Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phòng ngừa tình trạng này bằng cách nào?

Cập nhập: Thứ ba, 25/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong quá trình mang thai, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau do thay đổi thể chất và nội tiết tố. Trong đó, điều mà hầu hết phụ nữ đều quan tâm chính là các tai biến sản khoa, điển hình như tiền sản giật.  Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng tiền sản giật, cũng như các cách để phòng ngừa hiệu quả nhé!

 

Tiền sản giật có nguy hiểm không

Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phòng ngừa tình trạng này bằng cách nào?

 

Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật là gì?

  Tiền sản giật (Preeclampsia) là một biến chứng thai kỳ, có thể xảy ra sớm ngay từ sau tuần thai thứ 20. Hầu hết các trường hợp tiền sản giật xảy ra khi thai đủ hoặc gần đủ tháng (khoảng 37 tuần).

   Tình trạng này cũng có thể xảy ra sau khi sinh và được gọi là tiền sản giật sau sinh. Nó thường xảy ra trong vài ngày đầu đến khoảng một tuần sau khi sinh, trường hợp tiền sản giật xuất hiện vài tuần sau khi sinh khá hiếm gặp.

   Một số dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật là tăng huyết áp (cao hơn 140/90 mmHg), protein trong nước tiểu khiến nước tiểu có bọt, giữ nước gây tăng cân và phù nề tay, mặt. Các dấu hiệu khác của tiền sản giật có thể kể đến như: nhức đầu dai dẳng, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng, nhìn thấy những đốm đen, đau hạ sườn phải, buồn nôn và nôn, khó thở,...

 

Nguyên nhân gây tiền sản giật là gì?

   Nguyên nhân gây tiền sản giật vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Các chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc lượng máu đến nhau thai suy giảm.

   Thông thường, các mạch máu mới sẽ bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai trong những tháng đầu thai kỳ. Nếu các mạch máu này không phát triển hoặc trở nên hẹp hơn so với bình thường, lượng máu lưu thông sẽ bị hạn chế. Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên có thể là do tổn thương mạch máu, hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc những bất thường trong gen của người mẹ.

   Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật có thể kể đến như:

  • Phụ nữ mang thai lần đầu.
  • Phụ nữ từng bị tiền sản giật ở những lần mang thai trước.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Thừa cân, béo phì trong thai kỳ, tăng huyết áp mãn tính.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 2 năm hoặc trên 10 năm.
  • Tiền sử đau nửa đầu, tiểu đường, bệnh thận, có nguy cơ hình thành cục máu đông, lupus ban đỏ,...
  • Tiền sử gia đình có mẹ/chị/em gái từng bị tiền sản giật.

 

Phụ nữ mang thai lần đầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn

Phụ nữ mang thai lần đầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn bình thường

 

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

   Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa rất đáng lưu tâm. Nó ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi. Những ảnh hưởng này có thể kể đến như:

Thai nhi tăng trưởng chậm

   Vì các mạch máu nuôi dưỡng nhau thai không phát triển đúng cách, lượng máu, chất dinh dưỡng và oxy cung cấp không đủ, khiến thai nhi phát triển chậm hơn. Trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân và suy dinh dưỡng.

Sinh non

   Với tình trạng nghiêm trọng, thai phụ phải mổ trước thời gian dự sinh để tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Trẻ sinh non sẽ có sức khỏe kém hơn bình thường, sức đề kháng yếu hơn và các cơ quan chưa phát triển đủ.

Rau bong non

   Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bong nhau thai. Nếu nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh, thì có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu nặng, đe dọa tính mạng cả mẹ và em bé.

Hội chứng HELLP

   Đây là tình trạng tan máu, các tế bào hồng cầu bị phá hủy, men gan cao và giảm tiểu cầu. Đây là biến chứng nặng do tiền sản giật, được ghi nhận ở khoảng 4 – 12% thai phụ. Tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng một số hệ thống cơ quan khác, đe dọa đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi.

Sản giật

   Tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng sản giật, với hiện tượng co giật nếu không được kiểm soát tốt. Đây được xem là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sản giật (động kinh, đau bụng, bất tỉnh), bác sĩ cần can thiệp ngay bất kể đang ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Bệnh tim mạch

   Căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu cho sản phụ trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn, nếu bạn bị vấn đề này nhiều lần hoặc sinh non. Để giảm thiểu rủi ro này, sau khi sinh, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

 

Phòng ngừa tiền sản giật bằng cách nào?

   Để phòng ngừa tiền sản giật, cũng như các biến chứng thai kỳ khác, bạn hãy chú ý khám thai định kỳ. Bạn sẽ được kiểm tra tổng quát và đánh giá các thông số về huyết áp, tiểu đường, protein trong nước tiểu nhằm xác định xem có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.

   Cùng với đó, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, và lối sống sinh hoạt lành mạnh như:

  • Tránh các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt, và hạn chế muối trong bữa ăn. Thay vào đó, bạn hãy tăng cường ăn rau xanh và uống nước trái cây nhằm bổ sung các vitamin, dưỡng chất thiết yếu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng từ 10 - 15 phút mỗi ngày để máu lưu thông tốt hơn đến thai nhi, đồng thời củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại căng thẳng và kiểm soát cân nặng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  • Sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng thiết yếu để có thai kỳ khỏe mạnh như: Sắt, canxi, acid folic, vitamin B12, phốt pho, magie,... Những chất này giúp bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, làm tăng sức khỏe chung cho cả thai phụ và thai nhi.

 

cách phòng ngừa tiền sản giật

Kiểm soát huyết áp và đi khám định kỳ là cách phòng ngừa tiền sản giật

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những nguy hiểm mà tình trạng tiền sản giật có thể gây ra, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

7 dấu hiệu gan không tốt và cách phòng ngừa

Gan là một cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Việc nhận biết các dấu hiệu gan không tốt giúp bạn có phương pháp...

Suy giãn tĩnh mạch tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở tay bị suy yếu, giãn ra với kích thước lớn hơn bình thường.

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

Trứng cá tầm có tác dụng gì? Hé lộ bí mật đằng sau loại thực phẩm xa xỉ nhất hành tinh

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của trứng cá tầm, cũng như vì sao nó lại đắt đỏ như vậy nhé!

Tìm hiểu kỹ thuật đặt stent trong điều trị bệnh mạch vành

  Đặt stent là một thủ thuật y tế đã và đang được thực hiện từ rất lâu trước đây nhằm điều trị và phòng ngừa các vấn đề tim mạch, bao gồm bệnh mạch vành. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà