Mục lục [Ẩn]
Bữa sáng cho người tiểu đường cần cung cấp đầy đủ năng lượng nhưng cũng phải đảm bảo không làm đường huyết tăng cao quá mức. Nếu nắm được và tuân thủ những quy tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tự điều chỉnh bữa sáng của mình sao cho phù hợp với sở thích và tình trạng bệnh. Sau đây sẽ là 7 gợi ý hoàn hảo nhất mà bạn có thể tham khảo, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bữa sáng cho người tiểu đường
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bữa sáng của người tiểu đường
Bữa sáng vô cùng quan trọng với người tiểu đường. Nó cần đáp ứng được yêu cầu là cung cấp năng lượng cho một ngày mới sau một khoảng thời gian dài cách xa bữa tối của ngày hôm trước. Tuy vậy, người bệnh cũng cần lựa chọn thực phẩm và lượng thức ăn sao cho không làm tăng đường huyết quá mức sau ăn và không gây tụt đường huyết nhanh khi xa bữa ăn.
Việc lựa chọn ăn món gì vào bữa sáng của người tiểu đường cần dựa trên chỉ số đường huyết GI của thực phẩm. Giá trị của chỉ số đường huyết (GI) được xếp loại thành: Thấp (<55), Vừa (56-74), Cao (>75). Khi lựa chọn thực phẩm, người bệnh cần lưu ý:
- Tránh ăn món ăn từ gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng,... Nên lựa chọn món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ...
- Tránh ăn các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả...bởi chúng chứa một lượng đường rất cao. Người bệnh nên ăn trái cây tươi ít ngọt như: Cam, quýt, bưởi, ổi, thanh long,..., không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa,...
- Tránh ăn các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước ngọt có ga…
- Tránh ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm,... Người bệnh nên ăn các thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive hoặc thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
- Nên ăn rau xanh được chế biến đơn giản như luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Ngoài ra, với bữa sáng người bệnh tiểu đường cần chú ý hạn chế đồ ăn nhanh, không cho thêm đường vào đồ ăn, hạn chế muối, chú ý bữa ăn nên giàu protein và chất xơ.
Người bệnh tiểu đường cần nói không với đồ ăn ngọt và nhiều tinh bột
Dựa vào cách lựa chọn thực phẩm như trên, bạn có thể tự xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường, chủ động thay đổi để đa dạng các món ăn hàng ngày. Còn nếu đang không nghĩ ra mình nên ăn gì, bạn có thể tham khảo 7 gợi ý sau đây.
7 gợi ý tốt nhất về bữa sáng cho người tiểu đường
Sau đây là 7 gợi ý tốt nhất về bữa sáng cho người tiểu đường mà bạn nên tham khảo:
Đậu phụ sốt bánh mì nướng nhiều hạt
Đậu phụ là lựa chọn tốt cho người tiểu đường vì chứa ít carb và giàu protein. Còn bánh mì nướng nhiều hạt giàu chất béo giúp làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu và phòng ngừa hiện tượng đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn.
Chế biến món ăn này cần cắt nhỏ đậu phụ thành từng miếng vừa ăn rồi rán vàng bằng dầu thực vật. Bạn có thể nêm thêm gia vị tùy theo sở thích, sau đó ăn cùng bánh mì nhiều hạt.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng thực đơn này kèm với các loại rau tốt cho người tiểu đường như: rau bina, bông cải xanh…
Đậu phụ sốt bánh mì nướng nhiều hạt
Trứng chiên ăn cùng bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám ăn cùng trứng chiên qua dầu ô liu là một gợi ý khác đối với bữa sáng cho người tiểu đường. Bữa sáng cho người tiểu đường với món ăn này vừa giàu protein, vừa không làm tăng đường huyết quá mức sau ăn, đồng thời nó cũng không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Nếu muốn món bánh này có vị béo hơn, bạn hãy ăn kèm với vài lát bơ quả.
Trứng chiên ăn cùng bánh mì nguyên cám
Bún gạo lứt trộn ức gà
Bún gạo lứt là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường khi không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Ức gà là phần thịt nạc nằm ở vùng bụng của gà và thuộc nhóm thực phẩm lành mạnh hàng đầu với người bệnh.
Bạn chần bún gạo lứt với nước sôi, vớt ra trộn với 1 thìa dầu oliu để mì và sợi bún không bị dính vào nhau. Luộc lườn gà đến chín, để nguội rồi xé thành miếng nhỏ. Trộn tất cả nguyên liệu với nhau, thêm gia vị và rau thơm, ít trứng tráng thái sợi, giò thái sợi… theo sở thích và thưởng thức. Nếu bạn không thích ăn bún thì có thể linh hoạt lựa chọn phở gạo lứt hoặc mì gạo lứt.
Bún gạo lứt trộn ức gà
Bơ đậu phộng và trái cây
Món ăn này vừa bổ sung nhiều dưỡng chất, vừa an toàn với người bệnh tiểu đường. Bạn phết bơ đậu phộng không đường lên bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt (có thể sử dụng thêm với trái cây tươi, chẳng hạn như lát dâu tây hoặc quả mâm xôi). Bạn cũng có thể đổi bánh mì lấy bánh quế hoặc bánh kếp nguyên hạt để đa dạng thực đơn bữa sáng của mình.
Yến mạch và trái cây tươi
Bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ, hơn nữa bột yến mạch có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, bắt đầu ngày mới bằng một bát bột yến mạch cho thêm trái cây tươi là lựa chọn khá thú vị. Bạn có thể biến tấu bằng cách bỏ thêm các loại hạt (hạt chia, hạt mè, hạt lanh…) hoặc hạt từ quả hạch (hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt hạnh nhân).
Yến mạch và trái cây tươi
Nếu bạn không có thời gian nấu ăn vào lúc sáng thì hãy thử trộn một phần bột yến mạch với hai phần nước hoặc sữa ít béo rồi để trong tủ lạnh qua đêm và thưởng thức vào buổi sáng hôm sau.
Sinh tố việt quất và rau bina
Sinh tố là một thức uống ngon miệng, bổ sung thêm trái cây và rau quả cho bạn. Bạn cho nửa chén quả việt quất, 1 chén rau bina và nửa quả chuối vào máy xay. Đổ nửa cốc sữa ít béo vào xay đến khi mịn và thưởng thức. Để tăng cường sức khỏe, bạn hãy thêm một thìa hạt lanh xay. Hạt lanh chứa nhiều chất xơ, chất béo omega-3 và có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Sinh tố việt quất và rau bina
Salad bơ, táo và rau bina và ức gà luộc
Để làm món salad này, bạn cần trộn một ít lá rau bina non tươi với táo cắt lát, quả bơ tươi cắt nhỏ, phô mai quả nam việt quất khô và quả óc chó. Với ức gà, bạn luộc chín, để nguội rồi xé nhỏ và cho vào salad, thêm một ít giấm táo và trộn đều.
Bữa sáng cho người tiểu đường này giàu chất xơ, chất chống viêm, chất chống oxy hóa và ít calo, có lợi cho bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Một số lưu ý khi khi ăn bữa sáng cho người tiểu đường
- Thời gian ăn: Nên ăn sớm vào khoảng thời gian từ 5h30 – 7h sáng. Và cần cố gắng duy trì ăn sáng vào cùng một thời điểm giữa các ngày để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia bữa sáng thành 2 bữa nhỏ, cách nhau từ 2-3 tiếng để hạn chế sự thay đổi đột ngột đường huyết. Bữa sáng được coi là bữa ăn chính, khoảng 9-10 giờ sáng người bệnh nên ăn thêm bữa phụ để tránh tụt đường huyết xa bữa ăn.
- Ăn uống hợp lý là điều kiện cần để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Ngoài thực hiện đúng theo chế độ ăn kiêng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo hướng dẫn bằng tiêm insulin hoặc dùng thuốc hạ đường huyết và có chế độ luyện tập phù hợp. Và để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường (hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh) một cách hiệu quả và an toàn thì bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + - Giải pháp tối ưu từ thiên nhiên cho người bệnh tiểu đường
Sản phẩm BoniDiabet + mang đến hiệu quả đột phá cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:
- Các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Các thành phần giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường:
- Các nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom: Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường. Các nguyên tố vi lượng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; phòng ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược và các vitamin, nguyên tố vi lượng, không có thuốc tây nên BoniDiabet + rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Sản phẩm sẽ cho tác dụng từ từ, sau 1-2 tháng dùng với liều 4-6 viên/ngày, đường huyết sẽ hạ về ngưỡng an toàn hơn. Sau liệu trình 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định, từ đó các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cũng được phòng ngừa hiệu quả.
Thành phần toàn diện của BoniDiabet +
Trong nhiều năm nay, BoniDiabet + đã được bán tại nhiều nhà thuốc tây trên cả nước. Bạn có thể mua sản phẩm ở nhà thuốc hoặc gọi đến công ty Botania qua số tổng đài 18001044 để đặt hàng về tận nơi.
Bài viết trên đây đã có được thực đơn đa dạng cho bữa sáng cho người tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời quý độc giả liên hệ 18001044 để được giải đáp chi tiết nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- Người bệnh tiểu đường dùng cỏ ngọt có tốt không?
- Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?