Mục lục [Ẩn]
Bụng bị sôi, đầy hơi, khó tiêu… là biểu hiện thường gặp của hệ tiêu hóa. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Vậy sôi bụng liên tục do nguyên nhân gì? Làm sao để khắc phục và phòng ngừa? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!
Bụng sôi liên tục do nguyên nhân gì?
Bụng sôi liên tục do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Các nguyên nhân gây sôi bụng không phải do bệnh lý là:
- Cảm thấy đói hoặc ngửi thấy, trông thấy những món ăn hấp dẫn: Lúc này, bụng của chúng ta sẽ phản xạ tăng tiết dịch vị, ruột tăng co bóp gây ra những tiếng sôi bụng.
- Thói quen ăn uống không khoa học: Các thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nằm ngay sau khi ăn,... gây tích tụ khí, sôi bụng.
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường, có chứa caffeine,... khiến ruột phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này cũng gây ra sự di chuyển của không khí và dịch trong ruột tạo ra những tiếng sôi bụng.
- Uống nhiều rượu bia, nước có ga: Các loại thức uống này kích thích ruột sinh hơi, từ đó gây ra tình trạng sôi bụng.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Gây ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và sôi bụng.
- Sôi bụng do mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ trong giai đoạn này ảnh hưởng đến nhu động ruột khiến họ dễ bị sôi bụng. Hơn nữa, sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn cùng với việc bổ sung nhiều chất đạm trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến sôi bụng.
Nguyên nhân do bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân không phải do bệnh lý, bụng sôi liên tục có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm mạn tính và loét xuất hiện ở niêm mạc đại tràng. Bên cạnh sôi bụng liên tục, bệnh nhân viêm loét đại tràng có những triệu chứng sau:
- Đau và co thắt bụng: Tùy vào tình trạng mỗi người, cơn đau sẽ xuất hiện với những mức độ khác nhau.
- Rối loạn đại tiện: Như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng nát, không thành khuôn hoặc phân khô cứng, phân có thể lẫn chất nhầy, đôi khi lẫn máu.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Ăn không ngon miệng.
- Mệt mỏi.
- Suy dinh dưỡng.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi là đại tràng co thắt, là bệnh mà nhu động ruột bị rối loạn chức năng nhưng không có tổn thương thực thể. Ngoài sôi bụng, bệnh nhân còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:
- Đau bụng âm ỉ, cơn đau tăng lên sau khi ăn và trước khi đi ngoài.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi xong còn muốn đi tiếp.
- Đặc điểm phân cũng có nhiều bất thường, chẳng hạn như phân sống, phân nát, phân lỏng, trong phân có thể có dịch nhầy,…
Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng, sôi bụng liên tục,...
Tắc ruột
Tắc ruột là tình trạng ruột của người bệnh bị tắc nghẽn cơ năng hoặc cơ học, làm ngăn cản sự di chuyển bình thường của phân, khiến nó bị tích tụ lại gây bít tắc, không đào thải ra ngoài cơ thể của người bệnh được.
Ngoài sôi bụng liên tục, người bệnh còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn ói có dịch màu rêu hoặc màu nâu đen, đau bụng, tiêu chảy, không xì hơi... Nếu không được phát hiện kịp thời, vị trí tắc ruột có thể vỡ ra, đe dọa tính mạng.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa, khiến dạ dày và ruột bị viêm, phù nề. Bệnh thường do virus như rotavirus, norovirus và các mầm bệnh truyền nhiễm gây ra.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sôi bụng kèm theo nôn ói và tiêu chảy nghiêm trọng. Tùy từng virus cụ thể mà người bệnh có thể cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, sốt, đau nhức toàn thân... Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến mất nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng vốn có.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh lý viêm đường ruột mạn tính từng vùng, có thể xảy ra ở mọi nơi trong ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Bệnh làm tăng nhu động ruột, dẫn đến các triệu chứng như sôi bụng liên tục, đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, sốt, suy nhược cơ thể,...
Do mắc một số bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số bệnh lý khác có thể gây ra sôi bụng liên tục như viêm ruột thừa, bệnh Celiac…
Để xác định chính xác bị sôi bụng do đâu bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Phân biệt sôi bụng sinh lý và bệnh lý
Nguyên nhân sinh lý |
Nguyên nhân bệnh lý |
Chỉ sôi khi đói bụng, nhất là khi ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn. |
Bụng sôi bất cứ lúc nào, có thể kèm theo đau bụng, đi đại tiện sau khi ăn. |
Không kèm theo triệu chứng đau, chướng bụng. Không có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. |
Có kèm theo chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và triệu chứng của từng loại bệnh. |
Làm sao để khắc phục tình trạng sôi bụng?
Khắc phục bệnh lý gây bệnh
Tùy vào nguyên nhân gây sôi bụng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp:
- Hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng: Dùng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, chống đầy hơi, cầm tiêu chảy… Tuy nhiên, những thuốc này chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng chứ không đánh vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng nên tham khảo sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ để cải thiện hiệu quả các bệnh lý này.
- Bệnh dạ dày: Bác sĩ thường chỉ định thuốc trung hòa dịch vị, giảm viêm loét, ngăn trào ngược…
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Sử dụng các men vi sinh, chất trợ sinh miễn dịch… để cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn.
- ….
Thay đổi lối sống
Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, cụ thể:
- Nhai chậm làm giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế đồ có đường, rượu và thực phẩm có tính axit, các chất béo, đồ chiên, rán…
- Hạn chế đồ uống có gas làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa.
- Với những người bị sôi bụng do căng thẳng, lo lắng thì cần cố gắng kiểm soát tâm trạng của mình bằng cách làm những việc mình thích, thiền, yoga, tâm sự với người thân, bạn bè,...
- Tăng cường vận động: Bạn nên tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe toàn thân và sức khỏe tiêu hóa.
- Uống đủ nước: Việc này giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày.
Ăn chậm nhai kỹ để phòng ngừa sôi bụng
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây sôi bụng liên tục và cách khắc phục. Nếu bạn bị sôi bụng liên tục kèm theo các triệu chứng khác thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: