Mục lục [Ẩn]
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng hệ thống tiêu hoá có vấn đề với các triệu chứng gây khó chịu như bị co thắt đường tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Trong đó, thể táo bón là dạng hội chứng ruột kích thích thường gặp. Mời bạn cùng tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích thể táo bón trong bài viết sau!
Hội chứng ruột kích thích thể táo bón là gì?
Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C) là gì?
Hội chứng ruột kích thích có 3 thể là:
- IBS thể táo bón (IBS - C): Bệnh nhân bị khó chịu, đầy hơi, khó đi vệ sinh nặng hoặc đi vệ sinh nặng không thường xuyên, phân sần và cứng.
- IBS thể tiêu chảy: Bệnh nhân bị đau bụng, khó chịu, đi vệ sinh nhiều, không thể nhịn đi vệ sinh, phân lỏng.
- IBS với táo bón xen kẽ và tiêu chảy: Bệnh nhân có cả 2 triệu chứng trên.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thể táo bón
Các triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích thể táo bón bao gồm:
- Táo bón: Táo bón là triệu chứng phổ biến và đặc trưng của IBS-C. Người bệnh IBS-C thường gặp khó khăn trong việc đi tiêu, phân thường cứng và khô, khó đẩy phân ra khỏi cơ thể, thậm chí là cảm giác chưa hết phân sau khi đi vệ sinh.
- Đau bụng: Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi cảm thấy căng thẳng. Lúc này nhu động ruột trở nên nhạy cảm, co thắt và gây ra những cơn đau.
- Khó tiêu: Khi bị hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột hoạt động kém khiến người bệnh cảm thấy khó tiêu.
- Đau và khó chịu khi đi vệ sinh: Phân khô và cứng khiến người bệnh thấy đau và khó chịu khi đi vệ sinh.
Biến chứng hội chứng ruột kích thích thể táo bón
Nếu không được kiểm soát tốt, hội chứng ruột kích thích thể táo bón có thể dẫn tới các biến chứng sau:
- Rò hậu môn: Bệnh nhân phải rặn khi đi vệ sinh rất dễ gây ra các vết nứt ở hậu môn, từ đó dẫn đến rò hậu môn.
- Sỏi phân: Phân đóng khuôn chặt trong trực tràng không đẩy ra ngoài được.
- Trĩ: Các tĩnh mạch bị sưng và viêm trong thời gian dài do táo bón có thể dẫn đến trĩ.
- Sa trực tràng: Đây là tình trạng trực tràng của bệnh nhân sa ra ngoài hậu môn, phổ biến ở những người có tiền sử táo bón mãn tính.
- Suy dinh dưỡng: Do người bệnh phải kiêng một số thực phẩm để tránh làm trầm trọng thêm triệu chứng.
Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến bệnh trĩ
Làm sao để kiểm soát tốt hội chứng ruột kích thích thể táo bón?
Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc dưới đây có thể được sử dụng điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón:
- Thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng là một trong những nhóm thuốc dùng điều trị hội chứng ruột kích thích kèm táo bón, giúp người bệnh đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc nhuận tràng khi bị táo bón không thường xuyên vì nếu dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài có thể gây hại đến sức khỏe. Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng là sorbitol, duphalac, bisacodyl,...
- Thuốc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể kê liều thấp thuốc chống trầm cảm cho IBS. Thuốc có thể ngăn chặn nhận thức của não về cơn đau trong ruột. Nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc với những hoạt chất như fluoxetin, paroxetin, sertralin,...
- Các thuốc khác: Một số thuốc khác được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón là: Linaclotide, Lubiprostone, Plecanatide,...
Thay đổi lối sống
- Tăng cường chất xơ giúp cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Việc dung nạp các loại rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều chất xơ như rau mồng tơi, táo chuối, cà rốt, dưa leo, bắp cải… điều độ hàng ngày sẽ giúp người bệnh đi cầu dễ dàng hơn.
- Uống 1 ly nước ấm mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp làm mềm ruột và cải thiện hiệu quả hoạt động của nhu động ruột.
- Ngoài ra, người bệnh chú ý uống ít nhất 6-8 ly nước mỗi ngày- một biện pháp khá đơn giản giúp làm mềm các chất thải, ngăn ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả.
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ bị táo bón.
- Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Không nên ăn các loại thức ăn đã qua tinh chế, kiêng chè đặc, bia rượu và các gia vị cay nóng bởi nó có thể gây kích thích ruột co thắt gây đau bụng, làm tắc nghẽn đường ruột khiến cho triệu chứng táo bón tăng nặng.
- Tập thể dục hàng ngày, siêng năng vận động, hạn chế ngồi lâu 1 chỗ cũng là cách giảm táo bón hiệu quả.
Sử dụng BoniBaio+ của Mỹ
BoniBaio+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần sau:
- 5- HTP: Giúp giải tỏa căng thẳng, stress, loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.
- Bạch truật kết hợp cùng bạc hà và lá bài hương: Giúp điều hòa nhu động ruột, giảm co thắt đại tràng.
- 6 tỷ lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho người bệnh, giúp người bệnh tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
- Các thành phần hỗ trợ khác giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng như: Hạt thì là, inulin giúp cung cấp chất xơ, giảm táo bón. Lô hội, L- arginine giúp mát gan, trợ tiêu hóa. Gừng, hoàng liên giúp chống viêm kháng khuẩn hiệu quả.
Nhờ có thành phần toàn diện như trên, BoniBaio+ chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích.
Công thức toàn diện của sản phẩm BoniBaio+
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích thể táo bón và các biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về hội chứng ruột kích thích hoặc sản phẩm BoniBaio+, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?
- Viêm đại tràng giả mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị