Mục lục [Ẩn]
Người xưa có câu: “Thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là cứ 10 người thì đến 9 người mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ mắc cao như vậy khiến không ít người nghĩ rằng trĩ có thể lây từ người này sang người khác. Nhưng sự thật là gì? Bệnh trĩ có lây không? Để tìm ra đáp án cho câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không?
Để biết được bệnh trĩ có lây không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì? Các bệnh lý mà nguyên nhân do vi khuẩn, virus, nấm thì mới lây từ người này sang người khác (thông qua đường không khí, tiếp xúc qua da, đường máu hoặc từ mẹ sang con). Vậy, nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hình thành do sự suy giãn quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Do chế độ ăn uống không khoa học:
Thói quen uống ít nước, ăn ít thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều gia vị cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… gây ra tình trạng táo bón. Táo bón lâu ngày khiến phân khô cứng và đi vệ sinh phải rặn thường xuyên sẽ tạo ra áp lực lớn tác động lên vùng hậu môn - trực tràng, làm suy yếu thành mạch máu, gây suy giãn tĩnh mạch, từ đó dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, tình trạng ăn uống không hợp vệ sinh gây tiêu chảy cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh:
Việc ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc công việc thường xuyên phải căng thẳng, stress, mang vác nặng hay thói quen nhịn đại tiện dễ khiến người bệnh bị trĩ do chúng đều khiến vùng trực tràng - hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực lớn gây giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.
Ngồi nhiều là nguyên nhân thường gặp gây bệnh trĩ
- Do nguyên nhân tuổi tác:
Quá trình lão hóa trong cơ thể do tuổi tác khiến hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng bị suy yếu nên làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
- Do mang thai:
Sự thay đổi về nội tiết cũng như sức ép của thai nhi trong quá trình mang thai khiến phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc bệnh trĩ hơn so với những người bình thường.
Với các nguyên nhân của bệnh như trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy bệnh trĩ không phải do vi khuẩn, virus hay vi nấm gây ra. Vì vậy, có thể khẳng định bệnh trĩ không lây từ người này sang người khác, cho dù qua bất kỳ con đường nào như không khí, quan hệ tình dục hay từ mẹ sang con. Vì vậy, khi tiếp xúc gần như nói chuyện, bắt tay, ăn chung, ở cùng nhà hay làm việc cùng với người bệnh trĩ, bạn sẽ không bị lây.
Bệnh trĩ không lây nhiễm
Bệnh trĩ có di truyền không?
Bệnh trĩ không di truyền. Tức là nếu cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra mắc bệnh là không cao, vì bệnh trĩ không được truyền lại qua gen.
Nhưng những người cùng sinh sống trong một gia đình, có cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt thì sẽ dễ mắc một số bệnh liên quan đến nguyên nhân do thói quen đó, trong đó có bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và khiến người bệnh đau đớn, khổ sở mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Các biến chứng đó là:
- Thiếu máu trầm trọng: Khi bệnh nhân bị chảy máu liên tục sẽ gây hiện tượng mất máu quá nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể. Thậm chí, người bệnh còn bị thiếu máu cấp do mất một lượng máu lớn trong thời gian ngắn.
Người bệnh trĩ có thể bị thiếu máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do bệnh trĩ
- Nhiễm trùng: Búi trĩ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài cùng chất thải trong quá trình đi vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào gây nhiễm trùng búi trĩ, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu.
- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ phình to bị nghẹt bên trong ống hậu môn sẽ hình thành nên các cục máu đông, khiến người bệnh bị đau đớn, nghiêm trọng hơn là gây nhiễm khuẩn tại hậu môn và thậm chí là hoại tử.
- Ung thư trực tràng: Bệnh trĩ nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư trực tràng và hậu môn.
Như vậy, bệnh trĩ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trĩ, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Nhiều người khi bị trĩ ở mức độ nhẹ thường chủ quan, nghĩ rằng đau, rát, khó chịu một vài ngày rồi sẽ khỏi. Hoặc chỉ cần ăn nhiều rau, uống nhiều nước để giảm táo bón thì bệnh trĩ không có gì đáng lo.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh trĩ không thể tự khỏi được bởi khi các tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng yếu, giãn rộng ra mà không có phương pháp hỗ trợ thì chúng không tự co lại được, từ đó trĩ không thể tự tiêu biến. Thậm chí, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như đã trình bày ở phần trên.
Các phương pháp khắc phục hiệu quả bệnh trĩ
Bệnh trĩ bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, để cải thiện tốt bệnh trĩ, trước hết người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể, hạn chế táo bón. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tiêu chảy thì người bệnh nên hạn chế chất xơ.
- Không ăn đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu…), hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Bổ sung thêm nhiều loại rau quả chứa flavonoid để tăng độ đàn hồi và độ bền cho thành tĩnh mạch như quả việt quất, nụ hòe, trà xanh, actiso, rau diếp cá,....
Người bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh nếu bị táo bón
Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày bằng các môn thể thao như: Đi bộ, tập yoga,... Tuy nhiên cần tránh các môn thể thao gây áp lực lên vùng hậu môn - trực tràng như: Đạp xe đạp, tập tạ, bóng rổ…
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tuyệt đối không nhịn đại tiện. Khi đi vệ sinh, nếu táo bón nặng thì không được rặn gắng sức mà cần dùng các biện pháp can thiệp khác.
- Không ngồi quá lâu, hạn chế bê vác vật nặng.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 60 lần mỗi ngày.
- Tạo tư thế đúng khi đi vệ sinh bằng cách ngồi trên bồn cầu, dùng chiếc ghế nhỏ kê hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 35 độ.
Người bệnh trĩ nên tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
Khắc phục hiệu quả tình trạng tĩnh mạch hậu môn - trực tràng bị suy giãn
Bệnh trĩ xảy ra do tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng bị giãn nở quá mức, do đó để đẩy lùi bệnh này hiệu quả, bạn cần áp dụng biện pháp giúp:
- Tăng sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch, co nhỏ búi trĩ.
- Bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của các gốc tự do có hại.
- Tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ như thuyên tắc trĩ, nghẹt búi trĩ…
Để đạt được những mục tiêu trên một cách an toàn và hiệu quả, biện pháp tối ưu nhất đó là bạn sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
Sản phẩm BoniVein + của Mỹ
BoniVein + - Giải pháp hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả
BoniVein + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được xây dựng từ sự kết hợp đột phá giữa các loại thảo dược bao gồm hạt dẻ ngựa, bạch quả, hạt nho, Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh, rutin từ hoa hòe, vỏ thông, lý chua đen, cây chổi đậu, giúp người dùng khắc phục mọi vấn đề của bệnh trĩ.
Tác dụng cụ thể của BoniVein + bao gồm:
- Giúp tác động vào nguyên nhân gây trĩ là suy giãn tĩnh mạch, co nhỏ búi trĩ và tĩnh mạch bị giãn, tăng trương lực và sức bền của thành tĩnh mạch, chống oxy hóa bảo vệ thành mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai.
- Giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu khi đại tiện, sa búi trĩ…
- Giúp hoạt huyết, giảm ứ máu, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, đặc biệt là huyết khối búi trĩ.
Nhờ những ưu điểm vượt trội đó, BoniVein + tự tin là sản phẩm hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh trĩ một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả.
Uống BoniVein + sau bao lâu có hiệu quả?
Bạn chỉ cần uống BoniVein + 4-6 viên/ngày, chia 2 lần, sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu... sẽ được cải thiện rõ. Sau khoảng 3 tháng, búi trĩ sẽ dần co nhỏ lại.
Nếu không biết với tình trạng của mình phải dùng BoniVein + liều như thế nào, bạn hãy liên hệ với các dược sĩ tư vấn của công ty Botania - công ty phân phối độc quyền sản phẩm BoniVein + theo tổng đài miễn cước: 1800.1044 để được hướng dẫn chi tiết.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi: “Bệnh trĩ có lây không?” đó là không lây qua bất kỳ con đường nào như không khí, máu hay truyền từ mẹ sang con. Nếu còn băn khoăn gì, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp chi tiết và nhanh nhất bởi các dược sĩ đại học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: