Mục lục [Ẩn]
Xã hội càng phát triển sẽ càng có nhiều những áp lực từ công việc, tài chính làm chúng ta dễ bị căng thẳng, stress thường xuyên, và hệ lụy theo đó chính là bệnh mất ngủ. Vậy tại sao stress lại gây mất ngủ? Bệnh này có nguy hiểm không? Phải làm sao để lấy lại giấc ngủ ngon hằng đêm? Tất cả những băn khoăn đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, mời các bạn cùng đón đọc!
Bệnh mất ngủ do stress có nguy hiểm không?
Tại sao stress lại gây bệnh mất ngủ?
Bệnh mất ngủ là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc trưng bởi tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả hồi phục của giấc ngủ.
Khi bị mất ngủ, người bệnh sẽ khó đi vào giấc ngủ; ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc; hay tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Khi ngủ dậy, họ không có cảm giác thoải mái mà cơ thể lại rất mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo; suy giảm trí nhớ và giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Với sự phát triển của xã hội, áp lực từ công việc, tiền bạc, gia đình ngày càng lớn, dễ gây tâm lý căng thẳng, stress, từ đó dẫn đến bệnh mất ngủ. Bởi lẽ, stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố như adrenalin, cortisol... để tăng năng lượng cho cơ thể thích ứng với sự căng thẳng.
Bình thường, những nội tiết tố này đạt nồng độ cao nhất vào lúc 7 giờ sáng và hạ thấp vào buổi tối khi chúng ta đi ngủ. Khi có stress, nội tiết tố được tiết ra nhiều hơn, làm rối loạn nhịp độ sinh học và từ đó gây bệnh mất ngủ.
Theo thống kê, có khoảng 33% dân số bị bệnh mất ngủ. Vậy bệnh mất ngủ có nguy hiểm không?
Bệnh mất ngủ do stress có nguy hiểm không?
Nếu bạn chỉ mất ngủ 1-2 ngày, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng sau đó sẽ hồi phục hoàn toàn khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn căng thẳng thường xuyên và không có biện pháp khắc phục kịp thời khiến bệnh mất ngủ do stress kéo dài sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người, bao gồm:
Ảnh hưởng tới não bộ
Bệnh mất ngủ làm suy giảm trí nhớ, giảm hiệu quả công việc của bạn
Mất ngủ kéo dài khiến não bộ thiếu năng lượng để hoạt động, dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm sự nhanh nhạy và khả năng tập trung, thậm chí các tế bào não còn có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập hay hiệu suất làm việc của bạn.
Ảnh hưởng tới tim mạch
Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng lượng lớn hormone cortisol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, béo phì, tiểu đường. Thêm nữa, stress còn khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật.
Ảnh hưởng đến phổi
Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ gây thở gấp gáp, không sâu. Ở người bệnh hen suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp, stress sẽ làm tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh hưởng đến mắt
Bệnh mất ngủ không chỉ khiến thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, mà còn làm mắt thâm quầng hoặc sưng đỏ. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.
Ảnh hưởng đến da
Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, stress kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh nguy hiểm trên da như chàm bội nhiễm, vảy nến…
Ảnh hưởng đến lưng, cổ
Ngoài tác động làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Hơn nữa, stress còn làm chúng ta có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng… không đúng tư thế, từ đó càng làm cơ thể thêm mỏi mệt.
Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Bệnh mất ngủ do stress làm tăng nguy cơ trầm cảm
Nếu người bệnh không có biện pháp giải tỏa tâm lý, stress sẽ dần dần làm giảm khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán… đồng thời dễ mất đi niềm tin vào cuộc sống, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Như vậy, bệnh mất ngủ do stress kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn bào mòn thể lực và tinh thần một cách âm thầm và dai dẳng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như trên. Do vậy, bạn cần nhanh chóng sử dụng biện pháp phù hợp để cải thiện bệnh lý này, lấy lại giấc ngủ ngon càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục bệnh mất ngủ do stress
Để cải thiện bệnh mất ngủ do stress hiệu quả nhất, sớm lấy lại giấc ngủ sâu ngon hằng đêm, bạn nên thực hiện những điều sau:
- Tìm và giải quyết nguyên nhân gây stress: Bạn nên tâm sự, trò chuyện với bạn bè, người thân, suy nghĩ tích cực để có thể giảm bớt gánh nặng trong tâm trí. Điều này sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hoặc nếu cần thiết, bạn có thể tìm tới các bác sĩ tâm lý để được nghe những lời khuyên, phân tích từ đó tìm cách tháo gỡ nút thắt trong tâm lý.
- Áp dụng biện pháp thư giãn tinh thần như nghe nhạc nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ…
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp giải tỏa căng thẳng, tinh thần thoải mái.
Rèn luyện thể thao thường xuyên rất tốt cho người bệnh mất ngủ do stress
- Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh: Căng thẳng thần kinh kéo dài làm gia tăng các gốc oxy hóa tự do. Đây là thủ phạm hàng đầu gây oxy hóa và hủy hoại các tế bào thần kinh theo thời gian khiến tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị mất ngủ do căng thẳng thần kinh nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và tái tạo sức sống não bộ, từ đó giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon như viên uống thảo dược BoniSleep + của Mỹ.
BoniSleep + - Bí quyết chiến thắng bệnh mất ngủ do stress đến từ Mỹ
BoniSleep + là sản phẩm có công thức toàn diện được xây dựng từ sự kết hợp đột phá của các loại thảo dược, các tinh chất quý cùng với vitamin, nguyên tố vi lượng và các chất dẫn truyền thần kinh, vừa giúp giải tỏa căng thẳng lo âu, vừa đem lại giấc ngủ sâu ngon cho người bệnh.
Thành phần ưu việt của BoniSleep + gồm có:
- Lactium chiết xuất từ đạm sữa: Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến cho người dùng giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
- Melatonin là hormone tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể; giúp dễ ngủ, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Nhóm thảo dược: Cây nữ lang, hoa cúc, Ashwagandha, Rhodiola rosea, ngọc trai, lạc tiên, hoa bia; có tác dụng giúp an thần, giảm bồn chồn, lo âu, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc.
- Các vi chất, chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho hoạt động não bộ: Magie giúp trấn tĩnh và làm dịu thần kinh, giảm tính hưng phấn quá mức của hệ giao cảm, cùng với GABA, vitamin B6, 5-hydroxytryptophan, L-theanine giúp làm tăng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư giãn, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Thành phần và công dụng của BoniSleep +
Khách hàng nói gì về BoniSleep + ?
Sản phẩm BoniSleep + đã và đang là lựa chọn tin cậy hàng đầu của hàng vạn khách hàng bị bệnh mất ngủ.
Cô Đầu Thị Việt 60 tuổi, thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại 0852.613.047
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi
Cô Việt chia sẻ: “Cách đây 10 năm, nhiều áp lực trong cuộc sống khiến cô bị lo âu, trầm cảm dẫn đến bệnh mất ngủ. Lúc đầu, cô chỉ khó đi vào giấc ngủ, dần dần tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn, cô chỉ ngủ được 1-2 tiếng mỗi đêm. Ngày nào cũng vậy làm cô rất mệt mỏi, tim đập nhanh, luôn cảm thấy bất an, cả ngày cả đêm lúc nào đầu cũng căng ra để suy nghĩ nên lại càng khó ngủ. Vì không ngủ được nên cô cảm giác mình già đi cả chục tuổi, da thô ráp, mắt thâm quầng, đầu lúc nhớ lúc quên, chán lắm!”
“May thay, đến cuối năm 2018, con gái mua cho cô sản phẩm BoniSleep + của Mỹ. Cô dùng liều 4 viên/ngày, sau nửa tháng, thời gian ngủ của cô đã tăng từ 4 tiếng đến 7 tiếng mỗi đêm, cô ngủ một mạch đến sáng, không bị tỉnh giấc như trước nữa. Nhờ vậy, cô ăn uống ngon miệng hơn, người khỏe khoắn, tinh thần vui vẻ lạc quan lắm. Da dẻ cô cũng mịn màng, hồng hào trở lại, mắt không còn thâm quầng nữa, đầu óc đã lanh lẹ như xưa. Cô mừng lắm. ”
Anh Vũ Đức Hiệp, 31 tuổi, số 102, tổ 9, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Lấy lại giấc ngủ ngon với BoniSleep +
Anh Hiệp tâm sự: “Hồi đó, anh bị thất nghiệp, áp lực quá nhiều vì cơm áo gạo tiền nên anh thường trằn trọc, cả đêm hầu như không ngủ mà chỉ nằm vắt tay lên trán suy nghĩ. Nhưng có nghĩ được gì đâu chỉ thấy đầu óc mông lung, mụ mị. Dần dần, anh bị bệnh mất ngủ lúc nào không hay. Không ngủ được nên anh dễ cáu bẳn, sáng dậy hai mắt thâm quầng, người mệt mỏi. Một số nơi có gọi anh đi phỏng vấn nhưng thấy anh thiếu sức sống như vậy thì họ đều từ chối. Anh chán nản, sáng dậy chỉ nằm dài trên giường, mặc kệ vợ vất vả với hàng núi công việc nhà, rồi con cái và cả việc ở cơ quan, chắc đó cũng là nguyên nhân khiến vợ chồng anh lục đục, chiến tranh suốt.”
“May nhờ có BoniSleep + của Mỹ. Anh chỉ uống 2 viên vào buổi tối mà ngủ được một mạch tới sáng chẳng mơ mộng gì, người khỏe re, đầu óc sảng khoái. Lần đầu tiên từ hồi mất ngủ anh không nằm uể oải trên giường nữa mà dậy nấu bữa sáng cho cả nhà, vừa làm vừa hát, vợ anh cũng ngạc nhiên, bầu không khí trong gia đình thay đổi hẳn. Tinh thần phấn chấn, đầy sức sống nên anh đi phỏng vấn cũng khác, khuôn mặt rạng ngời, cử chỉ và lời nói tự tin của anh rất vừa lòng các nhà tuyển dụng, chẳng thế mà liền một lúc có tới 3 công ty gọi anh đi làm, nhà anh cứ gọi là vui như tết. BoniSleep + tốt thật đấy!”
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết “Bệnh mất ngủ có nguy hiểm không?”, cũng như nắm được giải pháp giúp lấy lại giấc ngủ sâu ngon, đẩy lùi bệnh này hiệu quả đến từ BoniSleep +. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời các bạn liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Cách giảm stress để tìm lại giấc ngủ ngon an toàn, hiệu quả
- 3 Giải pháp chữa mất ngủ kinh niên phổ biến