Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ khi các loại thuốc, chế phẩm bổ sung xuất hiện, con người đã có thể đối phó được rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra tác dụng phụ nhất định, trong đó phải kể đến là gây tổn thương gan. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp bảo vệ gan trước những loại sản phẩm này nhé!

 

Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc 

Cách để bảo vệ gan, làm giảm tổn thương gan do sử dụng thuốc 

 

Tổn thương gan do thuốc là tình trạng như thế nào?

   Trong cơ thể, gan là một cơ quan nội tạng “nhiệt tình” nhất, thực hiện tới 500 công việc khác nhau. Trong đó, các chức năng quan trọng nhất là dự trữ và tổng hợp vitamin, dự trữ đường dưới dạng glycogen, sản xuất dịch mật cho quá trình tiêu hóa, và chuyển hóa những loại độc tố, hợp chất hóa học để đào thải ra ngoài.

   Các hợp chất hóa học này đến từ nhiều nguồn khác nhau và trong một số trường hợp nó có thể gây tổn thương gan. Nếu đến từ một số loại thuốc, chế phẩm bổ sung thì tình trạng này được gọi chung là tổn thương gan do thuốc.

   Điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Dựa trên các chỉ số men gan, tình trạng này có thể chia thành tổn thương tế bào gan, tổn thương mật và tổn thương gan hỗn hợp.

   Cơ chế gây tổn thương gan do thuốc nằm ở việc cơ thể phản ứng quá mức đối với thuốc. Nó có thể bắt gặp người này, nhưng lại không gặp ở người khác. Tổn thương gan trong trường hợp này không phụ thuộc vào liều lượng, thời gian dùng thuốc, và thường không biết trước được.

    Một cơ chế gây tổn thương gan khác là do dùng thuốc với liều cao, kéo dài hoặc tương tác giữa những loại thuốc khi dùng cùng nhau. Các thuốc này cùng làm tăng áp lực đến chức năng chuyển hoá, giải độc của gan.

 

Các loại thuốc, chế phẩm nào có thể gây tổn thương gan?

Các loại thuốc gây tổn thương gan

  Paracetamol là một ví dụ điển hình về gây tổn thương gan do thuốc. Ngộ độc paracetamol xảy ra khi dùng quá liều từ 150mg/kg cân nặng, dẫn đến viêm gan nhiễm độc, hoại tử gan.

   Allopurinol được dùng trong điều trị bệnh gút cũng là một loại thuốc gây tổn thương gan dưới dạng kết hợp của viêm gan hoại tử tế bào và viêm gan ứ mật. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể gây tổn thương tế bào gan.

   Một số loại kháng sinh có thể gây tổn thương gan như: Amoxicillin/ clavulanate, Isoniazid, Trimethoprim/ sulfamethoxazole, Fluoroquinolon, Macrolide, kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiểu và Minocyclin,... Trong đó, isoniazid gây tổn thương tế bào gan cấp tính, biểu hiện giống như viêm gan virus cấp. Amoxicillin/ clavulanate lại có thể gây ứ mật, tổn thương tế bào gan.

    Ngoài ra, các loại thuốc chống động kinh (Phenytoin, Carbamazepin, Lamotrigin và Valproate); thuốc điều biến miễn dịch (Interferon-β, Interferon-α, kháng TNF và Azathioprine); Amiodaron; Androgen chứa khung steroid; thuốc gây mê dạng hít; Sulfasalazin; thuốc ức chế bơm proton cũng có thể dẫn đến tổn thương gan.

 

Quá liều paracetamol

Quá liều paracetamol là nguyên nhân gây tổn thương gan do thuốc thường gặp nhất

 

Các loại chế phẩm bổ sung gây tổn thương gan

   Số trường hợp tổn thương gan do các chế phẩm bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang có sự gia tăng đáng kể. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tăng từ 7% đến 20% từ năm 2004 đến năm 2013.

   Những loại chế phẩm bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược phổ biến nhất liên quan đến tình trạng này là các sản phẩm dùng trong tập luyện thể hình và giảm cân. Các loại thảo dược có thể gây tổn thương gan là chiết xuất từ trà xanh, các glycosid từ phan tả diệp, rau má, cây Hoàng liên lớn, vỏ hạt mã đề,...

   Khác với thuốc tây, thành phần của các chế phẩm bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thường không ổn định, ví dụ như khác nhau về hiệu lực, hoặc có lẫn các tạp chất. Đây có thể là nguyên nhân gây tổn thương gan do dùng những sản phẩm này.

    Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tổn thương gan do thuốc có thể kể đến như:

  • Di truyền, chủng tộc.
  • Chế độ dinh dưỡng kém hoặc do béo phì.
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Mắc các bệnh về gan, tiểu đường, cường giáp hoặc HIV.
  • Nghiện thuốc lá, rượu bia.
  • Lạm dụng thuốc, sử dụng không đúng chỉ định, tự ý dùng nhiều loại thuốc dẫn đến tương tác không mong muốn, mẫn cảm.

 

Phòng ngừa tổn thương gan do thuốc bằng cách nào?

   Để phòng ngừa việc tổn thương gan do dùng thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Đối với thuốc không kê đơn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời cung cấp thông tin tiền sử mắc bệnh, các thuốc đang dùng.
  • Đối với thuốc kê đơn, bạn nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, đổi thuốc khác để tránh quá liều hay tương tác không mong muốn.
  • Đối với các chế phẩm bổ sung, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần rõ ràng, được sản xuất và phân phối bởi những đơn vị uy tín, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.
  • Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm bằng cách dùng thuốc đúng hướng dẫn, ăn uống lành mạnh và vận động nhiều hơn. Bạn nên ăn nhiều loại rau củ, trái cây tươi, uống nước ép để giúp thải độc gan, tăng cường chức năng gan.
  • Ngừng hút thuốc lá và uống rượu, bia.
  • Kiểm soát cân nặng và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tình trạng tổn thương gan do thuốc, cũng như cách để phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Nên cắt mí hay nhấn mí mắt? Những thông tin mà bạn cần biết trước khi lựa chọn

Hiện nay, cả hai biện pháp là nhấn mí mắt và cắt mí đều đang được sử dụng để giúp tôn lên vẻ đẹp của đôi mắt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn khi lựa chọn một trong hai thủ thuật trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc nên cắt mí hay nhấn mí nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà