Mục lục [Ẩn]
Miền bắc đang bước vào mùa lạnh, nhiệt độ giảm nhanh, điều này khiến nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ không khỏi lo lắng. Bởi đây là khoảng thời gian mà các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ rất dễ bùng phát. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chia sẻ rằng, trong những năm gần đây, vào khoảng thời gian trời trở lạnh, số lượng bệnh nhi nhập viện do bệnh hô hấp tăng lên đáng kể. Vậy làm cách nào để phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ em khi trời chuyển lạnh? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Phải làm sao để phòng ngừa các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ khi trời chuyển lạnh?
Tại sao trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp khi trời chuyển lạnh?
Theo các bác sĩ thì trẻ em, đặc biệt lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi dễ bị mắc các bệnh về hô hấp khi trời trở lạnh, nhẹ thì cảm lạnh, cảm cúm, bị ho, sổ mũi, viêm phế quản,... nặng hơn là viêm phổi.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi đã cướp đi sinh mạng của gần 20 trẻ nhỏ mỗi giây, chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 2,9 triệu lượt mắc bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi.
Các bác sĩ lý giải nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp khi trời chuyển lạnh là do:
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi mùa đông đến, ngày ngắn đêm dài, nhiệt độ hạ thấp, chúng chính là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm, trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vốn đã yếu, khi trời trở lạnh, các bé sẽ càng yếu hơn, dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.
- Khí hậu lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến là các bệnh về hô hấp.
Khi trời trở lạnh, vi khuẩn, virus dễ sinh sôi và phát triển gây bệnh cho trẻ
Các bệnh về hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ khi trời trở lạnh
Dưới đây là các bệnh về hô hấp trẻ nhỏ thường gặp khi trời trở lạnh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
Bệnh về hô hấp ở trẻ: Cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý gây ra bởi các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh thường có các triệu chứng như: Sốt nhẹ, ho, sổ mũi, kém ăn và đau họng kéo dài trong khoảng 1 tuần.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước dừa- thức uống tăng cường điện giải và ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp…
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường.
- Sử dụng chanh đào ngâm mật ong hoặc bạc hà để giúp trẻ giảm ho.
Thông thường, khi mắc bệnh này trẻ sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh và run rẩy, ho khan thì cha mẹ cần đưa con đến viện để được điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ bị cảm lạnh nên tăng cường bổ sung nước và điện giải
Bệnh về hô hấp ở trẻ: Cảm cúm
Đây là bệnh do virus cúm A, cúm B gây ra, có rất nhiều triệu chứng khá giống với cảm lạnh như sốt nhưng trẻ thường sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn. Ngoài ra trẻ khi bị cảm cúm thường xuất hiện thêm tình trạng ớn lạnh, đau nhức cơ bắp, hay quấy khóc… Một số trẻ có thể kèm theo đau bụng, tiêu chảy…
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm cha mẹ cần:
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Đồng thời cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, chia thành các bữa nhỏ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu con sốt trên 38,5 độ C, liều lượng tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Nếu trẻ vẫn sốt cao liên tục trên 3 ngày, dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm, trẻ bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn, khó thở, thở nhanh… thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện kịp thời.
Khi con bị cảm cúm, cha mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản thường là do các virus, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp VRS (chiếm 30 - 50% các trường hợp). Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và các triệu chứng của căn bệnh này tương tự như cảm lạnh, đó là sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ… Sau đó khoảng 1 tuần trẻ sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè…
Trong trường hợp bệnh còn nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc cho trẻ tương tự như khi con cảm lạnh. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng thì phụ huynh cần cho trẻ nhập viện ngay lập tức để điều trị.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản có dấu hiệu khó thở cần được nhập viện điều trị
Viêm phổi
Viêm phổi cũng là một trong các bệnh về hô hấp mà trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc phải khi trời trở lạnh. Đây tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng.
Khi mắc viêm phổi trẻ sẽ có các triệu chứng như ho vừa đến nặng, thở nhanh liên tục, sốt cao, đau tức ngực, tím tái quanh môi, thở rít…
Nếu trẻ có một trong những triệu chứng nghi ngờ viêm phổi như trên thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Vào mùa lạnh, trẻ nhỏ dễ bị viêm phổi
Trên đây là các bệnh về hô hấp điển hình thường gặp ở trẻ khi trời chuyển lạnh. Dù là bệnh lý nào đi chăng nữa thì sức khỏe của trẻ sau khi mắc bệnh đều sẽ suy giảm. Do đó, tốt nhất là cha mẹ nên chủ động tìm giải pháp phòng ngừa cho con ngay từ đầu.
Giải pháp giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ khi trời trở lạnh
Để ngăn ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh, đặc biệt là mũi và họng.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi đồ chơi hay đi vệ sinh…
- Bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tăng khả năng chống chọi bệnh tật: Một trong những sản phẩm đã và đang được hàng vạn các bậc phụ huynh tin dùng chính là BoniKiddy + của Mỹ.
BoniKiddy +- Món quà từ thiên nhiên giúp con yêu khỏe mạnh
BoniKiddy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp khi trời trở lạnh nhờ công thức toàn diện, ưu việt mà không sản phẩm nào có được.
Công thức thành phần của BoniKiddy + gồm có:
- Sữa non: Cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF... giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.
- Bột hoa cúc tây: Là loại thảo dược lành tính, từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp bé tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Bên cạnh đó, BoniKiddy + còn chứa thành phần sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho các con. Điều này cũng gián tiếp góp phần tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật cho các bé.
Công thức toàn diện của BoniKiddy +
Đặc biệt, BoniKiddy + tại Mỹ còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
Với công thức toàn diện như trên, khi dùng BoniKiddy + hàng ngày sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp hoặc khi mắc bệnh thì cũng sẽ nhanh khỏe hơn.
Dùng BoniKiddy + sau bao lâu thì có tác dụng?
Tất cả các bé đang gặp tình trạng ốm yếu, thường xuyên ốm vặt, biếng ăn chậm lớn hoặc bị rối loạn đường tiêu hóa đều có thể bổ sung thêm BoniKiddy + :
- Với các bé dưới 3 tuổi, mẹ cho bé dùng BoniKiddy + với liều 1 viên/ lần, ngày 2 lần.
- Với các bé từ 3 tuổi trở lên, mẹ cho con dùng với liều 2 viên/ lần, ngày 2 lần.
Sau khoảng 1 tháng, tình trạng biếng ăn hay ốm vặt sẽ bắt đầu được cải thiện. Và khi dùng đủ liệu trình 3 tháng, các bé sẽ ăn ngon miệng hơn, khỏe mạnh hơn, giảm tần suất ốm vặt đáng kể.
Cảm nhận của các bậc phụ huynh khi cho con dùng BoniKiddy +
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniKiddy + đã nhận được sự tin tưởng của hàng vạn bậc phụ huynh và trở thành “người bạn” đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em trên khắp đất nước Việt Nam. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Chị Nguyễn Phương Thanh – mẹ bé Nhữ Quý Lâm, 3 tuổi, ở số 25/14 Trần Thánh Tông, khu 7, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương.
Bé Nhữ Quý Lâm, 3 tuổi
Chị Thanh chia sẻ: “Bé Lâm từ nhỏ đã hay sổ mũi, ho đờm, đặc biệt là vào những ngày trời trở lạnh thì con cứ ốm miết thôi. Đến năm 3 tuổi con vẫn thường xuyên ốm, chị cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán con bị viêm phế quản, phải dùng thuốc tây nhiều lắm. Có lần bé nhập viện và dùng thuốc cả tháng trời, mà tình trạng ho đờm vẫn không đỡ”.
“Tình trạng này cứ thế kéo dài cho đến khi chị biết đến và cho con dùng BoniKiddy + của Mỹ. Lúc bé đang ốm, chị cho bé sử dụng BoniKiddy + kèm với thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau gần 1 tuần, bé đã hết ho và sổ mũi. Mừng quá, chị kiên trì cho bé dùng sản phẩm tới hơn 4 tháng thì bé chưa bị ốm lại lần nào. Không những vậy, bé còn ăn ngon miệng hơn, cân nặng cứ tăng đều đều hàng tháng. BoniKiddy + tốt thật đấy!”
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh biết được các bệnh về hô hấp thường gặp ở trẻ khi trời chuyển lạnh cũng như giải pháp khắc phục, phòng ngừa bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất nhé!
XEM THÊM:
- Bí quyết vàng cho các bà mẹ có trẻ biếng ăn chậm tăng cân
- Điểm danh 5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại