Viêm đại tràng mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước được. Từ việc gây xuất huyết đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng đến nguy cơ ung thư đại tràng có thể xảy ra nếu như người bệnh thiếu kiến thức, điều trị không đúng cách cũng như không giữ gìn trong sinh hoạt và ăn uống. Dưới đây là 5 biến chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng mà mọi người nên biết:
- Xuất huyết đại tràng
Xuất huyết đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương viêm nhiễm gây chảy máu nhiều lần. Biến chứng này thường gặp ở những người trưởng thành thường xuyên có thói quen ăn uống không điều độ đúng cách, căng thẳng thần kinh kéo dài…
Triệu chứng của xuất huyết đại tràng là người bệnh có tình trạng lẫn máu trong phân kèm theo hiện tượng đau bụng, khó đại tiện. Bệnh càng kéo dài thì tổn thương gây ra càng rõ ràng, nặng hơn và được phân theo giai đoạn gồm:
- Giai đoạn nhẹ: Giai đoạn mới phát bệnh và chưa có khả năng gây ra các biến chứng. Ở mức độ này người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng đi đại tiện phân nhầy, có kèm lẫn theo máu khoảng 1-2 lần trong ngày. Kèm theo hiện tượng đau bụng quặn nhẹ, người mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Giai đoạn nặng: cơn đau bụng có thể lan tới toàn bộ đại tràng sang ruột non nên vùng đau bụng sẽ rộng, đau dữ dội và kèm theo tình trạng đi phân nhầy có kèm theo nhiều máu xen lẫn vào và đi đại tiện nhiều có khi là 4-6 lần/ ngày. Sốt cao, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh là những triệu chứng kèm theo.
Để điều trị xuất huyết đại tràng, người bệnh có thể điều trị nội khoa, chưa cần áp dụng phương pháp can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng và giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Giãn đại tràng cấp tính
Khi bị giãn đại tràng cấp tính, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng loét và thủng gấp nhiều lần. Bị giãn đại tràng cấp tính người bệnh thường có những biểu hiện như đau bụng dữ dội, chướng bụng, có thể dẫn đến hôn mê, khi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong rất cao.
Để điều trị bệnh giãn đại tràng cấp tính, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, bên cạnh đó để phòng tránh bệnh, mọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.
- Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột không đặc hiệu, nguyên nhân gây viêm mãn tính của đường tiêu hóa, có đặc điểm là đau bụng và tiêu chảy. Viêm loét đại tràng thường chỉ ảnh hưởng đến ở lớp niêm mạc đại tràng. Nó xảy ra chỉ trong ruột già, không giống như bệnh Crohn, xảy ra trong bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa và thường lây lan sâu vào các lớp mô bị ảnh hưởng. Viêm loét đại tràng có thể gây suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến cả nam và nữ và xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Nguyên nhân là không rõ, và không có nghiên cứu dịch tễ học nào đến nay cho thấy có một tác nhân gây nên căn bệnh này.
Triệu chứng thường gặp của viêm loét đại tràng là chảy máu trực tràng và tiêu chảy, nhưng triệu chứng này có thể gặp ở những bệnh khác. Sự thay đổi của triệu chứng phản ánh sự khác biệt của mức độ bệnh và mức độ viêm. Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường chỉ giới hạn ở trực tràng và một đoạn ngắn của đại tràng nối tới trực tràng, triệu chứng thường nhẹ và có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân bị viêm đại tràng lan rộng. Các loại viêm loét đại tràng khác nhau được phân loại tùy theo vị trí và mức độ lan rộng của viêm. Khi bắt đầu viêm loét đại tràng có thể âm thầm, với máu ẩn trong phân và tiêu chảy cụ thể như: cảm thấy đau bụng và co thắt ruột, cảm thấy khó chịu ở bụng, đi ngoài phân có máu, cảm giác muốn đi ngoài, hay bị tỉnh giấc trong đêm, sụt cân, cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, có thể biểu hiện bệnh ngoài ống tiếu hóa như: viêm khớp hoặc đau khớp, loét miệng - lưỡi, gan thoái hóa mỡ, viêm quanh ống mật, thận thoái hóa dạng tinh bột.
Để chuẩn đoán bệnh có thể tiến hành một số phương pháp như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại tràng, X-quang…
Để điều trị bệnh viêm loét đại tràng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như Corticoid, Sulfasalazin, Azathioprin...ngoài ra người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Xem thêm: Viêm đại tràng - bệnh từ lối sống mà ra
- Thủng đại tràng
Thủng đại tràng thường do viêm đại tràng mãn tính xuất hiện khi sau các đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị trơ trọi khiến các vết loét ăn sâu đến và bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến tình trạng thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này có thể gây tử vong.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủng đại tràng, nhưng thường gặp nhất là 3 nguyên nhân dưới đây:
- Thủng đại tràng do áp lực của phân: khi phân bị ứ đọng trong đại tràng sẽ trở nên cứng hơn và sẽ gia tăng sức ép lên lớp niêm mạc của đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cho đại tràng phải chịu một sức ép quá lớn, bị phình giãn ra và xuất hiện các vết rạn nứt gây thủng đại tràng.
- Nguyên nhân thủng đại tràng xuất phát từ bệnh viêm đại tràng mãn tính: những bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính nếu không được chữa trị tốt và kịp thời sẽ có nguy cơ bị thủng đại tràng do sự lan rộng và ăn sâu của vết loét.
- Ngoài ra những bệnh nhân mắc viêm túi thừa cũng có thể bị thủng đại tràng: túi thừa đại tràng là những túi nhỏ, phồng phát triển trong thành đại tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và manh tràng. Tình trạng viêm túi thừa kéo dài sẽ khiến cho thành đại tràng bị yếu đi dẫn đến thủng rách.
Khi xuất hiện những triệu chứng của thủng đại tràng người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành thăm khám. Bệnh nhân được khâu lỗ thủng đơn thuần nếu như lỗ thủng nhỏ, không bị chảy máu, miệng vết thủng không xơ chai. Ngược lại với những bệnh nhân có vết thủng to, ổ loét xơ chai phải áp dụng đường khâu gấp, lấy mũi kim ở các tổ chức mềm mại xung quanh vết thủng. Nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ khoét bỏ lớp xơ chai xung quanh và khâu vết thủng bằng 2 lớp chỉ, lớp phía trong được khâu bằng chỉ tiêu catgut còn lớp bên ngoài thì khâu bằng chỉ lanh. Kỹ thuật này thường được tiến hành thông qua phẫu thuật nội soi.
- Ung thư đại tràng
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính là ung thư đại tràng, theo thống kê của bộ y tế vào năm 2015 thì có tới 20% người bệnh viêm đại tràng sẽ chuyển thành ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng: đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.
Bệnh ung thư đại tràng phát triển với 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây lan từ đại tràng tới các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn ung thư càng muộn thì tiên lượng sống càng giảm. Ung thư giai đoạn đầu thường phát triển chậm hơn và có tiên lượng tốt hơn.
- Giai đoạn I: đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng, được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, lúc này ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, phát triển trong các lớp của đại tràng.
- Giai đoạn II: trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra và xâm lấn tới các khu vực khác trong đại tràng, nhưng chưa di căn tới các cơ quan khác của cơ thể. Giai đoạn này được phân loại thành các giai đoạn nhỏ IIa, IIb và IIc, dựa trên sự lan xa của các tế bào ung thư.
- Giai đoạn III: trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia thành IIIa, IIIb và IIIc dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư.
- Giai đoạn IV: đây là ung thư đại tràng giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh ung thư đại tràng có thể bao gồm một số nguyên nhân như: polyp đại tràng, các bệnh đại tràng mãn tính, chế độ ăn uống ít chất bã, nhiều mỡ và đạm động vật, yếu tố di truyền…
Khi bị ung thư đại tràng, người bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân lẫn máu, sụt cân, thiếu máu, sốt, có khối u…
Để chuẩn đoán bệnh ung thư đại tràng, người bệnh cần tiến hành các biện pháp lâm sàng, X-quang và nội soi.
Một số biện pháp được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư đại tràng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… bên cạnh đó người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để giảm thiểu bệnh phát triển cũng như phòng ngừa bệnh cho mọi người.
Trên đây là những thông tin cung cấp tới cho mọi người về 5 biến chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng mãn tính, việc nắm bắt được đặc điểm, nguyên nhân của từng bệnh sẽ giúp cho mọi người có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Chiến thắng viêm đại tràng mạn tính nhờ giải pháp từ Mỹ và Canada - BoniBaio +
Qua bài viết vừa rồi chúng ta có thể thấy được rằng viêm đại tràng mạn tính không chỉ đơn giản là gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay với sản phẩm BoniBaio + của Mỹ và Canada người bệnh viêm đại tràng sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa !
BoniBaio với những ưu điểm vượt trội:
+ Công thức toàn diện hơn 12 thành phần kết hợp hài hòa với nhau: 9 thảo dược tự nhiên cùng 6 tỷ lợi khuẩn tiêu hóa và các dưỡng chất thiết yếu (5-HTP, Inulin, L-Arginin) mang đến hiệu quả đột phá, vượt trội .
+ Công nghệ bào chế hiện đại hàng đầu thế giới: công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ và Canada giúp tăng cường khả năng hấp thu cũng như nâng cao hiệu quả tác dụng của các thành phần trong BoniBaio lên mức tối đa.
Nhờ đó BoniBaio sẽ giúp người bệnh kiểm soát và khắc phục hiệu quả tình trạng viêm đại tràng: không những giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà còn giúp ngăn ngừa viêm loét tiến triển, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.
BoniBaio được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.