Trẻ bị tự kỷ, dấu hiệu và những điều cần phải làm

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

trẻ tự kỷ

 

 Khi trẻ lên 2 là thời điểm tốt nhất để theo dõi và nhận biết trẻ có bị tự kỷ. Các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 2 tuổi biểu hiện rất rõ ràng, các bậc phụ huynh có thể theo dõi và nhận biết kịp thời. Phát hiện sớm và cho trẻ nhanh chóng điều trị sẽ giúp trẻ phục hồi bình thường và phát triển tốt.

 

1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi bị tự kỷ

 

Có rất nhiều dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em, mỗi trẻ sẽ có một  biểu hiện riêng, tuy nhiên hầu hết những đứa trẻ 2 tuổi mắc chứng tự kỷ đều có những biểu hiện sau:

- Chậm biết nói

Thông thường lên 2 tuổi, bé đã bắt đầu bập bẹ biết nói, tuy bé nói chưa tròn vành rõ chữ nhưng hầu hết đều đã biết nói. Nếu trường hợp đã lên 2 mà bé vẫn chưa biết nói, chậm biết nói thì bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám vì trẻ đang có biểu hiện mắc hội chứng tự kỷ.

- Có kiểu nói bất thường

Lên 2 tuổi mà trẻ chậm nói, chưa nói được, phát ra những chuỗi âm thanh vô nghĩa, kiểu nói bất thường thì khả năng trẻ đã mắc chứng tự kỷ rất cao. Thông thường hai tuổi trẻ đã bi bô nói, nhưng trẻ lại không nói được và phát ra chuỗi âm thanh bất thường thì cần kiểm tra, theo dõi.

- Có vẻ như trẻ không hiểu những gì bạn nói

Trẻ nhỏ bước vào độ tuổi lên 2 đã bắt đầu hình thành nhận thức, não bộ đã có thể tiếp nhận và xử lý thông tin, thính lực cũng đã hoàn thiện nên bé có thể nghe và hiểu khi bạn gọi. Trường hợp bạn gọi, nói nhưng trẻ không có động tĩnh, không hồi đáp và không hiểu những gì bạn nói thì rất có khả năng bé đã mắc chứng tự kỷ.

- Chăm chú sự tập trung vào một đối tượng nào đó

Trẻ nhỏ rất hiếu động, nhất là những đứa bé lên hai, quậy phá và chạy nhảy liếng thoắt. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn lười vận động, chỉ ngồi một chỗ và tập trung vào một đối tượng một cách chăm chú và bất động thì rất dễ bé đã mắc chứng tự kỷ vì đây là một trong những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 2 tuổi.

- Không tập bắt chước những gì bạn làm

Trẻ con lên 2 thường hay bắt chước theo  những gì người lớn chỉ dẫn, trẻ rất dễ tiếp thu và làm theo mọi hướng dẫn, vậy nhưng nếu đứa trẻ không hiểu hoặc không thể làm theo những gì bạn tập, bé không thể bắt chước được thì bạn cần theo dõi, bé của bạn đang có biểu hiện mắc chứng tự kỷ.

  • Thích chơi một mình

Những đứa trẻ lên hai rất thích nô đùa, chạy nhảy cùng bạn bè và mọi người, chúng thường quấn quýt bên người lớn và quậy phá. Tuy nhiên nếu đứa trẻ đó lại thích chơi một mình, không thích chơi cùng bạn, hay lầm lũi một góc thì nguy cơ cao bé đã mắc hội chứng tự kỷ, bố mẹ cần theo dõi và thăm khám cho bé.

-. Không quan tâm hay thích vui chơi với những đứa trẻ khác

Những đứa trẻ tự kỷ thường thu mình, không thích giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh. Chúng thường lầm lũi chơi một góc mà không quan tâm đến sự hiện diện của những người xung quanh, không muốn chơi chung cùng bạn.

- Cố chấp, gắn bó với một thói quen nào đó

Những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thường gắn bó với một đồ vật nhất định, chúng khá ngang bướng và cố chấp, không tiếp nhận bất cứ lời chỉ dẫn nào. Trẻ chỉ thích chơi với một món đồ cố định, trung thành với một thói quen và hành động. Đây là biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi thường gặp.

-. Có những cách chơi trò chơi khác thường

Những đứa bé mắc chứng tự kỷ không chỉ có những hành vi, biểu hiện bất thường mà các trò chơi của chúng cũng rất khác lạ. Nhiều đứa trẻ thay vì nâng niu thì chúng sẽ phá hủy đồ chơi, chơi theo cách khác người, khó hiểu. Quan sát trẻ khi ngồi chơi có những dấu hiệu này thì rất có thể trẻ đã mắc chứng tự kỷ.

 

2. Làm gì khi đứa bé của bạn bị tử kỷ

 

 

làm gì với trẻ tự kỷ

 

 

Tự kỷ là hội chứng không dễ để điều trị. Chính vì vậy, khi phát hiện con em mình có triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em phụ huynh cần kịp thời đưa con đi thăm khám và điều trị để phục hồi sớm nhất có thể.

- Cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời

Phát hiện trẻ có những biểu hiện giống với dấu hiệu của trẻ mắc hội chứng tự kỷ thì cần cho trẻ nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất. Nếu trẻ mắc chứng tự kỷ thì phải nhanh chóng tiếp nhận các liệu pháp điều trị khi tự kỷ còn nhẹ, cơ hội phục hồi sẽ cao hơn.

- Ba mẹ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để hỗ trợ con

Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay, để hỗ trợ con có thể điều trị hiệu quả bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về hội chứng tự kỷ. Hiện nay có rất nhiều tài liệu về chứng tự kỷ, tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, các phương pháp điều trị, tham khảo những cuốn sách bổ ích hỗ trợ trẻ tự kỷ, tìm hiểu thông tin trên báo đài, tivi,... sẽ giúp bố mẹ bổ sung thêm kiến thức cần thiết để đồng hành cùng bé.

- Kiên trì cùng con điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Bên cạnh nhận sự điều trị từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục thì bố mẹ cũng cần kiên trì cùng con làm đúng theo các hướng dẫn của chuyên gia. Tự kỷ để điều trị tốt cần có sự phối hợp và kiên trì giữa các bên, bố mẹ nên làm đúng các chỉ định của bác sĩ để việc điều trị được diễn ra suôn sẻ.

- Dạy và tập cho bé hòa nhập với cộng đồng khi ở nhà

Nắm được dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 2 tuổi, phát hiện và điều trị thôi chưa đủ. Bên cạnh sự giáo dục và các liệu pháp điều trị của bác sĩ thì khi ở nhà bố mẹ nên tập cho trẻ những thói quen về giao tiếp, vận động và lao động tích cực, hình thành cho trẻ những thói quen tốt sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

 

Nắm được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ 2 tuổi sẽ giúp bố mẹ kịp thời phát hiện trẻ bị tự kỷ khi nhận thấy có những biểu hiện bệnh. Phát hiện sớm, thăm khám và nhận các liệu pháp điều trị kịp thời là cách tốt nhất để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi, tái hòa nhập với cộng đồng.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Bé hay ho, ốm vặt - biếng ăn, mẹ ơi đừng sợ!

Thương con thương cháu, ông bà lại xoay vòng trong chuỗi “cháo, bột, sữa”.  Nhưng...“Bữa nào cũng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Lựa mãi mới bón cho bé được miếng thì phải đi rong mất vài lượt quanh xóm”

Suy hô hấp cấp ở trẻ em

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khó lường. Việc nắm rõ các triệu chứng và phân độ của suy hô hấp cấp sẽ giúp cha mẹ có thể phát hiện kịp thời và hạn chế tối đa những biến chứng đáng tiếc xảy ra ở trẻ.

Lactobacillus acidophilus - Bí quyết giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Lactobacillus acidophilus - một loại vi khuẩn tốt cho đường ruột mà cha mẹ nên bổ sung sớm cho con yêu của mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Ép con ăn rau có phải là giải pháp tối ưu?

Vậy trẻ lười ăn rau xanh phải làm sao? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả cha mẹ nào cũng cần biết

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì? Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi