Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

Cập nhập: Thứ hai, 12/12/2022

Mục lục [Ẩn]

 

    Tiến sĩ Eric Berg- một bác sĩ nội khoa ở Solomons, Maryland, Hoa Kỳ, người đã tiến hành hơn 4800 cuộc hội thảo về các chủ đề liên quan đến sức khỏe vừa qua đã chia sẻ một phương pháp giúp ngăn tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường. Vậy, phương pháp đó là gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

 

Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường là gì?

Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường là gì?

 

Tiền tiểu đường và tiểu đường có gì khác nhau?

   Để hiểu rõ và có thể thực hiện đúng phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường, bạn cần biết sự khác nhau giữa chúng là gì. Chúng ta cùng theo dõi bảng so sánh sau đây:

 

Chỉ số

Tiền tiểu đường

Tiểu đường

Đường huyết lúc đói

100 đến 125 mg/dl

≥126 mg/dl

HbA1c

5,7 đến 6,4%

≥6.5%

 

    Khi không có phương pháp phù hợp và hiệu quả để loại bỏ các yếu tố nguy cơ khiến đường huyết tăng cao (≥126 mg/dl) và không ổn định (HbA1c≥6.5%)  thì tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng trên sức khỏe do bệnh gây ra.

 

Người bị tiền tiểu đường có đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dl

Người bị tiền tiểu đường có đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dl

 

Insulin, kháng insulin và vai trò của nó trong quá trình tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

    Đường huyết (nồng độ đường trong máu) của người khỏe mạnh bình thường nên được giữ ở mức 80mg/dl. Bạn có thể hình dung tổng lượng đường trong máu của người bình thường là khoảng 1 muỗng cà phê đường.

    Trung bình, lượng glucose cung cấp cho cơ thể của một người dân Mỹ tương ứng với khoảng 31 thìa cà phê đường (các nguồn cung cấp có thể là từ ăn tinh bột, uống đồ ngọt…). Có thể thấy là tổng số glucose đưa vào cơ thể lớn hơn nhiều so với lượng glucose trong máu của người khỏe mạnh bình thường. Vậy lượng đường dư thừa đi đâu?

    Nó không được thải ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa hay đường nước tiểu mà sẽ được đưa vào tế bào để sinh năng lượng nhờ tác dụng của insulin. Insulin là 1 hormone được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy. Khi đường huyết tăng lên, cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến tế bào beta đảo tụy để tiết ra hormon này.

   Insulin được ví như một chiếc chìa khóa, nó gắn vào thụ thể trên tế bào, truyền tín hiệu để tế bào “mở cửa” đón nhận đường và dùng đường làm nguyên liệu để sinh năng lượng. Nếu máu vẫn còn dư thừa đường, insulin sẽ giúp nó được “cất đi” để dự trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen và chất béo tích tụ ở các bộ phận khác nhau trên toàn bộ cơ thể.

 

Insulin được ví như là chìa khóa mở cửa cho glucose trong máu vào được tế bào

Insulin được ví như là chìa khóa mở cửa cho glucose trong máu vào được tế bào

 

    Khi lượng đường trong máu thường xuyên cao (do đưa nhiều đường vào máu, giảm tiêu thụ đường ở tế bào ở người ít vận động), tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin. Tuy nhiên, cơ thể sẽ coi việc nồng độ insulin cao cũng độc hại và phản ứng lại bằng cách tạo ra một sức đề kháng gọi là kháng insulin ở tế bào, làm giảm khả năng đưa đường vào tế bào của hormon này. Điều đó làm nồng độ đường trong máu lại càng tăng cao, tế bào beta đảo tụy lại phải tiếp tục tăng tiết insulin hơn nữa, sự kháng insulin lại tăng lên, vòng luẩn quẩn này kéo dài khoảng 10-15 năm cho đến khi tuyến tụy “mệt mỏi” và không sản xuất được nhiều insulin như trước.

    Khi đó, nồng độ insulin giảm, sự đề kháng insulin tăng, trong khi con người tiếp tục chế độ ăn uống nhiều tinh bột và đồ ngọt để tăng đưa đường vào cơ thể, hậu quả là nồng độ đường trong máu tăng lên và tiến triển thành tiền đái tháo đường. Nếu cứ tiếp tục như vậy thêm một thời gian nữa, nó sẽ chuyển thành tiểu đường.

 

Làm sao để biết mình có đang bị kháng insulin hay không?

    Để biết biết 1 người có đang bị kháng insulin hay không, bạn có thể dựa trên chỉ số Homa IR, nó được tính như sau:

 

Cách tính chỉ số Homa IR

Cách tính chỉ số Homa IR

 

Homa IR là một chỉ số nói lên mức độ kháng insulin. Chỉ số này càng lớn, sự kháng insulin càng mạnh. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy, bệnh nhân rất ít khi được chỉ định đo chỉ số này. Thay vào đó, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để biết mình có đang bị kháng insulin hay không?

- Béo bụng: Hãy đứng thẳng, nhìn xuống và xem bạn có thấy bụng mình không. Nếu bạn nhìn thấy bụng của bạn và không thể nhìn thấy đôi chân của mình thì bạn có thể đang có tình trạng kháng insulin.

- Đi tiểu nhiều vào cả ngày lẫn đêm, ban đêm phải thức dậy để đi tiểu. 

- Có triệu chứng Brain Fog (chứng não sương mù): Tình trạng đầu óc không thể ghi nhớ, hay quên, thiếu tập trung, giảm khả năng phân tích nhạy bén.

- Cảm thấy bị đói liên tục, giữa các bữa ăn chính bạn cảm thấy cần ăn các bữa phụ. Bạn có thể thường xuyên cảm thấy thèm ăn khoai tây chiên hoặc bánh quy, đặc biệt là vào ban đêm.

- Cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn.

- Ngứa ran và tê bì ở bàn chân, bàn tay.

 

Béo bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang đề kháng insulin

Béo bụng là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang đề kháng insulin

 

   “Khi bị tiền đái tháo đường và có tình trạng kháng insulin, nó sẽ rất dễ giải quyết chỉ bằng chút nỗ lực của bạn, đó là cắt giảm lượng tinh bột ăn vào hàng ngày theo chế độ ăn keto và thực hiện phương pháp ăn gián đoạn”, Tiến sĩ Eric Berg DC cho biết.

 

Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

   Trong bài giảng của mình, Tiến sĩ Eric Berg DC đã đưa ra phương pháp đơn giản để ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường đó là chế độ ăn keto và nhịn ăn gián đoạn.

Chế độ ăn Keto

   Chế độ ăn Keto (Ketogenic) là chế độ ăn ít carbohydrate (carb) và nhiều chất béo tốt. Khi bạn thường xuyên cắt giảm lượng carb trong khẩu phần ăn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “Ketosis”. Nó buộc tế bào phải sử dụng nguồn năng lượng đến từ nguồn khác đó là xeton (một loại nhiên liệu mà gan sản xuất từ chất béo dự trữ trong cơ thể). Chế độ ăn Keto có thể làm giảm đáng kể lượng đường máu và nồng độ insulin, từ đó phòng ngừa tình trạng tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường.

   Sẽ không có một thực đơn cố định trong chế độ ăn này mà bạn có thể tự điều chỉnh các món ăn trong bữa ăn hàng ngày của mình với những thực phẩm khác nhau, sao cho tỷ lệ dinh dưỡng bao gồm dưới 10% carbohydrate, 20% protein, còn lại hơn 70% là chất béo. Các thực phẩm thường được dùng  bao gồm nhiều thịt, trứng, xúc xích, pho mát, cá, các loại quả hạch, bơ, dầu, hạt và rau…

 

Chế độ ăn Keto giúp phòng ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

Chế độ ăn Keto giúp phòng ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

 

Chế độ ăn gián đoạn

   Nhịn ăn gián đoạn là một kiểu bao gồm các giai đoạn ăn ít hoặc không ăn, sau đó là ăn uống như bình thường. Thay vì ăn 3 đến 6 bữa một ngày cộng với ăn vặt thì thì số lần ăn của bạn sẽ ít đi. Chế độ ăn này thường áp dụng để giảm cân nhưng cũng được khuyến khích dùng cho người tiền tiểu đường để ngăn bệnh tiến triển thành tiểu đường. Sau đây là một số chế độ ăn kiêng gián đoạn phổ biến mà bạn có thể áp dụng:

- Chế độ ăn ngắt quãng 16:8: Người bệnh ăn 2 bữa cách nhau 8 giờ và nhịn ăn trong 16 giờ còn lại. Ví dụ, bạn có thể ăn 1 bữa vào buổi trưa, bữa tiếp theo vào 8 giờ tối và nhịn ăn cho đến 12 giờ trưa ngày hôm sau.

- Chế độ ăn ngắt quãng 5:2: Người bị tiền tiểu đường ăn bình thường trong 5 ngày, sau đó có 2 ngày giảm gần hết chế độ ăn ( ăn dưới 500 calo/ngày) và lặp lại 5 ngày ăn bình thường.

- Chế độ nhịn ăn luân phiên trong ngày: Là chế độ mà bạn không ăn gì hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ trong 24 giờ, sau đó là 24 giờ ăn như bình thường;

- Chế độ ăn có giới hạn thời gian sớm: Ăn uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều, sau đó nhịn ăn kéo dài cả ngày và đêm.

   Trong video của mình, Tiến sĩ Eric Berg chia sẻ thêm rằng, phản ứng viêm cũng sẽ thúc đẩy sự tiến triển bệnh từ giai đoạn tiền tiểu đường sang tiểu đường. Trong khi đó đường trong máu lại rất dễ bị oxy hóa gây viêm. 1 số yếu tố khác như axit béo omega-6, bột ngọt hoặc mì chính, dầu hạt cải cũng thúc đẩy quá trình viêm. Vì vậy, ngoài thực hiện các biện pháp để giữ nồng độ đường trong máu an toàn thì người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm này để giảm nguy cơ tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường.

 

Cần làm gì nếu tiền tiểu đường đã tiến triển thành tiểu đường?

   Nghiên cứu cho thấy, mỗi năm có khoảng 11% người tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành đái tháo đường và 15-30% người bệnh tiền đái tháo đường sẽ mắc đái tháo đường trong vòng 5 năm. Trong 10 năm con số này có thể lên tới 50%. Việc tiền đái tháo đường chuyển thành tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và nếu không may đã bị tiểu đường, đừng lo vì bạn sẽ kiểm soát tốt bệnh sau khi thực hiện các phương pháp sau đây.

- Tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ: Tùy thuộc mức độ bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc (thuốc hạ đường huyết đường uống, insulin), liều lượng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.

 

Người bệnh tiểu đường cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh tiểu đường cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:

+ Chế độ ăn: Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế dùng thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, phở…), hạn chế thực phẩm giàu đường (bánh kẹo, mứt, hoa quả ngọt,...; ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt (táo, cam, ổi…), bổ sung các thực phẩm giàu protein, khoáng chất, vitamin cho cơ thể. 

+ Giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress.

+ Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp bạn kiểm soát mức đường huyết, giảm chứng thèm ăn, tinh thần thoải mái và tăng hoạt động của insulin.

+ Tập luyện thể dục thể thao điều độ, đều đặn hàng ngày.

+ Bổ sung lợi khuẩn để tăng cường hệ vi sinh đường ruột thông qua các thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung nhằm giảm đề kháng insulin.

+ Tắm nắng để bổ sung vitamin D, từ đó giúp tuyến tụy tăng tiết insulin, đồng thời góp phần giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.

+ Tránh tiếp xúc với các chất độc từ môi trường để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn ở người tiểu đường.

+ Xử lý nhanh các ổ viêm của cơ thể để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

- Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày: Sản phẩm này sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, đồng thời phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên thận, mắt, tim, thần kinh, giúp người bệnh sống khỏe mỗi ngày.

 

 Sản phẩm BoniDiabet +

Sản phẩm BoniDiabet +

 

BoniDiabet + - Bí quyết sống khỏe cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + của Mỹ chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường với hiệu quả đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.

   Hiệu quả vượt trội của sản phẩm BoniDiabet + đến từ sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng cùng các thảo dược và vi chất quý, cụ thể:

- Các nguyên tố vi lượng là kẽm, selen, chrom, magie: Giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trong đó, magie giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp; Kẽm, chrom giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường; Selen giúp phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

- Các thảo dược (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội): Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.

- Acid folic: Giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

 

   Bạn uống BoniDiabet +  với liều 4-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ giảm về mức an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ được ổn định hơn, các biến chứng tiểu đường được phòng ngừa hiệu quả.

   Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm phương pháp để ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học tư vấn nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng thần kinh do tiểu đường là gì? Nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Tôi không còn lo lắng vì bệnh tiểu đường

Chị Trần Thị Tíu, số 7, ngõ 85, Hồ Công Dự, P. Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không và giải pháp nào là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp - Sự khác nhau giữa các tuýp là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi