Mục lục [Ẩn]
Gừng là một loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Bên cạnh làm gia vị, pha trà… gừng còn là một loại thảo dược nổi tiếng với nhiều công dụng cho sức khỏe như tiêu đờm, giải độc và đặc biệt là chống viêm đau. Vì thế có nhiều người thường hay thắc mắc rằng, bệnh gút – căn bệnh được mệnh danh là vua của các loại đau, thì dùng gừng có tốt không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bệnh gút dùng gừng có tốt không?
Bệnh gút là gì? Cơ chế gây bệnh như thế nào?
Bệnh gút (hay gout) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài do cơ thể tăng sản sinh hoặc giảm khả năng đào thải acid uric, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức, mô, khớp gây ra viêm đau cấp tính, đồng thời có thể tái đi tái lại và diễn tiến thành mãn tính.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa bước cuối cùng của protein chứa nhân purin, sau khi tạo thành acid uric sẽ đi vào máu, lưu thông khắp cơ thể. Trong quá trình đó, chúng có thể được trung hòa một phần bởi chất kiềm trong máu đồng thời được đào thải một phần qua thận.
Ở người bình thường nồng độ acid uric trong máu sẽ thấp hơn 420 µmol/L với nam và 360 µmol/L với nữ giới. Khi một người có chế độ ăn uống nạp nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao nhân purin vào cơ thể làm tăng sản sinh ra acid uric hoặc khả năng đào thải acid uric bởi thận của người đó không đáp ứng được lượng quá tải dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Đây chính là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút được đặc trưng bởi tình trạng viêm đau dữ dội, trong khi gừng là loại dược liệu nổi tiếng có thể cải thiện triệu chứng này. Vậy thực tế sử dụng gừng cho bệnh gút có tốt không?
Bệnh gút dùng gừng có tốt không?
Một số đặc điểm chung của gừng
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale thuộc họ Gừng – Zingiberaceae. Gừng là cây thân cỏ, phát triển theo hình ống, gồm nhiều bẹ quấn lấy nhau. Thân cây có thể cao từ 10cm đến 1,25m. Lá gừng thuộc loại lá đơn, không cuống, hình mũi mác, mọc so le thành hai dãy. Mặt lá nhẵn bóng, có mùi thơm, màu xanh đậm, gân lá màu xanh nhạt. Hoa gừng mọc ra từ củ cuống, hoa chỉ xuất hiện khi gừng đã già nên nếu thu hoạch sớm sẽ không thấy hoa gừng. Hoa mọc sát nhau, đài hoa dài từ 1- 2,5cm, màu tím. Phần thân rễ phát triển thành dạng củ gồm nhiều đốt, mỗi đốt lại có mầm non có khả năng mọc thành cây mới.
Củ gừng có màu vàng chanh, vị cay nồng và là bộ phận chính được chế biến thành dược liệu. Củ gừng tươi hay còn được gọi là sinh khương, có tác dụng giúp chống nôn ói, tán phong hàn rất tốt. Việc ngậm gừng tươi, nhai dập làm giảm tình trạng nôn ói rất tốt, đặc biệt cho phụ nữ thai nghén, những người say tàu xe. Củ gừng khô hay còn được gọi là can khương có tính nóng hơn gừng tươi, giúp làm ấm đường tiêu hóa, bổ gan thận. Vỏ củ gừng được gọi là khương bì, có tác dụng giúp lợi tiểu.
Can khương giúp làm ấm đường tiêu hóa, bổ gan thận
Bệnh gút dùng gừng có tốt không?
Trong Y học cổ truyền, bệnh gút đã được biết đến từ lâu với tên gọi thống phong, xếp vào nhóm chứng tý thống – tức là đau do sự bế tắc không thông. Bệnh do ngoại tà (phong – hàn – thấp) xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, ứ trệ khí huyết tại các khớp dẫn đến sưng nóng đỏ đau, sau đó ứ trệ lâu ngày có thể tích tụ thành các u cục gây biến dạng khớp.
Cũng theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm; quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Chính vì thế khi người bệnh gút sử dụng gừng, dược liệu này sẽ có tác dụng giúp làm giãn mao mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, tiêu trừ phong – hàn – thấp, khai thông khí huyết nên sẽ đem lại hiệu quả giảm đau rất tốt.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của y học hiện đại, bên cạnh các thành phần chất đường, chất xơ, chấm đạm, chất béo và các vitamin, nguyên tố vi lượng, củ gừng còn đặc biệt chứa từ 1% - 3% lượng tinh dầu. Thành phần tinh dầu chứa alpha-camphen, beta-phellandrene, eucalyptol và các gingerol. Độ cay của gừng là do các hợp chất gingerol, gingerol và shogaol tạo thành. Đồng thời những chất này cũng đem lại tác dụng giúp chống viêm, chống oxy hóa, góp phần giảm thiểu đau đớn khi cơn gút cấp bùng phát.
Vì thế có thể khẳng định, gừng là loại dược liệu tốt cho bệnh gút. Thế nhưng dùng gừng như thế nào cho hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo phần tiếp theo.
Bệnh gút nên dùng gừng như thế nào?
Sau đây là một số cách sử dụng gừng đơn giản, hiệu quả nhất cho người bệnh gút:
Bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày
Gừng là một gia vị cũng được người Việt ưa chuộng từ lâu đời, vì thế mà bổ sung gừng vào bữa ăn hàng ngày là một việc làm không hề khó. Bạn có thể làm các món ăn như: Gà nấu gừng (người bệnh nên lựa chọn phần ức gà), chè nếp gừng…
Thêm gừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày
Uống trà gừng
Uống trà gừng là một trong những mẹo giúp giảm đau trong cơn gút cấp bạn có thể tham khảo. Phương pháp làm trà gừng như sau:
- Lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, làm sạch, thái lát mỏng.
- Lấy 2 – 3 lát gừng tươi cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi nóng vào và đậy nắp khoảng 15 phút.
- Sau đó rót trà ra cốc để uống, chia lượng trà gừng thành vài lần để sử dụng hết trong ngày.
Để tăng hương vị cho tách trà, bạn có thể thêm vào chút mật ong. Sự kết hợp này còn giúp tăng thêm hiệu quả giảm đau cho người bệnh. Bởi không chỉ có gừng, mật ong cũng chứa nhiều hoạt chất chống viêm. Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí ngay cả khi không bị gút, bạn cũng có thể thưởng thức trà gừng mật ong thường xuyên để cải thiện sức khỏe cho bản thân.
Ngâm chân bằng nước gừng
Đa số bệnh nhân gút có những cơn đau khởi phát ở các khớp khu vùng bàn chân, ngón chân, mắt cá. Vì thế ngâm chân bằng nước gừng là một cách đơn giản giúp làm ấm ổ viêm, giảm sưng tấy, giảm đau nhức hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, làm sạch, giã nát. Đem bỏ gừng vào nồi, cho một muỗng muối hạt, rồi đun sôi lên với khoảng 2 lít nước. Đun sôi kỹ, tắt bếp và ngâm chân với nước nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C.
Ngâm chân nước gừng
Chườm đắp tại chỗ
Mỗi khi thấy đau khớp, bạn hãy lấy gừng tươi gọt vỏ, băm nát, đun sôi một ly nước, cho khoảng 1 muỗng gừng băm nát bỏ vào. Sau đó bạn chờ vài phút cho các hoạt chất trong gừng hòa tan trong nước, sử dụng một chiếc khăn thấm nước gừng và chườm lên ổ khớp bị đau. Hoặc bạn cũng có thể giã nát củ gừng, trộn với lượng nước vừa phải để tạo thành hỗn hợp sền sệt và đắp lên vùng khớp bị ảnh hưởng sau cơn gút.
Biện pháp này có công dụng tương tự ngâm chân nước gừng, nhưng tiện lợi hơn là bạn có thể chườm đắp kể cả khi đi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi để hiệu quả thu được kéo dài hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân gút cần lưu ý rằng các biện pháp sử dụng gừng như đã nêu chỉ có tác dụng cải thiện một phần triệu chứng. Điều quan trọng nhất trong đẩy lùi bệnh gút vẫn là phải kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu về ngưỡng an toàn hơn. Để làm được việc này, bệnh nhân cần phối hợp thực hiện một chế độ ăn lành mạnh (hạn chế bia rượu, thực phẩm giàu nhân purin), lối sống khoa học cùng với sử dụng các giải pháp nhắm đến hạ acid uric máu.
Hiện nay trên thị trường, có một giải phápgiúp hạ acid uric máu theo cơ chế toàn diện, đồng thời giảm nhẹ triệu chứng nhờ gừng và nhiều loại thảo dược kết hợp khác, vừa hiệu quả vừa an toàn, đó là sản phẩm BoniGut + của Tập đoàn Viva Nutraceuticals.
BoniGut + - kiểm soát bệnh gút dễ dàng hơn nhờ thảo dược tự nhiên
Tập đoàn Viva Nutraceuticals có trụ sở tại Mỹ và Canada, là thương hiệu hàng đầu trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn thế giới. BoniGut + được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất của tập đoàn, có sử dụng công nghệ microfluidizer giúp tận dụng tối đa tác dụng và giúp hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniGut + là sự kết hợp của 12 loại thảo dược vừa giúp hạ acid uric máu vừa giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Cụ thể:
Công thức thành phần toàn diện của BoniGut +
- Nhóm giúp ngăn cản sản xuất acid uric máu thông qua ức chế enzyme xanthine oxidase gồm có: quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây.
- Thảo dược có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu là hạt cần tây.
- Nhóm thảo dược tăng đào thải acid uric qua thận gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử. Ngoài ra nhóm này còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu, trừ sỏi và làm giảm tiểu rắt.
- Nhóm thảo dược có tác dụng giảm đau chống viêm trong cơn gút cấp gồm: gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây.
Như vậy BoniGut + vừa giúp giảm nồng độ acid uric máu về mức an toàn hơn vừa giúp giảm đau chống viêm hiệu quả. Với công thức 100% từ các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính, BoniGut+ rất an toàn và phù hợp cho việc sử dụng lâu dài. Vì thế đây chính là lựa chọn hoàn hảo giúp bệnh nhân kiểm soát gút và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.
BoniGut + đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của những bệnh nhân sử dụng trực tiếp. Không những thế BoniGut + còn nhiều lần vinh dự được trao tặng giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” bởi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của gừng đối với bệnh gút, đồng thời nắm bắt được các biện pháp giúp kiểm soát căn bệnh này hiệu quả hơn nhờ gừng nói riêng cũng như thảo dược tự nhiên nói chung. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết hơn.
XEM THÊM: