Mục lục [Ẩn]
Những ngày tết sum vầy cùng gia đình, hội tụ ăn uống vui vẻ cùng bạn bè đã chính thức khép lại, mọi người bắt đầu quay lại với nhịp sống hàng ngày. Thế nhưng, trên thực tế, sau tết nhiều người, đặc biệt là các quý ông thường xuyên có mặt trên bàn nhậu chưa thể trở lại làm việc bình thường mà họ phải nhập viện vì căn bệnh đáng sợ mang tên bệnh gút. Vậy cụ thể bệnh gút là gì? Và tại sao sau tết tỷ lệ mắc và tái phát bệnh gút lại gia tăng với tốc độ chóng mặt như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao số bệnh nhân mắc bệnh gút sau dịp tết?
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, được đặc trưng bởi sự tăng acid uric trong máu dẫn đến tích tụ các tinh thể muối urat tại các mô và khớp, khiến cơn gút cấp bùng phát và người bệnh phải chịu đựng sự đau đớn tột cùng.
Cơn gút cấp thường khởi phát đột ngột ở ngón chân cái vào lúc nửa đêm, sau đó cơn đau lan dần sang các khớp xung quanh: Khớp mu bàn chân, gót chân, khớp gối, khớp chân, khớp tay… với 4 triệu chứng điển hình sưng, nóng, đỏ đau.
Cơn gút cấp thường khởi phát sau một chấn thương hay một cuộc phẫu thuật hay một bữa ăn nhiều rượu thịt, đặc biệt là dịp tết. Theo số lượng thống kê cho thấy thì tỷ lệ số người đi thăm khám và điều trị bệnh gút trong và sau tết thường tăng gấp 2, 3 lần so với ngày thường.
Vậy tại sao số bệnh nhân nhập viện vì gút tăng cao sau tết?
Theo các chuyên gia, trong dịp tết có rất nhiều yếu tố tác động làm acid uric máu tăng cao và khởi phát bệnh gút, đó là:
Uống nhiều rượu bia
Trong các bữa tiệc rượu ngày tết ở Việt Nam thường không thể thiếu được rượu bia. Trong khi đó:
- Bia được chứng minh là một loại đồ uống rất giàu nhân purin. Chất này khi vào trong cơ thể dưới tác dụng của enzyme xanthine oxidase chuyển hóa thành acid uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Còn rượu với thành phần chính là ethanol khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa tạo ra nhiều sản phẩm có gốc acid, trong đó có acid acetic. Acid này sẽ cạnh tranh làm giảm độ tan của acid uric trong nước tiểu, giảm đào thải acid uric máu ra ngoài dẫn tới tăng ứ đọng muối urat ở các tổ chức và dẫn tới bệnh gút.
Uống nhiều rượu bia dịp tết làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Chế độ ăn uống nhiều đạm
Thực phẩm ngày tết thường bao gồm những món giàu đạm như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật (lòng, tim, gan…) hay các loại hải sản (tôm, cá, mực…). Các loại thực phẩm này được xếp vào nhóm thức ăn có nguy cơ cao dẫn đến bệnh gút vì chứa nhiều nhân purin- Đây là nguyên liệu tổng hợp nên acid uric máu.
Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm vào dịp tết làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, acid uric máu tiếp tục tăng cao, người bệnh gút sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Hạt tophi gây biến dạng và tàn phế khớp
Hạt tophi hình thành do sự tích tụ của nhiều tinh thể muối urat tại các tổ chức, chủ yếu là tại các khớp khuỷu khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, nghiêm trọng hơn là biến dạng khớp. Nghiêm trọng hơn, hạt tophi có thể vỡ ra gây nhiễm trùng , lở loét, thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt cụt chi.
Hủy hoại thận
Thận là cơ quan chủ yếu đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Khi nồng độ acid uric máu cao, thận không thể đào thải kịp sẽ dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat trong thận và gây ra hàng loạt các bệnh lý tại thận như: Viêm cầu thận, viêm thận kẽ, sỏi thận, đặc biệt là suy thận.
Bệnh nhân gút sẽ gặp phải biến chứng suy thận
Những biến chứng nguy hiểm khác
Các tinh thể urat còn có thể lắng đọng tại những mảng xơ vữa trong mạch máu, gây tổn thương hệ mạch. Từ đó dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng trong và cơ tim, đột quỵ…
Kiểm soát bệnh gút hiệu quả bằng cách nào?
Để kiểm soát tốt bệnh gút và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng rượu bia và các món ăn giàu đạm như đã liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric máu như: giá đỗ, nấm, măng tây…
- Bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp hạ và giữ acid uric ổn định. Nổi bật nhất phải kể đến sản phẩm BoniGut + đến từ Mỹ- Sản phẩm đã và đang được hàng vạn người tin dùng.
BoniGut +- Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh gút
BoniGut + là sự kết hợp tuyệt vời của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh gút nhờ 3 cơ chế sau:
- Giúp ức chế acid uric hình thành trong máu nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. Vì các thảo dược này có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase- enzyme tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành acid uric.
- Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
- Giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric ra ngoài qua đường niệu nhờ các thảo dược: Ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.
Không chỉ vậy, BoniGut + còn có các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa giúp giảm đau, chống viêm khi bị cơn gút cấp tấn công. Đồng thời, nhóm thảo dược này còn có tác dụng giúp bảo vệ xương khớp của người bệnh khỏi tổn thương của các gốc tự do có hại.
Công thức toàn diện của BoniGut +
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi nồng độ acid uric máu hạ về ngưỡng an toàn sẽ giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
BoniGut có tốt không?
Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “BoniGut có tốt không?” đó chính là cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng. Dưới đây là một số câu chuyện người thật việc thật về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut +:
Chú Bùi Đức Danh, 53 tuổi ở tổ 5 ấp 2 xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, điện thoại 0979805733
Chia sẻ của chú Bùi Đức Danh, 53 tuổi
Chú Danh chia sẻ: “Chú bị gút tính đến nay cũng 10 năm rồi, acid uric lên đến tận 595 µmol/l. Chú dùng thuốc tây của bác sĩ thì cũng thấy đỡ đau nhưng đến năm thứ 7 thứ 8 thì chú thấy ngày càng đau dữ dội hơn, cơn đau cứ dày lên dần. Chú đau cả tuần trời, chú uống thuốc giảm đau liên tục thì mãi mới dịu dịu đi một chút. Khổ sở nhất là mỗi dịp tết đến, bạn bè mà mời chú một chén rượu thôi là tối về chân tay chú đau đớn khủng khiếp, không thể ngủ nổi”.
“Tình cờ có người bạn chỉ cho sản phẩm BoniGut +, sau khi tìm hiểu thật kỹ chú quyết định mua về dùng. Nửa tháng đầu sử dụng BoniGut +, chú thấy người bớt nặng nề, chân tay cử động nhẹ nhàng hơn. Sau 1 tháng chú kiểm tra, acid uric máu chỉ còn 425 µmol/l. Dùng BoniGut + đến giờ thì chú đỡ nhiều lắm rồi, không thấy đau nhức nữa, acid uric cũng về ngưỡng an toàn. Mừng nhất là từ ngày dùng sản phẩm này, chú ăn uống cũng bớt kiêng khem hơn, thi thoảng làm chén rượu với bạn cũng không sao cả”.
BoniGut giá bao nhiêu?
Lọ BoniGut + 30 viên có giá 230.000vnđ.
Lọ BoniGut + 60 viên có giá 405.000vnđ.
Đây là giá niêm yết tại công ty phân phối chính thức sản phẩm BoniGut + (công ty Botania). Sản phẩm trong hơn 10 năm qua đã có mặt tại nhiều nhà thuốc tây trên cả nước. Tại mỗi nhà thuốc sẽ có chính sách về giá khác nhau, vì vậy giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá niêm yết, nhưng mức chênh lệch không nhiều. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một vài địa chỉ bán để mua được giá tốt nhất.
Bài viết trên đây đã giúp quý đọc hiểu rõ tại sao tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì gút tăng cao sau dịp tết. Các bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp với sản phẩm BoniGut + của Mỹ, bệnh gút sẽ được đẩy lui. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Sử dụng BoniGut như thế nào để thu được hiệu quả tốt nhất?
- Giải đáp thắc mắc: Bệnh gút ăn được trứng không?