Carbohydrates là gì? Những lưu ý khi dùng carbohydrates cho người bệnh tiểu đường?

Cập nhập: Thứ hai, 16/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   “Carbohydrates là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của cơ thể mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm xoay quanh chất này, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Vậy ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi định nghĩa lại carbohydrates và tìm hiểu xem người bệnh tiểu đường nên ăn carbohydrates như thế nào nhé.

 

Carbohydrates là gì?

Carbohydrates là gì?

 

Carbohydrates là gì? Có những loại carbohydrates nào?

   Carbohydrates (Carbs) hay glucid là một thành phần dinh dưỡng đa lượng quan trọng, bên cạnh protein và chất béo, giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của mọi tế bào và đảm nhiệm nhiều chức năng khác. Về mặt hóa học, carbohydrates được cấu thành bởi 3 nguyên tố hóa học là carbon (C), hydro (H), oxy (O) với tỷ lệ H:O là 2:1. Một cách tổng quát, có thể biểu diễn công thức phân tử của carbohydrates là Cm(H2O)n.

   Carbohydrates được chia làm hai nhóm chính là carbohydrates đơn giản (cấu trúc từ một hoặc hai phân tử đường) và carbohydrates phức tạp (cấu trúc từ ba phân tử đường trở lên). Trong đó, có 3 loại carbohydrates chính giữ vai trò quan trọng với sức khỏe con người đó là:

- Đường: Đường là dạng carbohydrate đơn giản nhất và xuất hiện tự nhiên trong một số loại thức ăn, bao gồm hoa quả, rau tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa. Các loại đường gồm có đường hoa quả (fructose), đường cát (sucrose), và đường sữa (lactose).

 

Đường là dạng carbohydrates đơn giản nhất xuất hiện trong một số loại thức ăn

Đường là dạng carbohydrates đơn giản nhất xuất hiện trong một số loại thức ăn

 

- Tinh bột: Tinh bột là một loại carbohydrate phức tạp, có cấu trúc gồm nhiều đơn vị đường liên kết với nhau. Tinh bột tồn tại tự nhiên trong rau, ngũ cốc, các loại đậu đỗ đã nấu chín.

- Chất xơ: Chất xơ cũng được coi là một loại carbohydrates phức tạp mặc dù không cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm trái cây, rau, quả hạch, hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

 

Chất xơ cũng được coi là một trong những carbohydrates

Chất xơ cũng được coi là một trong những carbohydrates

 

Vai trò của carbohydrates với cơ thể

Cung cấp năng lượng

   Carbohydrates cùng với lipid và protein là những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, đường và tinh bột bị bẻ gãy thành các đường đơn. Sau đó, chúng được hấp thu vào máu, và được biết đến dưới cái tên đường huyết (glucose). Từ đây, glucose đi vào trong tế bào của cơ thể dưới sự trợ giúp của nội tiết tố insulin. Glucose được cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng, phục vụ cho mọi hoạt động của con người.

Vai trò dự trữ

   Carbohydrates sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ đi theo 3 con đường:

- Đi thẳng vào máu dưới dạng glucose để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.

- Lượng carbohydrates dư thừa sẽ được dự trữ ở gan và cơ vân dưới dạng glycogen nhằm sử dụng sau này.

- Khi lượng glycogen đã quá tải, carbohydrates dư thừa sẽ dự trữ dưới dạng lipid.

   Nếu lượng carbohydrate dự trữ hoặc hấp thu không đủ, cơ thể sẽ sinh năng lượng từ protein (bằng cách bẻ gãy các protein thành amino acid và chuyển hóa thành các chất sinh năng lượng). Do vậy, các khối cơ sẽ bị ảnh hưởng, bởi protein là thành phần kiến tạo nên cơ.

Carbohydrates trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng

 

Carbohydrates giúp kiểm soát cân nặng

Carbohydrates giúp kiểm soát cân nặng

 

   Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng carbohydrates là thủ phạm gây tăng cân. Quan niệm này chưa đúng hoàn toàn bởi trong nhóm carbohydrates còn có chất xơ. Khác với các loại carbohydrates khác, chất xơ là carbohydrates duy nhất không cung cấp năng lượng bởi cơ thể con người không có enzyme giúp chuyển hóa chất xơ.

   Chất xơ trong các loại rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn cảm thấy no và dung nạp thực phẩm có chừng mực hơn, từ đó giúp kiểm soát cân nặng. Một chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón. Và đặc biệt, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác, trong đó có 2 loại carbohydrates còn lại. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh tiểu đường vì nó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

 

Chất xơ giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết

Chất xơ giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết

 

Nhu cầu carbohydrates của người khỏe mạnh và người tiểu đường

   Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nên cung cấp cho cơ thể khoảng 65% tổng số năng lượng từ carbohydrates, trong đó tối đa 10% từ carbohydrates đơn giản. Như vậy, nếu tổng lượng năng lượng mỗi ngày là 2000 calo, thì lượng năng lượng do carbohydrates cung cấp sẽ rơi vào khoảng 1300 calo, tương đương với số lượng carbohydrates ăn vào mỗi ngày là 325g (1g carbohydrates cung cấp 4 calo).

   Riêng với chất xơ, nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam ít nhất là 20 – 25g/người/ngày (tương đương với khoảng 1/2 kg rau xanh).

 

   Bổ sung cân đối các thành phần dinh dưỡng

Bổ sung cân đối các thành phần dinh dưỡng

 

   Người bệnh tiểu đường cần hạn chế lượng carbohydrates dung nạp vào cơ thể, vì vậy nhu cầu carbohydrates sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, người bệnh tiểu đường chỉ nên cung cấp carbohydrates chiếm 50-60% tổng lượng calo (người bình thường là 65%). Đồng thời, thứ tự trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng. Họ nên ăn chất xơ trước, rồi sau đó mới tới protein, lipid và cuối cùng là đường và tinh bột để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.

 

Lựa chọn nguồn cung cấp carbohydrates

   Carbohydrates cung cấp rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tuy nhiên không phải tất cả các loại carbohydrates đều tốt như nhau. Chúng ta cần hạn chế ăn quá nhiều carbohydrates xấu gây hại cho sức khỏe.

 

Lựa chọn carbohydrates cho bữa ăn hàng ngày

Lựa chọn carbohydrates cho bữa ăn hàng ngày

 

   Sự khác biệt giữa hai loại carbohydrates đơn giản và phức tạp nằm ở tốc độ và cách thức chúng được tiêu hóa và hấp thụ. Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ, carbohydrates đơn giản được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn carbohydrates phức tạp và do đó làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì.

Carbohydrates xấu

   Nguồn carbohydrates xấu gồm các loại bánh ngọt, nước ngọt, gạo trắng, bánh mì, các loại tinh bột trắng khác. Đây là những thực phẩm chứa nhiều carbohydrates đơn giản hoặc carbohydrates đã qua tinh chế và chứa rất ít các dưỡng chất khác.

 

Đường từ các loại bánh ngọt, nước ngọt là nguồn carbohydrates xấu

Đường từ các loại bánh ngọt, nước ngọt là nguồn carbohydrates xấu

 

Carbohydrates tốt cho sức khỏe

- Rau tươi và hoa quả giàu chất xơ: Hãy tập trung vào các loại hoa quả và rau toàn phần còn tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp nhưng không bổ sung thêm đường. Hoa quả và rau tươi toàn phần giàu chất xơ giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn trong khi lượng năng lượng hấp thu lại ít hơn.

- Nước ép hoa quả và hoa quả khô là những nguồn cung cấp lượng đường tự nhiên, do đó sẽ cung cấp lượng năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng những thực phẩm này vì hàm lượng đường trong đó khá cao.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn so với ngũ cốc đã tinh chế (gạo trắng, bánh mì), bởi nó giàu chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác (như vitamin B). Ngũ cốc sau khi trải qua quá trình tinh chế sẽ không còn giữ được thành phần như ban đầu.

 

Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt là nguồn carbohydrates thay thế cho cơm trắng, bánh mì

Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt là nguồn carbohydrates thay thế cho cơm trắng, bánh mì

 

- Các thực phẩm từ cây họ đậu: Đậu thường, đậu Hà Lan, đậu lăng là những nguồn dinh dưỡng dễ kiếm và quý giá. Chúng ít béo nhưng lại giàu folate, kali, sắt và magie, kèm theo rất nhiều chất xơ. Thực phẩm từ cây họ đậu giàu protein và có thể thay thế cho nguồn protein động vật.

 

Người bệnh tiểu đường: Thông thái khi lựa chọn carbohydrates liệu đã đủ?

   Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng là một trong ba chân kiềng không thể thiếu cùng với chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc.

 

Kiềng ba chân trong điều trị tiểu đường

Kiềng ba chân trong điều trị tiểu đường

 

   Tuy nhiên có một thực tế rằng, nhiều người bệnh dù đã tuân thủ đầy đủ cả ba chân kiềng đó nhưng đường huyết của họ vẫn không ổn định, họ có nguy cơ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và nhận ra vai trò quan trọng của một số loại thảo dược và nguyên tố vi lượng mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua, giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn và hiệu quả.

 

BoniDiabet + - Sự kết hợp 5 vị thảo dược và 4 nguyên tố vi lượng cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất bằng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay đó là công nghệ Microfluidizer, trên dây chuyền tại nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) và tổ chức Y tế Thế giới WHO.

   BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam hiện có sự kết hợp giữa các loại thảo dược và nguyên tố vi lượng quan trọng với bệnh tiểu đường.

Nhóm thảo dược

   5 loại thảo dược giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu của BoniDiabet + bao gồm: Dây thìa canh, mướp đắng, hạ methi, lô hội, quế.

 

   5 vị thảo dược có trong BoniDiabet +

5 vị thảo dược có trong BoniDiabet +

 

   Sau nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu Dây thìa canh tại Việt Nam và trên thế giới, PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm Bộ môn Thực vật học, Đại Học Dược Hà Nội cho biết: Dây thìa canh chứa nhiều acid Gymnemic có tác dụng giúp ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, giảm tân sinh đường ở gan, đồng thời giúp làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ. Nhờ đó, dây thìa cạnh giúp lượng đường vào máu giảm đi, đường huyết hạ và ổn định ở mức an toàn.

Nhóm nguyên tố vi lượng

 

Nguyên tố vi lượng - Sự vượt trội của BoniDiabet +

Nguyên tố vi lượng - Sự vượt trội của BoniDiabet +

 

   Đây chính là nhóm thành phần quyết định nên hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường. 4 nguyên tố vi lượng gồm Magie, Selen, Crom, Kẽm là thành phần của enzyme chuyển hóa đường, có tác dụng giúp ổn định đường huyết, không cho đường huyết lên xuống thất thường, đồng thời giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch, gan, thận, mắt, thần kinh.

   Lựa chọn nguồn carbohydrates tốt trong bữa ăn hàng ngày rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hàm lượng đường trong máu. Đồng thời, để kiểm soát đường huyết tối ưu, người bệnh tiểu đường nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Mọi băn khoăn, thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: Tôi đã từng trải qua 10 năm khổ sở vì những cơn đau gút kinh hoàng

Chú Lê Công Khanh 65 tuổi, trú tại số 28 Trịnh Đình Cửu, quận Hoàng Mai, Hà Nội

60 năm hút thuốc lá, tôi đã bỏ thành công sau 5 ngày nhờ Boni-Smok

Bác Ngô Hữu Ba, 74 tuổi, hiện đang ở số 11 Hải Thượng Lãn Ông, phường Phú Tài, TP Phan Thiết.

Khép lại chuỗi ngày mất ngủ triền miên nhờ BoniSleep

Chú Nguyễn Phương Á Đông, 56 tuổi ở số 16A đường Chi Lăng, phường 12 TP Vũng Tàu

Hà Nội: Tê bì, chuột rút, sưng chân do suy giãn tĩnh mạch và bí quyết từ BoniVein

Cô Trần Thị Kim Dung trú tại số 12 ngách 123/1 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội

Nhờ BoniBaio, tôi có đại tràng khỏe để tiếp tục gồng gánh gia đình

Chị Đỗ Hồng Nhung, 33 tuổi, khu 7, Xã Trạm Thản, Huyện Phù Ninh, Phú Thọ
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Lipid là gì và có vai trò như thế nào với người bệnh tiểu đường?

Lipid là gì và có vai trò như thế nào với người bệnh tiểu đường?

Lipid (chất béo) từng được xem là chất không tốt trong dinh dưỡng, cần hạn chế hoặc tránh sử dụng để ngăn ngừa tăng cân và các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và tiểu đường. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại lipid đều xấu...

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi