Điểm danh 5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại

Cập nhập: Thứ năm, 25/08/2022

Mục lục [Ẩn]

 

     Mùa tựu trường luôn là thời điểm khiến cho nhiều cha mẹ phải lo lắng. Bởi lẽ, ở trường học, trẻ em sẽ không có sự bảo vệ đặc biệt từ cha mẹ và phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau. Việc chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, hệ miễn dịch còn yếu và nhiều yếu tố khác biến trẻ em thành mục tiêu”tiềm năng” của nhiều loại bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại nhé!

 

5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại là gì?

5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại là gì?

 

Điều gì khiến cho trẻ em thường dễ mắc bệnh khi đi học trở lại?

   Trẻ hay bị ốm mỗi khi đi học trở lại là điều khiến cho bất kỳ cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an mỗi khi mùa tựu trường đến. Có nhiều cha mẹ cho biết, con của họ mới chỉ đến lớp được vài hôm đã ốm sốt, phải nghỉ học. Và sau khi khỏi bệnh, đi học là bé lại tiếp tục ốm thêm một vài trận nữa.

   Tình trạng này được bắt gặp nhiều nhất ở những trẻ mới đi học mầm non, mẫu giáo và bậc tiểu học. Những yếu tố khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh khi đi học trở lại có thể kể đến như:

- Sức đề kháng của trẻ còn kém.

- Chưa có đủ nhận thức để tự bảo vệ bản thân khỏi các mầm bệnh.

- Lười ăn, không chịu ăn dẫn đến cơ thể thiếu chất.

- Chơi đùa và ra mồ hôi nhiều.

- Tiếp xúc với nhiều bạn bè, dùng chung đồ chơi, vật dụng của nhau.

  Vậy, những loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại là gì?

 

Dùng chung đồ có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh

Dùng chung đồ có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh

 

5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại là gì?

   Do thể trạng và đặc trưng của môi trường học đường, trẻ em có thể gặp phải nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, 5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại có thể kể đến như:

Thủy đậu

   Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh lây truyền nhanh từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn của đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng. Thủy đậu là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em vì trẻ nhỏ không thể tự miễn dịch với virus này.

   Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Bên cạnh đó, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, ho, đau đầu, người mệt mỏi, chán ăn,..

   Thủy đậu là bệnh lành tính và sẽ khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách, trẻ vẫn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, lở loét, viêm màng não, viêm phổi, viêm cầu thận,...

 

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác

 

Tay chân miệng

    Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh gây ra bởi virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, Enterovirus gây bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm hơn.

    Trẻ em mắc bệnh có thể xuất hiện những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng với các triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong.

 

Bệnh tay chân miệng thường bùng phát thành dịch

Bệnh tay chân miệng thường bùng phát thành dịch

 

Bệnh sởi

    Sởi cũng là một bệnh lý dễ lây nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi do virus gây ra. Virus có thể tồn tại ngoài môi trường tới 2 giờ, và dễ dàng lây lan trong không khí từ người này sang người khác.

    Sau khi ủ bệnh khoảng 10 - 12 ngày, trẻ mắc bệnh sởi sẽ có một số biểu hiện như: Sốt, sổ mũi, ho khan, phát ban, viêm kết mạc,...

    Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Khô loét giác mạc mắt, viêm tai giữa, viêm phổi,...

 

Sởi cũng là bệnh rất dễ lây nhiễm

Sởi cũng là bệnh rất dễ lây nhiễm

 

Cảm cúm

   Cảm cúm cũng là căn bệnh mà trẻ em dễ mắc phải khi đi học trở lại. Đối với người lớn, cúm có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, cúm có thể trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Tiêu chảy

   Tiêu chảy cũng là vấn đề thường được bắt gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, đặc biệt là ở trẻ mầm non và mẫu giáo. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy cũng khá đa dạng do trẻ vô tình tiếp xúc với mầm bệnh khi chơi đùa, ăn phải đồ ăn lạ, thói quen sinh hoạt chung dẫn đến nhiễm virus từ trẻ khác,...

   Tiêu chảy là bệnh cấp tính dễ gây mất nước, đồng thời nó cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ. Phần lớn các trường hợp, cha mẹ có thể điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà bằng cách bù nước (ăn cháo hoặc súp,...) và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

   Nếu trẻ bỏ bú, bỏ ăn, mệt lả, khát nước, ói liên tục, sốt, đi ngoài có máu, li bì, co giật,... thì cần cho trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

 

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em

 

   Vậy, cha mẹ sẽ cần làm gì để phòng ngừa các loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại?

 

Biện pháp phòng ngừa các loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại

     Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Đối với trẻ em, mỗi lần mắc bệnh còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, chúng ta không khó để nhận thấy, những trẻ hay ốm thường có thể trạng gầy yếu, còi cọc, thiếu cân, chậm lớn.

    Vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ từ sớm. Những biện pháp mà cha mẹ nên thực hiện có thể kể đến như:

- Dạy trẻ cách tự phòng bệnh như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, không chơi đùa ở những nơi kém vệ sinh, không cho tay lên mắt, mũi, miệng,...

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ, không để trẻ dùng chung đồ với các trẻ khác.

- Chú ý lịch tiêm chủng định kỳ cho trẻ. Tiêm chủng vẫn luôn là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Trao đổi với giáo viên về các loại thực phẩm trẻ không ăn được để hạn chế tình trạng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.

 

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tự phòng bệnh

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tự phòng bệnh

 

- Sử dụng sản phẩm BoniKiddy +: Cha mẹ cũng nên sử dụng những sản phẩm tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ chống lại được những tác nhân gây bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay, một sản phẩm đang nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc cha mẹ chính là BoniKiddy + của Mỹ.

 

BoniKiddy + - Bí quyết giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh

     BoniKiddy + là sản phẩm với công thức vô cùng ưu việt giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp trẻ chống lại được nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Đồng thời, thành phần của BoniKiddy + đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn với trẻ em.

    BoniKiddy + gồm có những thành phần sau:

- Sữa non có chứa nhiều loại protein miễn dịch, các vitamin, kháng thể, immunoglobulin,... Sữa non sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, lấp đầy những khoảng trống trong hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Đồng thời, sữa non cũng giúp não bộ của trẻ phát triển, cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

- Bột cúc tây có tác dụng tăng cường mạnh mẽ chức năng của đại thực bào phế nang, giúp tăng cường miễn dịch của phổi.

- 5 tỷ lợi khuẩn gồm 2 chủng: Lactobacillus Acidophilus và Streptococcus Thermophilus giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, giúp phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa.

- Sữa ong chúa chứa rất nhiều acid amin, các nguyên tố vi lượng, vitamin nhóm B, acid folic, protein,… giúp tăng cường hấp thu, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Sữa ong chúa cũng giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.

- Men bia chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất (Photpho, kali, vitamin nhóm B, E, …) và có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hấp thu và giảm tình trạng biếng ăn.

 

Thành phần của BoniKiddy +

Thành phần của BoniKiddy +

 

       BoniKiddy +  được sản xuất bởi hệ thống máy móc hiện đại bằng công nghệ Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước nano (dưới 70nm). Từ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, hạn sử dụng kéo dài, loại bỏ được tạp chất, làm tăng khả năng hấp thụ lên tới 100%.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniKiddy +

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniKiddy + đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng của hàng vạn bậc phụ huynh, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Chị Hoàng Thị Tân (mẹ hai bé Tú Linh, 5 tuổi và Minh Khuê, 3 tuổi), địa chỉ tại: đội 3, xã Thượng Vũ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

   Chị Tân chia sẻ: “Từ hồi còn bé, hai nhóc nhà chị đã hay bị ốm vặt. Đến khi đi học thì còn ốm nhiều hơn. Nhất là khi vào mùa cúm virus, hai đứa đều bị ốm, sốt liên tục. Mỗi lần như vậy, hai bé nằm ngủ li bì suốt, chả ăn uống được gì. Cũng chính vì thế, hai bé cứ mãi còi cọc, không được như bạn bè, lại thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nữa.”

   “Ấy vậy mà, từ khi chị biết được sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ, chị cho hai bé dùng đều đặn. Chỉ sau 1 tháng sử dụng, hai bé ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt hơn hẳn, tăng liền hơn 1 cân. Hai bé cũng không còn bị rối loạn tiêu hóa như trước nữa. Quan trọng nhất là, hai bé không còn bị cúm hay ốm vặt gì nữa. Chị vẫn luôn tin tưởng sử dụng sản phẩm này cho hai bé đến tận bây giờ.”

 

Hai bé Tú Linh, 5 tuổi và Minh Khuê

Hai bé Tú Linh, 5 tuổi và Minh Khuê, 3 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh về 5 loại bệnh trẻ em thường gặp khi đi học trở lại, cũng như cách phòng ngừa. BoniKiddy + là sản phẩm vô cùng ưu việt giúp bé tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh tim bẩm sinh và những điều cha mẹ cần lưu tâm

Bệnh tim bẩm sinh là một bệnh khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ thường do dị tật bẩm sinh. Chi phí chữa bệnh này khá tốn kém và không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả được. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.

Những biểu hiện ở trẻ có hệ miễn dịch kém mà cha mẹ cần biết

Trẻ bị ốm thường xuyên là một trong những biểu hiện của trẻ có hệ miễn dịch kém. Vậy, những dấu hiệu khác là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Top 10 cách chữa bí tiểu dân gian cho nam giới

Những cách chữa bí tiểu dân gian là gì? Hiệu quả ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Cách đẩy lùi tình trạng đau quặn bụng từng cơn do đại tràng co thắt là gì?

Người bệnh cần làm gì để đẩy lùi những cơn đau bụng do đại tràng co thắt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi