Mục lục [Ẩn]
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường gắn liền với tuổi tác của nam giới. Tuổi càng cao, kích thước tuyến càng tăng sinh mạnh. Thêm nữa, tình trạng bệnh còn ảnh hưởng từ chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Nếu nam giới không chú ý xây dựng lối sống khoa học mà duy trì thói quen xấu, phì đại tuyến tiền liệt sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Những thói quen xấu khiến bệnh phì đại tuyến tiền liệt ngày càng tồi tệ
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt gắn liền với tuổi tác của nam giới
Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý chỉ có ở nam giới, xảy ra khi kích thước tiền liệt tuyến tăng sinh quá mức.
Tuyến tiền liệt là bộ phận nhỏ như hạt đậu, nằm ở trước bàng quang và bao quanh ống niệu đạo. Khi bị phì đại, nó sẽ chèn ép và kích thích vào hai bộ phận này. Từ đó, nó gây ra hàng loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Bình thường, kích thước tuyến tiền liệt chỉ khoảng 15 - 25g. Tuy nhiên từ tuổi 40 trở đi, cơ thể nam giới tăng tổng hợp hormone dihydrotestosterone (DHT). Chúng kích thích tế bào trong tuyến tiền liệt tăng sinh mạnh mẽ, làm tăng kích thước tuyến (có thể tới 100g) và hình thành bệnh.
Tuổi càng cao, nam giới càng dễ bị phì đại tuyến tiền liệt. Ở tuổi 50, có đến 63% nam giới mắc bệnh này. Khi đến tuổi 80, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên đến 90%. Nếu không điều trị sớm, tuyến tiền liệt phì đại quá mức sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bí tiểu hoàn toàn, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, suy thận…
Ngoài tuổi tác, một số thói quen xấu của nam giới cũng khiến bệnh tình tồi tệ hơn.
Hình ảnh tuyến tiền liệt phì đại chèn ép vào đường niệu
Những thói quen xấu khiến bệnh phì đại tuyến tiền liệt ngày càng tồi tệ
Một số thói quen xấu làm trầm trọng thêm bệnh phì đại tuyến tiền liệt bao gồm:
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Khi ăn nhiều thực phẩm cay nóng (như ớt, tỏi, hành…), thức ăn nhiều dầu mỡ (món chiên, rán, đồ ăn chế biến sẵn) dễ gây ra tình trạng táo bón. Lúc này, phân trong trực tràng sẽ đẩy về phía trước, gây chèn ép lên tuyến tiền liệt, ngăn chặn tuần hoàn máu ở khu vực đó, làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Uống nước không đúng cách
Với người bình thường, lượng nước cần cho cơ thể hoạt động khoảng 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống quá ít nước sẽ gây kết sỏi ở hệ thống tiết niệu và làm cho nước tiểu bị cô đặc. Điều đó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt như tiểu khó, tiểu bí, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết,...
Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là gần giờ đi ngủ thì sẽ khiến triệu chứng tiểu đêm tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh phì đại tuyến tiền liệt cần hạn chế uống nước vào buổi tối, chỉ nên bổ sung đủ lượng nước vào ban ngày.
Lười vận động
Nam giới thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ (nhân viên văn phòng, lái xe …) hoặc có thói quen ít vận động sẽ vô tình tạo gánh nặng cho tuyến tiền liệt. Khi tuyến này bị chèn ép, phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài sẽ khiến các triệu chứng rối loạn tiểu tiện tiến triển theo hướng tiêu cực.
Nam giới lười vận động khiến bệnh phì đại tuyến tiền liệt tồi tệ hơn
Nhịn đi tiểu
Nhiều người vì tính chất công việc hoặc đơn giản là do thói quen nên thường xuyên nhịn đi tiểu. Thói quen xấu này khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá lâu, làm tăng nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, suy thận…
Uống chất kích thích
Rượu bia và các đồ uống chứa cafein (trà, cà phê,...) đều là các chất lợi tiểu, gây kích thích bàng quang, làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Những thói quen nêu trên rất thường gặp ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Chúng tác động, khiến các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Quá trình điều trị cũng gặp khó khăn hơn. Vậy người bệnh nên làm gì để giải quyết bệnh này?
Cách khắc phục bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Để khắc phục bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bạn nên kết hợp các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tránh thói quen xấu:
- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối.
- Hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia và các loại chất kích thích khác.
- Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Tăng cường vận động: Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể hoạt động tốt, thư giãn tinh thần hiệu quả. Điều này sẽ góp phần giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
- Thăm khám định kỳ: Bạn nên thăm khám đúng theo chỉ dẫn để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên thăm khám định kỳ
- Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên để co nhỏ tuyến tiền liệt bị phì đại: Bệnh này gắn liền với tuổi tác, sẽ phải dùng thuốc lâu dài. Tuy nhiên, thuốc tây y gây nhiều tác dụng phụ, giảm khả năng sinh lý, ảnh hưởng đến chức năng gan thận nên không phải là giải pháp tối ưu.
Lúc này, có thể bạn sẽ cho rằng, đi phẫu thuật tuyến tiền liệt là xong. Thế nhưng, phẫu thuật không giải quyết nguyên nhân gây bệnh (cơ thể tăng sinh hormone DHT). Vì vậy, chỉ sau một thời gian, tuyến tiền liệt sẽ phì đại trở lại. Hơn nữa, người có tuổi mà phẫu thuật sẽ dễ gặp nhiều di chứng, khả năng phục hồi kém.
Do đó, biện pháp tối ưu cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt là dùng sản phẩm BoniMen của Canada. BoniMen vừa giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, vừa tác động đến nguyên nhân, co nhỏ kích thước tuyến tiền liệt. Thêm nữa, sản phẩm còn giúp chống viêm, phòng ngừa các biến chứng bệnh hiệu quả.
Bạn chỉ cần dùng 4-6 viên mỗi ngày chia 2 lần, sau 2-3 tuần, triệu chứng rối loạn tiểu tiện đã cải thiện. Sau khoảng 3 tháng, kích thước tuyến tiền liệt phì đại sẽ giảm rõ rệt.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những thói quen xấu khiến phì đại tuyến tiền liệt tồi tệ hơn. Để kiểm soát tốt bệnh này một cách nhanh nhất, bạn nên sử dụng BoniMen kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Những lưu ý sau khi mổ phì đại tiền liệt tuyến và cách phòng ngừa tái phát
- Bị tiểu són ở nam giới là bệnh gì? Khắc phục ra sao?