Mục lục [Ẩn]
Để hạ axit uric máu, người bệnh gút thường sử dụng thuốc tây y. Tuy chúng có hiệu quả nhanh nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ, không phù hợp khi sử dụng lâu dài. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ các giải pháp an toàn hơn giúp giảm axit uric theo nhiều cơ chế khác nhau, mời các bạn cùng đón đọc!
Giải pháp giúp giảm axit uric máu cho người bệnh gút là gì?
Vai trò của axit uric trong cơ thể
Axit uric được sinh ra từ quá trình phân hủy các tế bào chết của cơ thể và nhân purin trong thức ăn. Nó chủ yếu được biết đến như một chất thải nhưng thực tế, axit uric cũng có một số tác dụng tốt như:
- Kích thích hệ thần kinh tương tự caffeine, tăng khả năng tập trung.
- Đặc tính chống oxy hóa có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp trung hòa các hợp chất có gốc hydroxyl, hydro peroxide, thậm chí cả sắt chelate, giảm nguy cơ dư thừa sắt cho cơ thể.
Bình thường, ở nam giới, nồng độ axit uric trong máu khoảng 420 µmol/l và ở nữ là 360 µmol/l. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng này thì sẽ gọi là tăng acid uric máu, dần hình thành bệnh gút.
Nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu
Những nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu bao gồm:
- Chế độ ăn giàu protein (đạm) như: Thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê…) hải sản (tôm, cua, cá biển, mực), nội tạng động vật (gan, lòng, dạ dày…). Những loại đồ ăn này chứa nhiều nhân purin, khiến cơ thể tăng sản xuất axit uric.
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng axit uric máu
- Ăn nhiều thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Các loại măng, nấm, giá đỗ… Chúng thúc đẩy cơ thể tăng tạo axit uric.
- Tiêu thụ nhiều đồ ăn có lượng lớn đường fructose: Socola, mật ong, trái cây sấy, nước ngọt… Chúng dễ làm gan bị quá tải, hình thành chất béo, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.
- Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như: Rượu bia. Sản phẩm chuyển hóa của chúng cạnh tranh đào thải với axit uric, đồng thời bia cũng là nguồn purin dồi dào.
- Thói quen nhịn ăn: Khi bạn nhịn ăn, mức ketone trong cơ thể sẽ tăng lên. Ketone là cụm từ bao gồm 3 thành phần chính: Acetone, acetone acetic và acid beta-hydroxybutyric. Chúng là sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa chất béo, được tích lũy trong huyết tương và bài tiết qua nước tiểu. Khi chúng tăng cao, ketone sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric. Nghiên cứu cho thấy, việc nhịn ăn có thể gây tăng 4.1 - 10.7mg/dl lượng axit uric trong máu.
Nhịn ăn có thể gây tăng 4.1 - 10.7mg/dl lượng axit uric
- Yếu tố di truyền: Sự thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzyme hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP) khiến cơ thể tăng sản xuất axit uric máu.
Hiện tượng này có tính chất di truyền, do đó khi bố mẹ bị thiếu HPRT1, con của họ sẽ có nguy cơ cao bị tăng acid uric máu, hình thành bệnh gút.
- Sử dụng thuốc tây làm tăng axit uric: Các thuốc lợi tiểu thiazid; lợi tiểu quai furosemide, thuốc aspirin liều thấp, ethambutol và pyrazinamid của nhóm thuốc chống lao…
- Các bệnh lý về thận: Axit uric chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, khi bạn có các bệnh lý liên quan như suy thận, viêm cầu thận… thì khả năng bài tiết axit uric sẽ giảm đi, từ đó làm tăng nồng độ chất này trong máu.
Khi acid uric máu tăng cao, tinh thể muối urat sẽ hình thành. Chúng lắng đọng ở các khớp và gây cơn gút cấp khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Khớp sưng đỏ, bỏng rát, thường xuất hiện lần đầu ở ngón chân cái, sau đó lan sang các khớp khác. Cơn đau thường kéo dài 5-7 ngày sau đó giảm dần mức độ đau và khớp trở về bình thường.
Cơn đau gút cấp thường kéo dài 5-7 ngày
Nếu axit uric máu tăng cao trong thời gian dài, cơn gút cấp sẽ tái phát lại nhiều lần trở thành bệnh gút mãn tính, đồng thời tăng nguy cơ người bệnh gặp các biến chứng vô cùng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận… Vì vậy, để kiểm soát gút, nhiệm vụ quan trọng của người bệnh là sử dụng giải pháp giảm axit uric về ngưỡng an toàn.
Giải pháp giúp giảm axit uric máu cho người bệnh gút
Người bệnh gút thường sử dụng thuốc tây y như Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat… để hạ axit uric máu. Tuy nhiên, chúng dễ gây tác dụng phụ hại đến gan thận, không phù hợp với bệnh lý mãn tính phải dùng thuốc lâu dài. Vì vậy, người bệnh gút nên tham khảo các giải pháp khác như:
Bổ sung chất kiềm để trung hòa axit uric
Đặc tính hóa học của axit uric là dễ bị trung hòa bởi các chất có tính kiềm. Do đó, việc bổ sung chất kiềm là giải pháp hữu hiệu dành cho người bệnh gút. Bạn có thể tham khảo sử dụng kali citrat hoặc natri bicarbonat (baking soda). Cách dùng rất đơn giản, bạn lấy một thìa cà phê các muối đó hòa tan với khoảng 355 ml nước rồi uống lúc đói hoặc trước khi đi ngủ.
Bổ sung chất kiềm giúp trung hòa axit uric máu
Lưu ý, bạn không nên uống nước kiềm ngay trong bữa ăn bởi nó sẽ trung hòa với dịch axit dạ dày, gây khó tiêu.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế các loại thực phẩm gây tăng axit uric máu đã nêu ở phần trên.
- Tích cực bổ sung nhiều loại rau củ quả, nhất là anh đào đen, cần tây.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Hiện nay, y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thảo dược quý giúp hạ axit uric trong máu, cải thiện tốt bệnh gút như quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, mã đề… Trong đó, nổi trội nhất phải kể đến là tác dụng của quả anh đào đen.
Nhờ thành phần giàu chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanins và các vi chất kali, magie, đồng, sắt, mangan, canxi, kẽm và phốt pho… quả anh đào đen vừa giúp giảm axit uric máu, vừa giảm viêm, giảm đau cơn gút cấp.
Quả anh đào đen
Tác dụng của anh đào đen đã được chứng minh lâm sàng, điển hình là nghiên cứu của đại học y khoa Boston (Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008. Kết quả cho thấy tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60% ở nhóm người dùng bột anh đào đen. Còn chỉ số acid uric thì 100% bệnh nhân hạ acid uric, trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, khi kết hợp quả anh đào đen với các loại thảo dược quý khác sẽ tăng hiệu quả lên gấp nhiều lần so với khi dùng đơn độc một loại thảo dược. Do đó, các nhà khoa học của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals ở Mỹ đã dày công nghiên cứu và kết hợp thành công quả anh đào đen với nhiều loại thảo dược tạo nên công thức toàn diện, bào chế thành dạng viên uống tiện lợi mang tên BoniGut +.
BoniGut + - Bí quyết giúp giảm axit uric, đẩy lùi bệnh gút hiệu quả
BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm có tác dụng vượt trội trên thị trường hiện nay nhờ thành phần kết hợp quả anh đào đen với các loại thảo dược khác, giúp người dùng kiểm soát tốt bệnh gút một cách đơn giản và an toàn.
Tác dụng toàn diện của BoniGut + bao gồm:
- Giúp hạ axit uric máu theo 3 cơ chế đột phá:
+ Giúp ức chế enzyme xanthine oxidase từ đó sẽ ức chế sự hình thành axit uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
+ Giúp trung hòa axit uric máu nhờ hạt cần tây có tính kiềm.
+ Giúp lợi tiểu, tăng đào thải axit uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.
- Giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.
Tác dụng toàn diện của BoniGut +
Hơn nữa, các thành phần trong BoniGut + đều được trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giữ lại những chất có tác dụng, loại bỏ những tạp chất, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ axit uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, phòng ngừa các biến chứng bệnh gút như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...
Tôi đã vượt qua bệnh gút nhờ uống BoniGut + đấy!
Đây chính là lời chia sẻ chân thật đến từ hàng vạn bệnh nhân gút sau khi sử dụng BoniGut + của Mỹ. Chẳng hạn như trường hợp của bác Hoàng Xuân Quyền (75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
Bác Hoàng Xuân Quyền và sản phẩm BoniGut +
“Bác bị gút vì ngày còn trẻ bác hay uống rượu bia, ăn nhậu cùng anh em. Ban đầu, bác thấy chân hơi đau nhưng chủ quan, không để ý. Về sau, cơn gút cấp ập tới, chân bác sưng đỏ đau khủng khiếp, không đi lại được. Bác đi khám thì axit uric máu đã lên tới 593 µmol/l. Khi uống thuốc tây, bác có đỡ nhưng lại bị đau bụng, tiêu chảy”.
“Nhờ BoniGut + của Mỹ mà giờ bác đã hết khổ vì bệnh gút. Lúc đầu đau cấp, bác uống 8 viên một ngày. Về sau hết đau, bác giảm xuống liều 4 viên chia 2 lần. Sau khoảng 3 tháng, chỉ số acid uric máu chỉ còn 405 µmol/l, bác cũng không thấy cơn đau nào xuất hiện. Duy trì đều đặn BoniGut + hơn 1 năm nay bác không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Hay nhất là giờ đây bác ăn uống thoải mái hơn nhưng không hề bị đau lại”.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết giải pháp giúp giảm axit uric máu cho người bệnh gút. Để kiểm soát bệnh này hiệu quả, sử dụng BoniGut + của Mỹ chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM: