Mục lục [Ẩn]
Những người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD xác định là phải dùng thuốc lâu dài vì thế người bệnh rất quan tâm tới việc sử dụng thuốc nào và sử dụng ra sao để an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin tới cho các bạn.
Các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?
Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và các dấu hiệu định hướng bệnh
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là bệnh lý gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới (sau các bệnh mạch vành, ung thư, tai biến mạch máu não). Hiện nay ở nước ta, do thói quen hút thuốc lá và môi trường sống ô nhiễm nên bệnh COPD đang ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý hô hấp mãn tính, được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.
Các dấu hiệu định hướng chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD:
a. Tiền sử:
- Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi.
- Tiền sử: hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động). Ô nhiễm môi trường trong nhà, ngoài nhà. Nghề nghiệp: khói bếp than, bếp củi, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp. Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn. Tăng tính phản ứng đường thở.
Thuốc lá là căn nguyên chính dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
- Ho, khạc đờm kéo dài: là triệu chứng thường gặp và không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản... Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên), ho khan hoặc ho có đờm, thường ho khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.
- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian, thường là ho khạc đờm xuất hiện trước sau đó mới xuất hiện thêm khó thở, khi khó thở mà bệnh nhân cảm nhận được lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.
b. Khám lâm sàng:
- Giai đoạn sớm của bệnh khám phổi có thể bình thường. Cần đo chức năng thông khí ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ ngay cả khi thăm khám bình thường để chẩn đoán sớm BPTNMT.
- Giai đoạn nặng hơn khám phổi thường gặp nhất là rì rào phế nang giảm. Các dấu hiệu khác có thể thấy bao gồm: lồng ngực hình thùng, gõ vang trống, ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ.
- Giai đoạn muộn có thể thấy những biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: tím môi, tím đầu chi, thở co kéo cơ hô hấp phụ, những biểu hiện của suy tim phải (tâm phế mạn): tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
Khi phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ BPTNMT cần chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện (tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương) để làm thêm các thăm dò: đo chức năng thông khí, chụp Xquang phổi, điện tim... nhằm chẩn đoán xác định và loại trừ những nguyên nhân khác có triệu chứng lâm sàng giống BPTNMT.
Các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường được sử dụng.
Sau đây là một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh COPD, có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển bệnh và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm triệu chứng của bệnh. Gồm có:
- Nhóm thuốc chủ vận ß2:
Có tác dụng kích thích thụ thể ß2 trên cơ trơn phế quản, giúp cho thông khí dễ dàng, hồi phục hô hấp. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc thuốc xịt, giúp làm giảm các cơn khó thở xảy ra đột ngột và được chia làm 2 nhóm:
Các thuốc ở nhóm nàygồm có salbutamol, terbutalin, salmeterol, formoterol…
- Nhóm thuốc kháng cholinergic:
Nhóm này tác động bằng cách ức chế acetylcholine gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy.Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc xịt, thay thế cho những bệnh nhân bị tác dụng phụ với thuốc chủ vận ß2 và được chia làm 2 nhóm:
Các thuốc ở nhóm này có thể kể đến như: ipratropium, tiotropium…
- Nhóm thuốc corticosteroid
Nhóm này tác động kháng viêm lên đường hô hấp giúp phế quản không còn bị hẹp do viêm nhiễm và giảm sự tổn thương ở phổi. Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc xịt hay thuốc viên.
Cần lưu ý: không sử dụng nhóm thuốc corticosteroid với người có tiền sử viêm loét dạ dày, cao huyết áp, đái tháo đường…
Các thuốc ở nhóm này có thể kể tới: prednisolon, fluticason, budesonid, beclomethason…
Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD chỉ giải quyết triệu chứng của bệnh
- Nhóm thuốc cromone
Các thuốc ở nhóm này có thể kể tới: cromolyn natri, nedocromil natri…thường được sử dụng ở dạng thuốc xịt.
Các thuốc này ngăn cản sự phóng thích các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin… gây ra các phản ứng viêm và dị ứng đường hô hấp.Cần lưu ý: không sử dụng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.Khi sử dụng dạng thuốc xịt, người bệnh phải dùng thuốc đều đặn và đúng số nhát xịt mà bác sĩ chỉ định. Không nên tự ý tăng giảm liều hay đột ngột ngưng thuốc.
- Theophyllin
Đây một hoạt chất thuộc nhóm xanthin có tác dụng giãn phế quản, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, khò khè… ở người mắc bệnh COPD.
Theophyllin thường được trình bày ở dạng thuốc viên với hàm lượng 100mg.
- Kháng sinh
Kháng sinh chỉ sử dụng khi có biểu hiện bội nhiễm ở người mắc bệnh COPD với biểu hiện: Tình trạng khó thở gia tăng, màu sắc của đờm thay đổi, lượng đờm khạc nhiều.
Các thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactamin (amoxicillin, cefuroxim, cefotaxim…), Macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin…), Quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) thường được ưu tiên chọn lựa trong điều trị bệnh COPD.
Biện pháp lối sống bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh nhân cần nằm lòng những điều sau:
- Hãy đến bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD.
- Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.
- Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
- Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
- Đến bệnh viện hay bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi. Cần chuẩn bị sẵn: số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng. Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng, thở vẫn gấp và khó.
BoniDetox – Giải pháp cho bệnh phổi tắc mãn tính CODP từ thảo dược
THS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y bệnh viện TW 108 cho biết: “Ai cũng biết thuốc lá là nguyên nhân chiếm tới 90% số người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, ngoài ra còn có các tác nhân khác như khói, bụi ở môi trường ô nhiễm tấn công khiến phổi bị nhiễm độc. Khi phổi bị nhiễm độc từ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Thuốc tây chỉ tác động làm giảm triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chứ không tác động tới căn nguyên của bệnh nên người bệnh mới thường xuyên tái đi tái lại”.
Hiện nay, trên thế giới các nhà khoa học đã tìm ra một số loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trên, tức là tác động vào tận gốc căn nguyên của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là nhiễm độc phổi nhờ tác dụng giải độc phổi, đó là những thảo dược sau:
- Baicalin (Hoàng cầm): Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, COPD
- Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá , hóa chất độc hại. Glutathione (GSH) chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
- Cam thảo Ý: Tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) của Anh thì cam thảo có tác dụng giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, làm giảm phù phổi, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Oleuropein (lá Ô liu): Lá Ô liu chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính chống ung thư được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu hiện đại. Nghiên cứu tại khoa hóa sinh, trường đại học Florence, Ý đã chứng minh: Oleuropein ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư phổi ở người cũng như làm giảm các gốc tự do oxy hóa nội bào
Hiện nay các thảo dược này đã được nghiên cứu để phối hợp chúng với nhau và bào chế thành dạng viên dễ sử dụng mang tên BoniDetox.
Ngoài ra BoniDetox còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như:
- Cúc tây và xuyên bối mẫu có tác dụng bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Thảo dược làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả như tỳ bà diệp, lá bạch đàn có tác dụng giảm ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Chứa Fucoidan được chiết xuất từ tảo biển có tác dụng ngăn ngừa một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc phổi đó là ung thư phổi.
Nhờ những tác dụng của những loại thảo dược trên, BoniDetox có tác dụng hiệu quả cho những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính COPD qua từng ngày sử dụng như sau:
- Sau 1-2 tuần sử dụng: BoniDetox giúp làm dịu đường hô hấp, giảm ho, long đờm, dễ thở hơn
- Từ 1-3 tháng : Giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng đường hô hấp, giải quyết được nguyên nhân “gốc rễ” gây ho khan kéo dài. Từ đó, hỗ trợ điều trị hiệu quả, các cơn ho, khó thở, mệt mỏi do những bệnh viêm phế quản mãn tính gây nên.
- Từ 3 tháng trở lên: Bonidetox giúp bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa các cơn ho khan kéo dài tái phát và các biến chứng nguy hiểm của những bệnh viêm đường hô hấp gây ra.
Như vậy, BoniDetox vừa cải thiện triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD mà lại an toàn không tác dụng phụ.
Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox
Chú Nguyễn Đình Tư ( 50 tuổi) , thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội
Nhờ biết tới sản phẩm BoniDetox mà bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao nhiêu năm của chú đã được đẩy lui. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng BoniDetox liều 4 viên, , các cơn ho và tình trạng khó thở phải giảm tới 50%. Sau khi dùng hết liệu trình 3 tháng, chú đã hết hẳn ho đờm, khò khè, khó thở, không phải dùng tới cả thuốc xịt để thở nữa rồi, người cũng khỏe khoắn, không còn mệt mỏi. Hiện nay chú đã khỏe mạnh, da dẻ hồng hào đi làm lại được mà không lo bệnh tái phát.
Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Từ khi sử dụng BoniDetox, những cơn hen phế quản khổ sở đã không còn xuất hiện nữa rồi. Trước kia , mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Hết cơn khó thở là cô toát mồ hôi hột, dàn dụa nước mắt. Điều đó khiến cô không bao giờ dám bỏ quên thuốc ở nhà. Giờ cô đã thở bình thường, người khỏe mạnh sau 3 tháng dùng BoniDetox cô đã ngủ ngon một mạch cả đêm vì không còn bị bệnh hành hạ nữa rồi.
Anh Nguyễn Việt Dũng, 32 tuổi
Anh bị tình trạng ho đờm liên tục đã 2 năm nay, nguyên nhân bởi thường xuyên hít phải bụi bẩn ở nhà cũng như nơi làm việc, ngày nào anh cũng khạc nhổ, toàn đờm xanh vàng đặc quánh. Ho thì nhiều nhất là lúc nửa đêm gần sáng. Sử dụng BoniDetox được 3 tháng, anh hoàn toàn không còn hiện tượng ho, ho có đờm gì, đờm cứ loãng dần, trắng trong rồi mất hút, người khỏe khoắn hơn hẳn, anh đã ngủ được cả đêm ngon lành.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có được nhiều thông tin hơn về các bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
Xem thêm: