Các thói quen làm hại răng miệng trẻ

Cập nhập: Thứ tư, 16/02/2022

 

 

Các bậc cha mẹ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn cho con mình khi trẻ lớn lên sẽ có hàm răng trắng, đều, đẹp và khỏe mạnh. Nhưng một số thói quen không tốt về răng miệng khi còn nhỏ lại là nguyên nhân khiến trẻ lớn lên không có được hàm răng đẹp như mong muốn, vì thế các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con mình và nên sửa ngay một số thói quen xấu về răng miệng cho trẻ khi mới mắc phải.

 

Các thói quen xấu về răng miệng ở trẻ em là vấn đề đã được đề cập và nghiên cứu nhiều trong ngành nha khoa. Một số thói quen chỉ gây ra những xáo trộn rất nhỏ gây ra những lệch lạc ở bộ răng như sự sắp xếp không hợp lý của các răng. Tuy nhiên cũng có những thói quen rất có hại, ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ gương mặt gây ra những lệch lạc về răng và hàm mặt và có thể làm rối loạn một số chức năng ở vùng hàm mặt.

 

Để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, đều và đẹp, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu sau đây của con trẻ.

 

Ăn ngậm, ăn đồ ngọt thường xuyên

   Cần hạn chế các thói quen xấu như ăn ngậm, ăn vặt, ăn bánh mứt, kẹo thường xuyên và những thức ăn chứa nhiều đường. Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng, trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.

 

   Một số trẻ có thói quen ăn ngậm bất kể bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu của trẻ vì thói quen này khi trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên trẻ càng thích ngậm lâu hơn nhất là ở những trẻ mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn sẽ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng nhanh chóng. Do đó cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy dễ cho trẻ ăn hơn, trẻ ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và trẻ sẽ ngậm thức ăn.

 

Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước để lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.

 

Đi ngủ với một loại đồ uống

 Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm. Việc làm này khiến trẻ dễ bị sâu răng do bú bình. Khi đi ngủ không nên cho trẻ ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng trẻ rất lâu suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần gây hại hàm răng của trẻ.

 

Thói quen mút ngón tay

 

 

 

 

Nhiều trẻ mút ngón tay cả khi đang ngủ. Hiện nay thói quen mút ngón tay của trẻ ngày một phổ biến. mút tay là một thói quen xấu nhưng lại rất thường gặp ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

 

Nguyên nhân chính của hiện tượng trẻ mút ngón tay là bản năng mút của trẻ không được thỏa mãn. Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít  và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm.

 

Trong quá trình mút ngón tay, mút tay thường khiến răng cửa hàm trên của trẻ hô về phía trước. Mức độ hô và lệch lạc của răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà trẻ đặt ngón tay.

 

    Muốn tránh cho trẻ bỏ thói quen mút tay, ngay từ khi còn rất nhỏ, các bậc cha mẹ nên kiên quyết giúp trẻ từ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu càng sớm càng tốt vì càng để lâu càng khó bỏ.

 

   Khi trẻ được 4-5 tuổi, nếu trẻ vẫn tiếp tục mút tay với cường độ mạnh và liên tục, cha mẹ cần giúp trẻ bỏ thói quen mút tay bằng những cách sau:

  • Bình tĩnh khuyên bảo các cháu, tuyệt đối không dùng các biện pháp thô bạo như: buộc tay cháu lại, đeo găng tay vào cho cháu hoặc bôi các chất đắng vào đầu các ngón tay.

  • Không ép buộc trẻ, vì nếu bị ép buộc, trẻ rất khó bỏ thói quen này. Không nên la mắng hoặc trừng phạt trẻ, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu làm thế không tốt cho sức khỏe và những tác hại do thói quen mút tay, hãy giúp con nhận thức rằng trẻ đã lớn và cần thay đổi. Một đứa trẻ thường xuyên được khen ngợi sẽ thay đổi dễ dàng hơn.

  • Giúp trẻ giảm dần thói quen mút tay: cha mẹ nên có những biện pháp khuyến khích con ngừng mút tay, tạo môi trường thuận lợi để trẻ bỏ thói quen mút tay, khi thấy trẻ đang say sưa ngậm ngón tay, hãy cố gắng làm điều gì đó để thu hút sự chú ý của trẻ như bày đồ chơi hoặc dụ trẻ dùng cả hai tay múa, ném bóng, mặc áo cho búp bê… để trẻ xao lãng thói quen đó.

  • Học hỏi từ bạn cùng lứa tuổi: lứa tuổi này, trẻ rất cần bạn, cha mẹ nên cho bé chơi chung với những đứa trẻ không có thói quen đưa tay vào miệng. Trong môi trường như thế, những người bạn sẽ là tấm gương tốt cho trẻ bỏ dần thói quen mút tay.

  • Nếu tất cả những biện pháp trên thất bại, nên đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt và Khoa tâm lý ở các bệnh viện nhi để bác sĩ quyết định có khả năng phải lắp một dụng cụ đặc biệt trong miệng trẻ khiến cho trẻ không thể mút tay hoặc không còn thấy mút tay thú vị nữa.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cung cấp tới cho bạn đọc về các thói quen làm hại răng miệng trẻ. Hy vọng rằng, bài viết là hữu ích với các bậc cha mẹ để giúp trẻ có một sức khỏe răng miệng thật tốt.

 

 

BoniKiddy - Bí quyết cân bằng vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ thống vi sinh đường ruột còn chưa ổn định khiến bé dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, trướng hơi, ăn không tiêu, táo bón, tiêu chảy... Để giải quyết vấn đề này BoniKiddy đã bổ sung thêm hàng tỷ các lợi khuẩn cần thiết giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh, ổn định đường tiêu hóa.

 

Hệ thống lợi khuẩn trong BoniKiddy bao gồm 2 chủng loại chính là: Lactobacilus Acidophilus và Streptococcus Thermophilus

+Chủng Lactobacilus Acidophilus giúp kích thích phân giải thức ăn thành các chất dể hấp thu hơn, cân bằng vi khuẩn đường ruột, chống loạn khuẩn.

+Chủng Streptococcus Thermophilus giúp cung cấp enzyme lactase giúp phân giải lactose trong sữa và tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể bé.

 

Bên cạnh đó, BoniKiddy còn có rất nhiều các thành phần tự nhiên quý như: sữa non, sữa ong chúa, bột cây cúc tây, nấm men vừa giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, viêm  đường hô hấp, vừa giúp kích thích cảm giác ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tại niêm mạc đường ruột.

 

BoniKiddy - Sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Mỹ và Canada, được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.

 

 

>>> Xem thêm:

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách?

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách? Đây là câu hỏi và cũng là nỗi băn khoăn của không ít các bà mẹ.

Vận động giúp tăng đề kháng cho bé như thế nào? Giải pháp hoàn hảo giúp mẹ bảo vệ con yêu

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về việc vận động giúp tăng đề kháng cho bé như thế nào? Làm cách nào để bé vận động nhiều hơn? Mẹ đọc để tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Bí quyết giúp con yêu khỏe mạnh

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc lựa chọn thực đơn ăn uống rất quan trọng. Vậy cụ thể, phụ huynh nên cho bé ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Lau mát hạ sốt cho bé tại nhà

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé !

Hướng dẫn cách lưu trữ sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Chúng ta có thể vắt sữa mẹ để trẻ tiếp tục được bú mẹ trong thời gian các bà mẹ đi làm hay không? Để trả lời câu hỏi này, dưới đây là phần hướng dẫn cách lưu trữ sữa mẹ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho trẻ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi