Dị ứng tôm – Cẩn thận kẻo nguy hiểm đến tính mạng

Cập nhập: Thứ bảy, 18/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015 thì chứng dị ứng hải sản, cụ thể là dị ứng tôm càng ngày càng phổ biến. Cứ 10 người thì có đến 3 người từng mắc chứng dị ứng tôm nhưng không biết cách xử lý. Đây là một thực tế đáng buồn, bởi tôm là món ăn rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. Nếu bạn hoặc người thân đang bị dị ứng tôm, hãy nhanh chóng tìm hiểu thông tin về tình trạng này và cách khắc phục dưới đây.

 

Nhiều người bị sốc phản vệ do dị ứng tôm

   Tháng 1/2020, cộng đồng mạng từng lan truyền câu chuyện của một cô gái bị dị ứng khi ăn tôm. Cô chia sẻ, sau khi ăn 3 con tôm được chế biến đơn giản thì thấy cổ họng bị ngứa, mặt và lỗ tai nóng ran. Vài phút sau trên mặt cô gái đã nổi nốt, cổ họng sưng to, khó thở còn lưỡi tê cứng không thể nói chuyện.

   Lập tức cô được đưa đến viện cấp cứu, bác sĩ nhận định cô bị sốc phản vệ do dị ứng tôm, triệu chứng đến quá nhanh và chỉ cần chậm một chút nữa là có thể ảnh hướng đến tính mạng.

 

Cô gái bị sốc phản vệ do dị ứng tôm

Cô gái bị sốc phản vệ do dị ứng tôm

 

   Tháng 5/2019, một bệnh viện tại TP HCM cũng tiếp nhận ca cấp cứu do sốc phản vệ sau khi ăn tôm. Mặc dù đã được người nhà đưa đến cơ sở y tế nhanh chóng nhưng bệnh nhân vẫn rơi vào tình trạng hôn mê sâu hơn 2 tuần. Chỉ khi bác sĩ tiến hành lọc máu, kết hợp thở máy thì bệnh nhân mới qua khỏi cơn nguy kịch.

 

Tại sao lại có hiện tượng dị ứng tôm?

   Tôm được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp đa dạng các loại protein và khoáng chất cho cơ thể như: canxi, protein, magie, chất béo, sắt, …

   Theo các chuyên gia y tế, ăn tôm bị dị ứng là do cơ thể nhận định protein có trong tôm là chất độc, chất “dị nguyên” gây hại. Lúc này cơ thể bắt đầu kích hoạt sản xuất kháng thể và giải phóng histamin cùng nhiều chất hóa học khác gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số chất được sản sinh trong quá trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh độc tố khiến cơ thể bị kích ứng.

   Đối với dị ứng hải sản nói chung và dị ứng tôm nói riêng thì mức độ dị ứng không hề phụ thuộc vào số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá nhân đối với hải sản hay tôm.

   Trường hợp dị ứng tôm thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ sau khi ăn tôm thì bạn có thể đã có tất cả các triệu chứng dị ứng. Tình huống xấu nhất là khi sốc phản vệ, do đó bạn cần nắm rõ các triệu chứng và các bước để xử lý khi bị dị ứng tôm.

 

Mẩn ngứa

Mẩn ngứa là triệu chứng dị ứng tôm điển hình và dễ nhận biết

 

Nhận biết triệu chứng dị ứng tôm

   Dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng tôm nói riêng thông thường có chung triệu chứng, chúng chỉ khác nhau về tác nhân gây ra dị ứng mà thôi.

Một số triệu chứng dị ứng với tôm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như sau:

  • Ngứa: Ngứa là triệu chứng đầu tiên của mọi loại dị ứng. Dấu hiệu ngứa sẽ xuất hiện trong khoang miệng chỉ sau 5 đến 10 phút kể từ lúc bạn tiếp xúc với tôm. Sau đó cơn ngứa có thể lan ra tay, mặt và cả cơ thể.
  • Nổi mề đay: Nổi mề đay không phải lúc nào cũng là do dị ứng với tôm, mà có thể do dị ứng môi trường, thuốc hoặc nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu sau khi ăn tôm mà bạn bị nổi mề đay thì 99% là bạn đang dị ứng với nó rồi.
  • Da đỏ tấy hoặc sưng: Dị ứng tôm thường làm da bị đỏ tấy nhất là khu vực quanh môi và vùng lân cận trên mặt.
  • Tụt huyết áp: Đây là một biện chứng có thể xảy ra khi dị ứng tôm và nó nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đưa người bị dị ứng với cơ quan y tế để được thăm khám và đề phòng các biến chứng nguy hiểm.
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, tiêu chảy đôi khi cũng là dấu hiệu của chứng dị ứng tôm. Đây là phản ứng của cơ thể khi không thể chấp nhận được thức ăn và xảy ra hiện tượng đào thải ra bên ngoài.
  • Tức ngực, khó thở, chóng mặt hoặc mất ý thức: Đây là dấu hiệu đầu tiên của chứng sốc phản vệ khi bị dị ứng tôm. Các chất dị ứng trong thức ăn phản ứng với hệ miễn dịch gây ra hiện tượng thắt thanh quản làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Bệnh nhân có cảm giác giống như có một vật hay một loại thức ăn nào đó mắc trong cổ họng mà người bệnh không có cách nào lấy ra được.

   Nếu có một trong các triệu chứng kể trên sau khi bạn tiếp xúc hay ăn tôm thì có nghĩa là bạn mắc phải chứng dị ứng tôm. Lúc này bạn cần có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.

 

Làm gì khi bị dị ứng tôm

   Khi bị dị ứng với một thực phẩm bất kỳ, nguyên tắc đầu tiên người bệnh cần nhớ là ngừng dung nạp chúng. Tiếp theo, tùy vào các triệu chứng nặng hay nhẹ mà áp dụng cách xử lý phù hợp. Nếu dị ứng tôm thể hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy... cần cho người bệnh uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể. Tránh sử dụng thuốc cầm tiêu chảy ngay vì lúc này cơ thể đang cần loại bỏ nốt phần chất độc còn sót lại trong dạ dày ra ngoài.

   Thực tế cho thấy, triệu chứng dị ứng với tôm thường xuất hiện ở da nhiều hơn, gây ra những cơn ngứa ngáy, nổi mề đay khó chịu. Với trường hợp này, bạn hãy áp dụng các cách xử lý dưới đây:

Chăm sóc ban đầu

   Để kiểm soát cơn ngứa và các triệu chứng dị ứng khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Đắp khăn mát hoặc gạc lạnh lên vùng da bị ngứa, lưu ý chỉ để yên trong 5-10 phút rồi ngưng, sau đó chườm tiếp. Hơi lạnh sẽ làm dịu da, ức chế thương tổn mới xuất hiện và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Đắp gạc lạnh giúp giảm ngứa ngoài da do dị ứng

Đắp gạc lạnh giúp giảm ngứa ngoài da do dị ứng

 

  • Uống nước chanh và mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn và dồi dào các vitamin, khoáng chất, mật ong sẽ giúp giảm bớt ngứa ngáy. Khi kết hợp với chanh, loại nước uống này vừa thanh nhiệt, vừa hỗ trợ ngăn chặn dị ứng tiếp tục xuất hiện.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng hàm lượng rau củ, hoa quả tươi để làm mát cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sử dụng thảo dược: Tắm lá, xông hơi, đắp lá, chườm nóng... từ các loại thảo dược có tính mát như: Sài đất, lá khế, trầu không... cũng có hiệu quả khi bị dị ứng với tôm.

Dùng thuốc tây điều trị

   Bình thường, các biểu hiện ngoài da do dị ứng tôm chỉ kéo dài trong vài giờ cho đến vài ngày. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng này không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nặng nề và khó chịu hơn. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc tây để điều trị và cắt nhanh cơn ngứa.

Những thuốc được dùng để điều trị triệu chứng dị ứng tôm gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc phổ biến, được dùng nhiều trong các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa. Bạn có thể tìm mua thuốc này tại các nhà thuốc dưới dạng không kê đơn như: Cetirizine, loratadin, clorpheniramin...
  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc được dùng dưới dạng kem hoặc mỡ bôi lên vùng da bị dị ứng. Những chế phẩm người bệnh có thể sử dụng như: Prednisolone, betamethasone...
  • Thuốc tiêm epinephrine: Đây là thuốc chỉ định đầu tiên cho các trường hợp sốc phản vệ với những nguyên nhân khác nhau. Thuốc được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh để cải thiện tim, ổn định huyết áp, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

 

Bị dị ứng tôm bao lâu thì khỏi?

   Khả năng phục hồi sau khi bị dị ứng tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Mức độ dị ứng, lượng thực phẩm tiêu thụ

- Thể trạng, cơ địa từng người

- Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị

- Phương pháp điều trị

   Thông thường, hiện tượng dị ứng tôm có thể khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các triệu chứng dị ứng kéo dài hàng tuần. Vì thế ngay khi có dấu hiệu dị ứng, người bệnh không nên chủ quan mà cần tìm cách khắc phục và xử lý sớm.

 

Biện pháp phòng ngừa dị ứng tôm

- Không ăn tôm hay các loại hải sản nếu có tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh lý dị ứng

- Người có cơ địa nhạy cảm nên tránh các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, cua, mực, nghêu, sò, hàu,…

- Nên chế biến chín hải sản, ăn tái hoặc sống có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cũng như nhiễm khuẩn đường ruột

- Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều tôm cua và nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

- Không ăn tôm cua và các loại hải sản với thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, những chất trong hải sản có thể phản ứng với vitamin C tạo ra độc tính

- Người có thể trạng “hàn” nên hạn chế ăn hải sản, có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...

   Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về chứng dị ứng tôm mà bạn cần biết. Hiểu rõ về bệnh để có biện pháp khắc phục và phòng tránh tích cực là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

   Để được tư vấn thêm về sức khỏe và các bệnh thường gặp, mời độc giả gọi lên số tổng đài miễn cước 1800 1044 để được giải đáp thêm nhé.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: dị ứng tôm
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà