Bệnh khí phế thũng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Cập nhập: Thứ năm, 08/09/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi nhắc đến bệnh khí phế thũng, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa rõ căn bệnh này là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Điều đó có thể khiến chúng ta không nhận ra và điều trị sớm căn bệnh này, khiến mức độ bệnh tiến triển nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh khí phế thũng, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Bệnh khí phế thũng là gì?

Bệnh khí phế thũng là gì?

 

Bệnh khí phế thũng là gì?

   Bệnh khí phế thũng xảy ra ở đường hô hấp dưới, cụ thể tại phế nang và các tiểu phế quản. Ở bệnh này, các túi phế nang và tiểu phế quản bị căng giãn quá mức hoặc bị phá hủy do phản ứng viêm mạn tính. Hậu quả là chức năng của chúng bị rối loạn, túi khí vỡ ra, làm giảm diện tích bề mặt phổi, khiến lượng oxy vào máu cũng suy giảm theo.

   Nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm:

- Nhiễm độc phổi: Đây là tình trạng phổi bị tổn thương, nhiễm độc bởi các tác nhân có hại như khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus… và không được phát hiện kịp thời. Theo đó, lá phổi suy giảm chức năng, hình thành các bệnh lý mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Những bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khí phế thũng.

 

Phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khí phế thũng

Phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khí phế thũng

 

- Biến dạng lồng ngực bẩm sinh: Tình trạng này làm chít hẹp phế quản, gây tắc nghẽn đường dẫn khí, không khí bị ứ lại bên trong phổi dẫn đến bệnh khí phế thũng.

- Bệnh lý di truyền: Người bị thiếu hụt protein alpha 1 antitrypsin (A1AT) bẩm sinh dễ bị bệnh khí phế thũng. Đây là protein được sản xuất tại gan, có chức năng bảo vệ tế bào phổi khỏi quá trình viêm nhiễm. Khi thiếu hụt chúng, các cấu trúc đàn hồi trong phổi không được bảo vệ, dần hình thành bệnh.

   Khi mắc bệnh này, phế nang bị tổn thương, rối loạn hoạt động nên không khí sau khi hít vào sẽ ứ lại tại phổi và không thoát ra ngoài được ở thì thở ra, hình thành nên các túi khí chứa không khí nghèo oxy. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu, gây khó thở và hàng loạt các triệu chứng khác.

 

Phế nang ở người bệnh khí phế thũng bị tổn thương

Phế nang ở người bệnh khí phế thũng bị tổn thương

 

Các triệu chứng bệnh khí phế thũng

   Những triệu chứng nhận biết bệnh khí phế thũng bao gồm:

- Khó thở là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh lý này. Lúc đầu, người bệnh khó thở thì thở ra, xuất hiện nhiều khi gắng sức. Về sau, bệnh tiến triển nặng, họ khó thở liên tục, thậm chí cả khi nghỉ ngơi cũng thở khó khăn. Triệu chứng này tồi tệ hơn khi người bệnh mắc các đợt nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính như viêm phổi, áp xe phổi.

- Ho: Thường là ho khan, hoặc có đờm nhưng ít. Hành động khạc đờm thường không có hiệu quả.

   Khi đi khám, bệnh khí phế thũng còn có thể được nhận biết qua một số triệu chứng khác như: Lồng ngực biến dạng hình thùng, gõ vang, nghe thông khí phổi giảm.

 

Lồng ngực biến dạng hình thùng cần nghi ngờ bệnh khí phế thũng

Lồng ngực biến dạng hình thùng cần nghi ngờ bệnh khí phế thũng

 

   Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm, bệnh khí phế thũng tiến triển nặng sẽ hình thành các biến chứng nguy hiểm như: Tâm phế mạn, suy hô hấp mãn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi…

   Do đó, khi thấy các triệu chứng nêu trên, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, đồng thời có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Các biện pháp điều trị bệnh khí phế thũng

   Hiện nay, y học toàn cầu chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh khí phế thũng. Mục tiêu điều trị hiện nay chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng thành biến chứng, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

   Những biện pháp điều trị bệnh khí phế thũng bao gồm:

Điều trị dùng thuốc

   Các nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh khí phế thũng bao gồm:

- Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản giúp cải thiện chức năng hô hấp của phổi, giảm khó thở lúc gắng sức và tăng khả năng hoạt động của người bệnh. Tùy mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng phối hợp 2 loại thuốc giãn phế quản với nhau để đạt hiệu quả cao.

- Corticosteroid đường hít: Thường được bác sĩ kết hợp với các thuốc giãn phế quản để cái thiện khả năng hô hấp khi gắng sức của bệnh nhân.

 

Người bệnh thường được kê thuốc dạng hít

Người bệnh thường được kê thuốc dạng hít

 

- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi có các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính, giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Điều trị không dùng thuốc

- Thở oxy liều thấp kéo dài: Giúp làm tăng khả năng gắng sức, làm chậm diễn tiến bệnh khí phế thũng đến các biến chứng như tâm phế mạn.

- Phục hồi chức năng hô hấp bằng kỹ thuật thở: Các kỹ thuật thở như thở chúm môi, thở cơ hoành… giúp ích cho việc giảm thể tích khí ứ đọng trong phổi, hỗ trợ tích cực khả năng hô hấp cho người bệnh.

- Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi: Một phần phổi bị giãn, ứ khí quá mức sẽ được cắt bỏ. Kỹ thuật này hiệu quả với trường hợp bệnh khí phế thũng khu trú ở thùy trên, cải thiện hoạt động của các cơ hô hấp và khả năng gắng sức của người bệnh.

   Có thể thấy, những phương pháp trên chỉ tác động giúp làm giảm triệu chứng, còn nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khí phế thũng là nhiễm độc phổi thì chưa giải quyết được. Theo đó, khi kết thúc điều trị, các triệu chứng ho, khó thở sẽ rất dễ tái phát lại. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên áp dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi.

 

Giải độc phổi cho người bệnh khí phế thũng bằng cách nào?

Giải độc phổi cho người bệnh khí phế thũng bằng cách nào?

 

Giải độc phổi cho người bệnh khí phế thũng bằng cách nào?

   Để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh khí phế thũng cần thực hiện kết hợp đồng thời các biện pháp giúp giải độc và tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi dưới đây:

- Kích hoạt lại hệ thống lông chuyển nhằm bảo vệ và làm sạch phổi.

- Tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế năng, giúp tăng cường miễn dịch cho phổi.

- Làm sạch, loại bỏ và ngăn ngừa tích tụ chất độc trong phổi.

- Chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào trước các gốc tự do hiệu quả.

- Phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.

   Khi kết hợp đồng thời các phương pháp trên, phổi của bạn sẽ khỏe mạnh hơn, từ đó giúp kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở phổi, ngăn ngừa chúng tiến triển nặng. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện tất cả các mục tiêu trên!

 

BoniDetox - Bí quyết từ thiên nhiên giúp phổi khỏe mỗi ngày!

   BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp giúp giải độc phổi với cơ chế toàn diện nhất hiện nay nhờ sự kết hợp đột phá của các thảo dược tự nhiên, đó là:

Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi

- Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giúp giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động và nâng cao nồng độ của glutathion nội bào trong phổi, từ đó giúp phổi chống lại các tác nhân oxy hóa.

- Lá Ô liu: Thảo dược này chứa Oleuropein có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do.

- Cam thảo Italia: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng giúp tăng cường nồng độ enzym CYP450, từ đó giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, giải độc phổi hiệu quả.

- Baicalin (hoàng cầm): Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin đem lại tác dụng giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc, bụi bẩn, vi khuẩn, virus...) hiệu quả.

 

 Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc

 

Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi, không để phổi bị nhiễm độc thêm

- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đây là hệ thống phòng thủ của cơ thể giúp phát hiện nhanh các vi khuẩn, bụi bẩn, độc tố và sau đó ngay lập tức bắt giữ, tiêu diệt và loại bỏ chúng.

- Xuyên bối mẫu: Xuyên bối mẫu có tác dụng giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới.

Thành phần giúp giảm nguy cơ ung thư phổi

   BoniDetox có chứa thành phần Fucoidan trong tảo nâu. Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng của nhiễm độc phổi

   Nhóm này bao gồm tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Cả ba thảo dược này có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở. Khi kết hợp chúng với nhau, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ giúp giảm ho, đờm, khó thở… hiệu quả.

 

Thành phần toàn diện của BoniDetox

Thành phần toàn diện của BoniDetox

 

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox vừa giúp giải độc phổi từ bên trong, vừa giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới, đồng thời giúp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả. Vì vậy, sản phẩm này chính là giải pháp hoàn hảo giúp phổi khỏe, giảm bớt các triệu chứng bệnh khí phế thũng và ngăn ngừa chúng tái phát lại.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các thông tin cơ bản của bệnh khí phế thũng. Để giải độc và tăng cường sức khỏe cho phổi, cải thiện hiệu quả bệnh khí phế thũng, sử dụng BoniDetox của Mỹ là giải pháp toàn diện dành cho bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bị khó thở là bệnh gì? Phải làm sao để dễ thở hơn?

Bị khó thở là bệnh gì? Phải làm sao để dễ thở hơn? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây!

Nhiễm độc phổi gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì? Giải độc phổi bằng cách nào?

Khi bị nhiễm độc phổi, người bệnh sẽ phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vậy cụ thể những hậu quả đó là gì? Để tìm câu trả lời chính xác, mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây!

So sánh BoniVein và các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

BoniVein và các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có gì khác nhau? Sử dụng BoniVein + thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Xuyên tâm liên có tác dụng gì? Dùng như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất?

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng và cách dùng tối ưu của loại thảo dược xuyên tâm liên với sức khỏe, mời các bạn cùng theo dõi!

Người bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?

“Bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?” cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi