Những sai lầm thường gặp khiến việc kiểm soát đường huyết ngày càng khó khăn

Cập nhập: Thứ sáu, 28/01/2022

Mục lục [Ẩn]

 

     Với tình trạng đường huyết tăng cao hay lên xuống thất thường, người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề như thường xuyên thấy mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần hay sụt cân bất thường. Nguy hiểm hơn, người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với vô vàn biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thân, mắt và thần kinh. Do đó, người bệnh tiểu đường luôn cần thận trọng trong thói quen sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc để giữ đường huyết ở mức ổn định. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân mắc phải những sai lầm không đáng có khiến cho việc kiểm soát đường huyết ngày càng khó khăn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến ở người bệnh tiểu đường nhé!

 

Người bệnh tiểu đường thường gặp phải những sai lầm gì?

Người bệnh tiểu đường thường gặp phải những sai lầm gì?

 

Kiểm soát đường huyết quan trọng với người bệnh tiểu đường như thế nào?

   Đối với người bệnh tiểu đường, việc giữ đường huyết ổn định là nhiệm vụ tối quan trọng, có thể coi là mang tính sống còn. Nếu đường huyết tăng quá cao hay lên xuống thất thường, thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Trên tim mạch: Xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông gây tắc mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đột quỵ,…
  • Trên thần kinh: Gây tê bì chân tay, mất cảm giác,…
  • Trên mắt: Gây mờ mắt, đục thủy tinh thể, giảm thị lực,…
  • Trên gan, thận: Gây suy thận, gan nhiễm mỡ,…
  • Trên da: Gây khô da, ngứa ngáy, vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng,…

   Những biến chứng này một khi đã xảy ra thì gần như không có cách gì để khắc phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, biến chứng xuất hiện sẽ khiến cho việc kiểm soát đường huyết ngày càng khó khăn hơn.

   Do đó, để kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt trong quá trình điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, vì một số lý do khác nhau, đôi khi người bệnh tiểu đường có thể mắc phải một số sai lầm phổ biến, làm cho đường huyết ngày càng bất ổn. Vậy, những sai lầm này là gì?

 

Những sai lầm thường gặp trong việc kiểm soát đường huyết

   Đường huyết có thể được kiểm soát một cách dễ dàng nếu như người bệnh tuân thủ đúng những nguyên tắc về dinh dưỡng, sinh hoạt hay dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi vì quá lo sợ đường huyết tăng cao hay chủ quan khi đường huyết đã bình thường mà họ mắc phải những sai lầm như:

Kiêng khem quá mức

   Tiểu đường là bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, do đó việc kiêng khem đối với người bệnh tiểu đường gần như là điều bắt buộc. Thông thường, người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu tinh bột, đường để tránh bị tăng đường huyết.

    Tuy nhiên, đôi khi vì sợ đường huyết tăng cao sau ăn mà người bệnh có thể kiêng hoàn toàn những thực phẩm này. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, người bệnh càng cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.

    Để giải quyết khúc mắc này, bạn nên giới hạn lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn (theo cân nặng và mức độ hoạt động), đồng thời ăn thêm chất xơ, hoặc sử dụng thực phẩm có ít tinh bột như: Gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…

 

Ăn kiêng quá mức ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Ăn kiêng quá mức ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

 

Dùng thuốc sai cách

   Thuốc hạ đường huyết gần như là chỉ định bắt buộc đối với người bệnh để kiểm soát đường huyết và hạn chế những biến chứng. Một số sai lầm khi dùng thuốc mà người bệnh thường mắc phải có thể kể đến như:

  • Tự ý tăng liều để giảm nhanh đường huyết, có thể dẫn đến hôn mê do  đường huyết bị hạ thấp đột ngột.
  • Ngừng dùng thuốc khi đường huyết đã bình thường, có thể khiến cho đường huyết tăng cao trở lại.
  • Tự phối hợp các thuốc hạ đường huyết, dẫn đến cạnh tranh, làm giảm tác dụng của thuốc và tăng độc tính.
  • Dùng theo đơn thuốc của người khác, hoặc duy trì một đơn thuốc quá lâu.

   Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, bạn cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, dùng đủ và đúng liều, không được tự ý sử dụng hoặc ngừng sử dụng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Không học cách cấp cứu khi hạ đường huyết

   Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm không kém gì so với tăng đường huyết. Ngay khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như run chân tay, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, người bệnh cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Bước 1: Bổ sung 15 gram carbohydrate, bằng cách: Uống 1 cốc nước đường hoặc 1 cốc sữa đặc hoặc 2 thìa cà phê mật ong hoặc 2 – 3 cái kẹo, 1/2 ly sữa,…
  • Bước 2: Nghỉ ngơi trong 15 phút rồi kiểm tra lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn còn thấp, lặp lại hai bước này.

   Nếu đường huyết vẫn không tăng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê, người nhà không nên cho họ ăn uống, mà cần gọi ngay cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Không theo dõi đường huyết thường xuyên và tái khám định kỳ

     Theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh có thể thay đổi được chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Người bệnh nên đo đường huyết khi vừa thức dậy, trước khi đi ngủ, trước khi ăn và sau ăn 1 – 2 tiếng. Bạn nên duy trì việc này mỗi ngày.

    Bên cạnh đó, việc tái khám định kỳ cũng rất quan trọng.  Người bệnh tiểu đường còn có thể gặp phải nhiều rối loạn khác như mỡ máu hoặc các biến chứng. Việc thăm khám thường xuyên nhằm đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết, cũng như phát hiện các biến chứng để xử lý kịp thời, tránh tăng nặng khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.

Lười vận động thể lực

   Người bệnh tiểu đường thường dễ bị mệt mỏi và xuống sức, từ đó tạo ra tâm lý ngại vận động thể lực. Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên lại giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, nhờ tiêu hao năng lượng dư thừa và nâng cao sức khỏe. Do đó, người bệnh nên thường xuyên dành thời gian tập thể dục, lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng của bản thân.

 

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên vận động thể lực.

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên vận động thể lực.

 

   Để giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả và hạn chế biến chứng, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những sai lầm kể trên. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp biện pháp khác như sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ. Một sản phẩm hàng đầu hiện nay chính là BoniDiabet+ của Mỹ.

 

BoniDiabet+ - Bí quyết kiểm soát đường huyết hiệu quả và an toàn

   Với công thức vượt trội, BoniDiabet+ được đánh giá là sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả và an toàn, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải những biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Các loại thảo dược: Mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi, lô hội, quế chi có tác dụng hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu.
  • Các nguyên tố vi lượng: Acid Alpha Lipoic (ALA), acid folic, magie, kẽm, crom, selen tham gia vào quá trình sản xuất, giảm kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả, nhờ đó tăng cường tác dụng giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet+.

Thành phần và công dụng của BoniDiabet+.

 

   BoniDiabet+ đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông, bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Khách hàng nói gì về BoniDiabet+?

   Với hơn 10 năm lưu hành, BoniDiabet+ đã nhận được sự quan tâm của hàng vạn người bệnh tiểu đường trên trên toàn quốc. Với tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả, nhiều người bệnh đã lấy lại được sức khỏe, tránh được những biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, số điện thoại: 038.3838.504.

   Cô Thành chia sẻ: “Cô bị bệnh tiểu đường type 2 cũng được 7, 8 năm nay rồi. Lúc mới phát hiện, chỉ số đường huyết của cô là 7,6 mmol/l và phải uống thuốc tây do bác sĩ chỉ định. Sau 1 tháng, cô đo lại thì đường huyết còn 6.5 mmol/l. Nhưng vài tháng sau, đường huyết của cô lại lên xuống rất thất thường, có lúc lên tới 9,2 mmol/l. Người cô lúc nào cũng thấy uể oải, mệt mỏi, tê bì tay chân, mắt không nhìn rõ. Ăn uống kiêng khem khiến cơ thể cô yếu đi trông thấy, da dẻ sạm đi. Cô buồn lắm”

   “Cô biết được thông tin về sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ. Cô mua về dùng thử, sau 1 tháng sử dụng kết hợp với thuốc tây, cô đo lại đường huyết thì còn có 6 mmol/l. Thấy vậy, cô kiên trì dùng tiếp, sau 4 tháng, đường huyết của cô luôn ổn định dưới mức 6 mmol/l nên được bác sĩ giảm liều thuốc tây rồi. Tình trạng tê bì chân tay cũng không còn nữa, cô ăn uống tốt, vận động thường xuyên nên người khỏe mạnh hơn, tinh thần phấn chấn, vui vẻ, tràn đầy sức sống.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi.

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi.

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp người bệnh tránh được những sai lầm không đáng có. BoniDiabet+ là sản phẩm vô cùng ưu việt, giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Sau 19 năm, cuối cùng tôi đã ăn ngon mà không lo bệnh đại tràng

Cô Phạm Thị Uyên 59 tuổi ở xóm 5, thôn An Ký Tây, xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Trẻ biếng ăn, đòi xem điện thoại khi đến bữa mẹ phải làm sao?

Trẻ biếng ăn và chỉ chịu ăn khi được xem điện thoại đã trở thành câu chuyện không còn xa lạ với nhiều gia đình. Và để giải quyết vấn đề này thì quát mắng, ép buộc bắt con ăn không phải là cách đúng đắn.

Bệnh gút dùng gừng có tốt không?

Bệnh gút – căn bệnh được mệnh danh là vua của các loại đau, thì dùng gừng có tốt không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Khám bàn chân tiểu đường - Không thể coi thường!

  Biến chứng bàn chân tiểu đường rất thường gặp và có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi. Do vậy, khám bàn chân tiểu đường là rất cần thiết. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bụng kêu ọc ọc dù không đói là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Bụng kêu ọc ọc dù không đói là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi