Hạt dẻ ngựa - thảo dược dành cho người bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch

Cập nhập: Thứ tư, 14/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu là người bệnh trĩ và/hoặc suy giãn tĩnh mạch, chắc hẳn bạn sẽ biết về thành phần aescin trong 1 số loại thuốc và thực phẩm chức năng để cải thiện bệnh này. Nó là 1 hợp chất chiết xuất từ hạt dẻ ngựa. Để tìm hiểu thêm về loại thảo dược này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

 

Một số thông tin về hạt dẻ ngựa và hợp chất aescin

    Cây dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum L.) là loài cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Âu. Hạt dẻ ngựa có kích thước khá lớn, hình cầu, màu nâu. Loại hạt này từ lâu đời đã được dùng để cải thiện bệnh kiết lỵ, viêm phế quản, trĩ và các vấn đề trên tĩnh mạch khác, điển hình là suy giãn tĩnh mạch.

       Thành phần hoạt tính đáng chú ý nhất trong hạt dẻ ngựa là aescin. Đây là hợp chất gồm các glycoside triterpene được alkyl hóa (saponin). Ngoài ra, trong loại hạt này còn có các hợp chất nhóm flavonoid, sterol, tinh dầu và tinh bột.

    Chiết xuất hạt dẻ ngựa có tác dụng nổi bật là tăng trương lực tĩnh mạch, co mạch, chống viêm và tăng độ lưu thông của máu trong tĩnh mạch.  Ngày nay, hợp chất aescin đã có mặt trong những sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để cải thiện bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch.

 

Hình ảnh cây dẻ ngựa

Hình ảnh cây dẻ ngựa

 

Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì với người bị suy giãn tĩnh mạch

   Tĩnh mạch thuộc hệ tuần hoàn, có vai trò quan trọng là vận chuyển máu nghèo oxy từ mao mạch về tim. Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch bị suy giảm. Máu kém lưu thông, mạch máu yếu và dễ bị đứt vỡ sẽ gây các triệu chứng như: nổi gân xanh tím, đau, nặng, mỏi, chuột rút, xuất huyết dưới da, sưng phù, loét chân… và các biến chứng nguy hiểm.

   Tĩnh mạch ở bất kỳ đâu cũng có thể bị suy giãn. Tuy nhiên, thường gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới (thường gọi là suy giãn tĩnh mạch chân). Cũng có nhiều trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch tay, suy giãn tĩnh mạch thừng tinh,...

    Hợp chất aescin trong hạt dẻ ngựa sẽ giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch thông qua nhiều cơ chế như:

  • Làm tăng trương lực thành mạch.
  • Tăng cường lưu thông máu.
  • Tăng khả năng co bóp của tĩnh mạch.
  • Giảm sưng và đau chân do suy giãn tĩnh mạch.

    Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh aescin có hiệu quả tốt trong cải thiện và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, 58% người tham gia uống viên nén chiết xuất hạt dẻ ngựa chứa 20 mg aescin 3 lần/ngày kết hợp với bôi gel aescin 2% tại chỗ hai lần mỗi ngày đã giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch như đau chân, sưng tấy, nặng chân rõ rệt.

 

Hạt dẻ ngựa giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Hạt dẻ ngựa giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

 

Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì với người bệnh trĩ?

   Trĩ trong dân gian hay gọi là bệnh lòi dom có bản chất cũng là do tĩnh mạch bị suy yếu và giãn rộng. Vị trí tĩnh mạch bị suy giãn là ở vùng hậu môn, trực tràng. Nó gây tình trạng đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn. Những tĩnh mạch bị giãn rộng dần dần hình thành búi trĩ gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.

    Ở các nước châu Âu, hạt dẻ ngựa đã được sử dụng lâu đời để cải thiện bệnh trĩ. Như nước Pháp, họ đã biết dùng loại hạt này từ những năm 1800. Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng:

  • Giảm sưng viêm.
  • Bảo vệ thành mạch khỏi bị đứt vỡ.
  • Làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị giãn hay căng phồng.

    Cũng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh tác dụng của hạt dẻ ngựa trong cải thiện bệnh trĩ. Như 1 nghiên cứu được thực hiện tại Đức, những người bệnh trĩ khi được uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy, tình trạng đau, chảy máu, sưng búi trĩ của họ đã được cải thiện tốt. Búi trĩ cũng đã giảm rõ rệt về kích thước.

 

Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì với người bệnh trĩ?

Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì với người bệnh trĩ?

 

    Nhờ các tác dụng trên mà hợp chất aescin thường xuất hiện trong những sản phẩm chất lượng để cải thiện bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch. Điển hình nhất là BoniVein + của Mỹ. Sản phẩm này chứa đến 50mg chiết xuất hạt dẻ ngựa trong 1 viên nang cứng. Ngoài ra, BoniVein + còn có nhiều thành phần giúp tăng cường độ đàn hồi và bền chắc của tĩnh mạch, tăng cường lưu thông máu như: diosmin, hesperidin, rutin, ginkgo biloba…

 

Những tác dụng khác của hạt dẻ ngựa

Ngoài những tác dụng trong bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ, hạt dẻ ngựa còn mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe con người như:

  • Có đặc tính chống viêm mạnh: Aescin có đặc tính chống viêm tốt. Nó đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm liên quan đến chấn thương, suy tĩnh mạch và sưng tấy.
  • Có tác dụng chống oxy hóa. Chiết xuất hạt dẻ ngựa với các hợp chất nhóm  flavonoid như quercetin và kaempferol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do.
  • Giúp giảm nguy cơ ung thư: Nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất aescin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.  Hợp chất này giúp làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy.  Aescin còn có thể giúp tiêu diệt tế bào đột biến trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi.
  • Hỗ trợ trường hợp vô sinh nam do suy giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nhờ tác dụng làm tăng trương lực thành mạch, chống viêm và chống sưng mà aescin trong hạt dẻ ngựa có thể được sử dụng trong điều trị vô sinh liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh.

 

Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch thừng tinh

Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch thừng tinh

 

    Có thể thấy, hạt dẻ ngựa với hoạt chất aescin giúp cải thiện hiện quả bệnh suy giãn tĩnh mạch và trĩ. Đồng thời, nó cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác trên sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 có nguy hiểm không? Các biện pháp giúp khắc phục hiệu quả

“Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 có nguy hiểm không? Biện pháp nào giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này?”, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Cách phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn

Bệnh trĩ và rò hậu môn đều xảy ra ở vùng nhạy cảm nên người bệnh thường ngại đi thăm khám. Thế nhưng hai bệnh này có nhiều triệu chứng tương đối giống nhau

Bị nặng chân là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Bị nặng chân là bệnh gì? Điều trị ra sao?

Vượt qua nỗi ám ảnh vì bệnh trĩ

Cô Nguyễn Thị Hiền, 52 tuổi, ở Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nghe tên “nứt kẽ hậu môn”, chắc chắn rằng bạn đã đoán được ít nhiều căn bệnh này là gì và một số triệu chứng của nó như đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà