Hội chứng ống cổ tay là gì? Làm sao để cải thiện?

Cập nhập: Thứ năm, 20/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Có rất nhiều bệnh nhân bị đau, tê, mất cảm giác ở tay và áp dụng nhiều cách nhưng không cải thiện. Cho đến khi đi khám, được chẩn đoán bị hội chứng ống cổ tay và sử dụng đúng phương pháp thì bệnh đã cải thiện rất nhanh.

     Vì vậy, nếu bạn cũng đang gặp các triệu chứng đó thì hay theo dõi bài viết ngay sau đây, đối chiếu với các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay mà chúng tôi đưa ra và đi khám đồng thời thực hiện theo lời khuyên ở cuối bài để tình trạng của mình được cải thiện tốt nhất nhé!

 

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

 

Hội chứng ống cổ tay là gì?

    Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome - hội chứng đường hầm cổ tay) là tình trạng bệnh lý rất thường gặp do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở đoạn chui qua ống cổ tay. Trong đó, thần kinh giữa là thần kinh phân bố ở vùng chi, bắt nguồn từ đám rối thần kinh cánh tay (từ bó ngoài và bó trong của đám rối cánh tay). Dây thần kinh giữa là dây thần kinh duy nhất đi qua ống cổ tay.

    Tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay rất cao, nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 10% dân số có biểu hiện của bệnh trong cuộc đời. Trong đó, tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn nhiều so với nam, và có trên 50% gặp các triệu chứng của bệnh ở cả hai tay.

   Hội chứng ống cổ tay khiến người bệnh gặp các triệu chứng như đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay, từ đó gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến công việc và quá trình sinh hoạt hàng ngày.

 

Hội chứng ống cổ tay có những dấu hiệu nhận biết nào?

    Hội chứng ống cổ tay có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh sẽ có 1 hoặc đồng thời các triệu chứng như sau: 
  1. Thường cảm thấy tê bì 2 tay
  2. Đau buốt như kim châm.
  3. Cảm thấy bỏng rát ở các vùng như ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.
  • Rối loạn vận động:
  1. Cầm nắm đồ vật khó.
  2. Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cần đến sự khéo léo.
  3. Hay làm rơi đồ vật.

    Các triệu chứng rối loạn cảm giác thường tăng lên về đêm hoặc khi gấp, ngửa, tỳ cổ tay khi đi xe máy hoặc dùng chuột máy tính, giảm đi khi được nghỉ ngơi hay xoa bóp, vẩy tay. Còn các triệu chứng rối loạn vận động thường sẽ xuất hiện vào giai đoạn sau của bệnh. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể bị teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.

 

Tê tay là triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay

Tê tay là triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay

 

Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay là gì?

     Có đến 70% bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay là do nguyên nhân vô căn, chỉ 30% còn lại là tìm được nguyên nhân (do nội sinh hoặc ngoại sinh), cụ thể:

Nguyên nhân vô căn gây ra bệnh

     Có rất nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân cụ thể (chiếm đến 70%). Những trường hợp này khi dùng thuốc chống viêm đường uống hoặc tiêm vào ống cổ tay sẽ giúp giảm triệu chứng hiệu quả.

Do nguyên nhân ngoại sinh hoặc nội sinh

  • Các chấn thương ở phần cổ tay hoặc các biến dạng khớp như: gãy xương, gãy đầu dưới xương quay, trật khớp, trật xương nguyệt, viêm khớp cổ tay,… gây ra chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.
  • Bệnh u tủy hay Hemophilia.
  • Các loại u: u tế bào xương và bao gân, u máu, u nang dịch,… làm chèn lên ống cổ tay và dẫn đến chèn dây thần kinh giữa.

 

Người bệnh gút có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay

Người bệnh gút có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay

 

  • Ứ dịch lúc mang thai: Trong quá trình mang thai, sự ứ đọng dịch làm tăng dịch trong cổ tay làm tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay và chèn ép dây thần kinh giữa.
  • Bệnh gút: Các tinh thể muối urat lắng đọng trong gân và khớp dẫn đến chèn ép dây thần kinh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng phù nề và ứ dịch do viêm bao gân ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể chèn ép vào dây thần kinh giữa, từ đó gây hội chứng ống cổ tay.
  • Suy giáp
  • Chạy thận nhân tạo định kỳ: Bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn có liên quan tới tăng ure máu.

 

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Tuỳ vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc), phẫu thuật hoặc dùng nẹp cổ tay, cụ thể:

  • Dùng thuốc: Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay giai đoạn đầu. Các thuốc được sử dụng đó là thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs), hoặc dùng corticoid đường uống. Trong quá trình điều trị, người bệnh được khuyên hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức nhằm giảm áp lực trong ống cổ tay.
  • Dùng nẹp cổ tay: Người bệnh được chỉ định nẹp cổ tay vào ban đêm hoặc liên tục trong cả ngày. Phương pháp này sẽ giúp giảm triệu chứng tê bì, đau nhức do hội chứng ống cổ tay sau khoảng 4 tuần thực hiện.
  • Phẫu thuật: Trước đây, phẫu thuật mổ mở là phương pháp thường được sử dụng đối với bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu teo cơ, rối loạn cảm giác hoặc điều trị nội khoa thất bại. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp mổ nội soi được ưu tiên áp dụng vì những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp sau đây để bệnh được cải thiện nhanh và hiệu quả hơn:

  • Vận động và nghỉ ngơi đúng cách để giảm thiểu các áp lực lên cổ tay.
  • Với nhân viên văn phòng, hãy sử dụng chuột máy tính phù hợp với bàn tay để cảm thấy thoải mái, không bị căng đau cổ tay trong thời gian dài làm việc.
  • Nên có khoảng thời gian để cổ tay được nghỉ ngơi, đặc biệt là với người phải vận động cổ tay nhiều. Trong thời gian nghỉ ngơi đó, bạn nên nhẹ nhàng duỗi và xoa bóp tay.
  • Ngồi đúng tư thế, gối đầu cao vừa phải khi ngủ: Nếu ngồi làm việc sai tư thế hoặc gối đầu quá cao khi ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến các đốt sống và dây thần kinh ở cổ. Điều đó gián tiếp ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay, lâu dần sẽ khiến bạn gặp phải hội chứng ống cổ tay.

 

Nên thường xuyên xoa bóp tay

Nên thường xuyên xoa bóp tay

 

     Như vậy, những yếu tố trong sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị hội chứng ống cổ tay. Để cải thiện căn bệnh này, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như thực hiện theo các lưu ý như trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Suy giáp và cường giáp - Bạn biết gì về 2 căn bệnh này?

Suy giáp và cường giáp khác gì nhau? Suy giáp và cường giáp bệnh nào nguy hiểm hơn?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà