Mục lục [Ẩn]
Hỏi: Chào chuyên gia, bố tôi năm nay 52 tuổi và mới phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đường huyết lúc đói là 7.2 mmol/l, chỉ số HbA1c là 7.1 %, chưa có biến chứng và được kê thuốc về uống. Từ khi biết mình mắc bệnh này, bố tôi rất lo lắng. Ông kiêng khem rất kỹ, không chịu ăn uống do sợ đường huyết lên. Cũng vì thế mấy hôm nay bố bị mệt nhiều. Tôi muốn hỏi chuyên gia là tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Và bố tôi cần làm gì để kiểm soát bệnh tốt nhất? Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Lan, Yên Bái).
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Trả lời:
Chào chị Lan! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau đây, tôi sẽ giải đáp câu hỏi của chị một cách chi tiết nhất.
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Chị yên tâm, trường hợp hiện tại của bố chị không quá nguy hiểm. Mức đường huyết 7.2 mmol/l có cao so với mức đường huyết của người bình thường (<5.6mol/l) nhưng không phải quá cao.
Trong mục tiêu điều trị đái tháo đường tuýp 2, chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân nên duy trì ở mức 3,9 – 7,2 mmol/l (70 – 130 mg/dL), nghĩa là đường huyết của bác vẫn đang ở mức chấp nhận được. Nhất là bác phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh chưa có biến chứng thì chị có thể động viên bác là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu bác có phương pháp điều trị đúng đắn.
Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, theo những gì chị chia sẻ, tôi thấy có một số vấn đề cần lưu ý cho chị ngay sau đây.
Người bệnh tiểu đường cần kiêng đúng cách
Như chị Lan chia sẻ, bố chị vì sợ đường huyết tăng cao nên đang ăn kiêng quá mức. Tuy nhiên, như vậy hoàn toàn không tốt, bác có thể bị tụt đường huyết, sức khỏe bị suy yếu. Chị nên khuyên bác:
Phân chia bữa ăn hợp lý
Người bệnh tiểu đường nên phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính sáng-trưa-tối, người bệnh nên ăn thêm những bữa phụ vào giữa các buổi.
Trong các bữa ăn chính, người bệnh cần phân chia thực phẩm phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Đường, protein, lipid, vitamin, khoáng…, đồng thời không làm tăng đường huyết quá nhiều sau bữa ăn và không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn, cụ thể như sau:
- Bữa sáng: 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein.
- Bữa trưa: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.
- Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Lựa chọn thực phẩm hợp lý
Việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường cần dựa trên chỉ số đường huyết GI . Đây là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với bánh mì trắng. Giá trị của chỉ số đường huyết (GI) được xếp loại thành: Thấp (<55), Vừa (56-74), Cao (>75).
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như:
- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ...
- Nhóm thịt cá: Cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo.
- Nhóm chất béo: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
- Nhóm rau: Rau xanh được chế biến đơn giản như luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
- Hoa quả: Trái cây tươi ít ngọt như: Cam, quýt, bưởi, ổi, thanh long,..., không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa,...
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như:
- Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng,...
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm,...
- Kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước ngọt có ga…
- Các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả...bởi chúng chứa một lượng đường rất cao.
Người bệnh tiểu đường cần biết cách lựa chọn thực phẩm
Chỉ số HbA1c cao làm tăng nguy cơ biến chứng
HbA1c là chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh trong vòng 3 tháng. Giá trị HbA1c ở người bình thường là < 5,7% trong khi của bác trai đang là 7.1%. Chỉ số này rất quan trọng với người tiểu đường. Nó cao tức là trong 3 tháng vừa qua, đường huyết của bác trai không ổn định. Đường huyết cao và lên xuống thất thường là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh như:
- Biến chứng cấp tính: Hạ đường huyết quá mức, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu. Các biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí gây tử vong.
- Biến chứng mãn tính:
- Biến chứng thần kinh: Tê bì chân tay, mất cảm giác, nhịp tim nhanh, tiết nhiều mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương...
- Biến chứng động mạch ngoại vi: Đau cách hồi, đau khi nghỉ, nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô và có thể phải cắt cụt chi.
- Biến chứng động mạch vành: Đau thắt sau xương ức, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở,... Nguy hiểm hơn, sự tổn thương động mạch vành nặng sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Tai biến mạch máu não.
- Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể, glaucoma..., thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng thận: Biến chứng thận do tiểu đường chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh dễ bị biến chứng trên tim mạch nếu không kiểm soát tốt đường huyết
Do đó, ngoài việc hạ đường huyết an toàn, bác trai cũng cần có biện pháp hạ chỉ số HbA1c.
Cần làm gì để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường?
Điều trị tiểu đường là một quá trình gian nan, không chỉ cần sự kiên trì mà quan trọng là người bệnh cần có phương pháp đúng đắn. Ngoài thực hiện chế độ kiêng khem nghiêm ngặt như tôi đã trình bày ở trên, người bệnh cần:
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày
Người bệnh nên tạo cho mình thói quen tập luyện đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Cụ thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,... Thói quen này giúp các cơ bắp được vận động, thúc đẩy các bộ phận trong cơ thể tận dụng hết lượng đường và mỡ dư thừa, giúp giảm béo và làm giảm nguy cơ mắc biến chứng xơ vữa động mạch.
Đồng thời, vận động thể lực cũng làm tăng sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn hàng ngày
Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, loại thuốc và liều dùng. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết. Lưu ý bác gái tuyệt đối không tự ý đổi loại thuốc, ngừng sử dụng thuốc, tăng liều hoặc giảm liều đột ngột.
Sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet của Mỹ để kiểm soát tốt đường huyết
BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giúp:
- Hạ và ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn hơn.
- Giảm HbA1c.
- Giảm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Bố chị nên uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày chia 2 lần kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường bác sĩ kê. Sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ được hạ về mức an toàn hơn. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định, chỉ số HbA1c được giảm rõ rệt.
Khi đường huyết đã được kiểm soát tốt, bố chị có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm bớt liều thuốc tây, từ đó giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ do thuốc gây ra.
BoniDiabet +- Giải pháp hiệu quả, an toàn cho người bệnh tiểu đường
Đến đây, hy vọng chị Lan đã biết được tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không và có phương pháp giúp bác trai kiểm soát tốt căn bệnh này. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì khác, chị vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
XEM THÊM:
- Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường chuẩn khoa học
- Người bị tiểu đường có nên ăn nhãn hay không?