52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 0389.356.868)
Anh Uyển đã khống chế những cơn đau gút cấp thật đơn giản với BoniGut
"Cơn đau đầu tiền xuất hiện vào năm 2005, ngày đó tự dưng bàn chân trái của anh sưng to lên, đến nỗi anh không xỏ được dép, đau đớn tới mức không nhấc chân lên được, đau đến chết đi sống lại. Đi khám anh được chẩn đoán bị gút với acid uric trong máu lên tới 572µmol/l. Anh được kê 1 viên colchicin và 1 viên Diclofenac/ngày. Nhưng vì đau quá nên anh uống mỗi loại 2 viên. Tháng nào anh cũng bị đau lại, mỗi lần đau dù đã dùng thuốc tây đều nhưng cũng kéo dài phải 1 tuần liền mới hết.
Vì sợ thuốc tây nhiều tác dụng phụ nên anh chuyển sang các loại thuốc nam. Tình trạng có cải thiện một chút nhưng các hạt tophi ở đầu gối ngày càng to hơn khiến anh đi lại vô cùng khó khăn.
Anh chuyển sang dùng BoniGut với liều 4 viên mỗi ngày. Sau 3 tháng thì cơn đau không còn, hạt tophi ở chân ngày càng bé đi, dần dần thì mất hẳn. Acid uric thì cũng về an toàn. Trước đây, acid uric của anh vẫn luôn dao động từ 572 đến 620µmol/l, đến khi dùng BoniGut thì acid uric mới an toàn, chưa bao giờ quá 400µmol/l. Đến năm 2008, anh đo lại chỉ số acid uric chỉ còn 351 µmol/l, ăn uống cũng bớt kiêng khem hơn nhiều. Anh cũng giới thiệu cho rất nhiều người và đều cho hiệu quả rất tốt."
Các chuyên gia đầu ngành lựa chọn BoniGut cho bệnh nhân của mình
Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương chia sẻ: “Càng ngày, tôi gặp càng nhiều bệnh nhân gút, có những người còn rất trẻ đã bị rất nặng rồi. Lối sống sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân bệnh gút chủ yếu của những bệnh nhân đó. Vì thuốc tây có rất nhiều tác dụng phụ nên tôi luôn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược để bệnh nhân của tôi được cải thiện một cách an toàn nhất.
Tôi luôn khuyên bệnh nhân nên dùng đều đặn BoniGut của Canada và Mỹ bởi đây là sản phẩm có công thức rất toàn diện, nguồn gốc rõ ràng, công nghệ sản xuất hiện đại. Và đặc biệt là các bệnh nhân của tôi đều cải thiện rất tốt.
Thời gian đầu, người bệnh nên uống với liều 4-6 viên/ngày, sau khoảng 2-3 tháng, acid uric trong máu sẽ giảm rõ rệt, còn sau 1-2 tháng, các cơn đau đã giãn dần ra, mức độ đau sẽ giảm dần, sau đó sẽ không còn đau nữa. Vì đây là bệnh mạn tính nên người bệnh nên dùng lâu dài, khi acid uric trong máu đã về an toàn thì có thể giảm liều xuống còn 2 viên/ngày để duy trì. Vì BoniGut có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên tôi rất yên tâm cho bệnh nhân của mình dùng mà không lo về tác dụng không mong muốn”.
Bài viết trên đây đã đưa ra những nguyên nhân bệnh gút đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh này. Hy vọng, qua bài viết bạn đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mình, chúc bạn sớm đẩy lùi được cơn gút cấp và ngăn ngừa được những biến chứng mà bệnh gút mang lại.
Xem thêm:
Bảo bối giúp chấm dứt những cơn gút triền miên
Bệnh gút vẫn ngiện nhậu, đêm về khóc thét