Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

Cập nhập: Thứ sáu, 23/09/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Để xác định chính xác bệnh tiểu đường, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chỉ số đường huyết. Chỉ số này cũng thể hiện mức độ nặng nhẹ và khả năng kiểm soát bệnh tật có tốt hay không của người bệnh. Vậy cụ thể, chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường? Phải làm sao để duy trì chỉ số này ở ngưỡng an toàn? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

 

Bệnh tiểu đường có đặc điểm như thế nào?

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose mãn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin; hoặc khi cơ thể sử dụng không hiệu quả insulin mà nó tạo ra, dẫn đến tình trạng lượng đường (glucose) trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao hơn bình thường.

   Người bệnh tiểu đường thường ăn nhiều nhưng vẫn đói, khát nhiều, thèm đồ ngọt, sụt cân, người mệt mỏi, không có sức lực làm việc… Đặc biệt, khi lượng đường máu tăng cao kéo dài hoặc lên xuống thất thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như:

- Giảm thị lực: Nồng độ đường trong máu cao và không ổn định gây tổn thương, hủy hoại các mạch máu nhỏ ở đáy mắt, làm các mô ở mắt bị sưng tấy, hình thành sẹo và tăng áp lực dẫn đến hàng loạt các biến chứng trên mắt như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc…, thậm chí là có thể dẫn tới mù lòa.

- Suy thận: Các mạch máu nhỏ ở cầu thận bị tổn thương kết hợp với các yếu tố khác sẽ gây biến chứng trên thận.

- Bệnh mạch vành: Đường huyết cao làm tổn hại và xơ vữa ở các mạch máu lớn gây bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, đột quỵ…

 

Chỉ số đường huyết tăng cao làm tổn thương, xơ vữa mạch máu lớn

Chỉ số đường huyết tăng cao làm tổn thương, xơ vữa mạch máu lớn

 

- Vết thương khó lành: Nồng độ đường máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ gây nhiễm trùng. Cộng thêm tình trạng hệ thần kinh bị tổn thương làm người bệnh mất cảm giác, khó phát hiện vết thương. Hậu quả là vết thương khó lành, nguy cơ bị loét, phải cắt cụt chi.

   Đặc biệt, đường huyết tăng cao đột ngột còn gây biến chứng hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Khi quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc kiêng khem thiếu khoa học khiến đường huyết tụt quá mức, người bệnh sẽ bị choáng váng, run rẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi, thậm chí là co giật, mất ý thức…

   Để xác định chính xác bệnh tiểu đường, cũng như biết mức độ nặng nhẹ của bệnh, bạn cần dựa vào chỉ số đường huyết. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

 

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

   Trước khi tìm hiểu chỉ số đường huyết cảnh báo bệnh tiểu đường, bạn nên biết chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu.

Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

   Đường (glucose trong máu) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc tạo năng lượng cũng như cần thiết cho các chức năng khác của cơ thể.

   Chỉ số đường huyết dùng để chỉ nồng độ glucose trong máu, thường được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Dựa vào chỉ số đường huyết và một số tiêu chuẩn chẩn đoán khác mà xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền tiểu đường hay đang bị tiểu đường.

 

Chỉ số đường huyết giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

 

   Nồng độ glucose trong máu luôn thay đổi. Vì vậy, để đánh giá tình trạng bệnh, chỉ số đường huyết được quy định đo vào các thời điểm khi đói (trước bữa ăn), sau ăn 2 giờ (khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose) và đường huyết bất kỳ. Ngoài ra, người bệnh còn được đo chỉ số HbA1c định kỳ 3 tháng 1 lần.

   Cụ thể, với người trưởng thành, sức khỏe bình thường, chỉ số đường huyết thường là:

- 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.

- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

- 100 - 150 mg/dl (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là tiểu đường?

   Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác, cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:

- Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL);

- Hàm lượng glucose huyết tương ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Người bệnh cần nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng 75g glucose hòa tan với 250-300 ml nước, uống trong 5 phút. 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp, bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.

 

Chỉ số đường huyết tăng cao sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose chứng tỏ bạn đã bị tiểu đường

Chỉ số đường huyết tăng cao sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose chứng tỏ bạn đã bị tiểu đường

 

- HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol): Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).

   Khi đã mắc bệnh tiểu đường, ngay từ đầu bạn cần áp dụng kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Người bệnh tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết bằng cách nào?

   Để kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn, người bệnh cần: 

- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc (thuốc hạ đường huyết đường uống, insulin) với liều lượng phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.

- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế dùng thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, phở…), thực phẩm giàu đường (bánh kẹo, mứt, hoa quả ngọt,...; ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt (táo, cam, ổi…); tập thể dục đều đặn hàng ngày, vừa sức…

- Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể: Các loại thuốc tây y chỉ giúp hạ glucose máu và có tác dụng phụ là tụt đường huyết quá mức. Khi chỉ số đó không ổn định, dao động lên xuống thất thường, các biến chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết như magie, kẽm, selen, crom.

 

Các vi chất có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

Các vi chất có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường

 

   Khoa học hiện đại đã tìm ra và chứng minh thành công tác dụng của các vi chất trên, cụ thể:

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại khoa sinh học đại học AnKaRa, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh rằng Selen giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận.

+ Theo nghiên cứu của bác sĩ, tiến sĩ Richard A.Anderson tại trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville: Kẽm và crom có tác dụng giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

+ Nghiên cứu của các bác sĩ tại trường y tế cộng đồng đại học Harvard cho thấy Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào sự phân hủy glucose, từ đó giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

   Hiện nay, các nguyên tố vi lượng kể trên đã được kết hợp hoàn hảo với nhiều thảo dược quý và các vi chất khác trong sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Bí quyết giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường!

    BoniDiabet + của Mỹ chính là lựa chọn tối ưu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường với hiệu quả đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.

   Tác dụng vượt trội của sản phẩm đến từ công thức toàn diện, kết hợp đột phá các vi chất, thảo dược và nhiều thành phần quý khác, cụ thể là:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, làm lành vết thương nhanh chóng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp tăng khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng; bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

   Hiệu quả của sản phẩm BoniDiabet + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - công nghệ nano hiện đại bậc nhất hiện nay, giúp các thành phần trong BoniDiabet + có kích thước hạt nano (dưới 70nm) đồng nhất và ổn định, loại bỏ được những nguồn ô nhiễm có hại và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, từ đó hiệu quả thu được là cao nhất.

   Nhờ đó, BoniDiabet + giúp hạ và ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh, kiểm soát căn bệnh này một cách tối ưu.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết đường huyết bao nhiêu là tiểu đường. Để kiểm soát tốt chỉ số này, sống vui khỏe với bệnh tiểu đường, sử dụng BoniDiabet + của Mỹ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và đâu là những loại thực phẩm cần tránh

Một số phụ nữ khi mang thai có thể bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bầu.

Tê bì, chuột rút, sưng chân do suy giãn tĩnh mạch và bí quyết từ BoniVein

Cô Trần Thị Kim Dung trú tại số 12 ngách 123/1 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội

Ngồi vắt chéo chân - Thói quen khiến nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch

Ngồi vắt chéo chân - Thói quen khiến nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch

Axit uric trong máu cao: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Axit uric trong máu cao cụ thể do nguyên nhân nào gây ra? Giải pháp khắc phục là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Hạt cần tây và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Hạt cần tây có tác dụng gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi