Hỏi: Tôi là nam, bị suy giãn tĩnh mạch chân, nhưng tôi rất thích đá bóng và tập Gym, yoga. Không biết bệnh của tôi có thể tham gia những môn thể thao nào? Và bị suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được không? Xin tư vấn giúp?
Trả lời:
Suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được không? Bị suy giãn tĩnh mạch nên tham gia những môn thể thao nào?
Chào anh!
Với những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên hạn chế những môn thể thao nặng như tập tạ, chạy, nhảy lâu...vì sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vốn đã bị suy yếu và sẽ làm bệnh nặng lên. Môn thể thao phù hợp nhất với những người bị suy giãn tĩnh mạch là môn bơi lội, đạp xe đạp nhẹ nhàng.
Anh yên tâm bệnh suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được. Tuy nhiên không phải động tác tập yoga nào cũng nên tập. Anh nên tránh tập những động tác phải dùng sức ép quá lớn đến chân, hoặc những động tác khiến chân phải dùng lực quá nhiều. Thay vào đó, anh nên tập những động tác yoga như đạp xe đạp trên không, xoay chân, nâng chân… Để rõ hơn, anh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên tập yoga về tình trạng của mình để tìm ra những động tác phù hợp nhất với mình.
Anh có thể tìm hiểu chi tiết thêm về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và các môn thể thao yoga, phù hợp với tình trạng bệnh của mình dưới đây:
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới, phản ánh sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân ở người trên 30 tuổi là 20-25% ở phụ nữ, nam giới thì từ 10-15%, đặc biệt có một số quốc gia tỷ lệ mắc bệnh lên đến 10% dân số, điều đáng lo ngại ở đây là do lối sống hiện đại ngày nay nên tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa, bệnh ngày xuất hiện càng nhiều ở người dưới tuổi 20 do nhiều người có tính chất công việc/ nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, công nhân may, tài xế, giáo viên…
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…
Suy giãn tĩnh mạch chân tập thể dục, thể thao có nên không?
Rất nhiều người khi bị suy giãn tĩnh mạch chân đã hạn chế việc vận động, cử động chân để hạn chế việc đau nhức, ảnh hưởng tới các tĩnh mạch chân.
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, theo nhiều chuyên gia sức khỏe, tập thể dục thường xuyên là một trong những cách để điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, bởi nó sẽ làm tăng lưu lượng máu và săn chắc cơ vùng đùi, cơ vùng cẳng chân…
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng đa số đều tốt với bệnh suy giãn tĩnh mạch, nhưng với thể thao thì phải biết các chọn lựa. Không phải bài tập nào cũng phù hợp với các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Có rất nhiều môn thể thao yêu cầu vận động chân nhiều, với các tư thế khó sẽ khiến chèn ép tĩnh mạch, không tốt cho bệnh. Vậy môn thể thao nào phù hợp với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bị giãn tĩnh mạch chân tập môn thể thao nào là phù hợp?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch chân đặt ra. Dưới đây là những môn thể thao phù hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch:
Bị giãn tĩnh mạch chân có đi bộ được không?
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì người bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ vì việc đi bộ sẽ giúp cho việc hồi lưu máu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn và cũng làm giảm những triệu chứng lâm sàng.
Điều quan trọng nhất là giữ cho cổ chân được di động liên tục. Đối với những bệnh nhân bị cứng khớp cổ chân, việc đi bộ sẽ không có tác dụng, do đó cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân.
Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ nên giới hạn đi bộ < 30 phút mỗi lần, không nên đi bộ liên tục quá thời gian trên.
Bị giãn tĩnh mạch chân có nên bơi lội không?
Bơi lội là một môn thể thao rất tốt khi bị suy giãn tĩnh mạch. Môn thể thao này đòi hỏi rất nhiều sự vận động từ đôi chân, với tư thế nằm ngang cùng với lực nâng của nước, các áp lực lên tĩnh mạch sẽ được giảm đáng kể. Sự vận động của đôi chân giúp việc tuần hoàn máu trong tĩnh mạch thuận lợi.
Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không?
Đây là một môn thể thao rất tốt đối với đôi chân. Hoạt động đạp xe sẽ giúp cho đôi chân linh hoạt, sức ép lên các tĩnh mạch chân sẽ được giảm bớt.
Việc thực hiện liên tục giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, đồng thời việc lưu thông dòng máu trong các tĩnh mạch. Giúp cho tĩnh mạch chắc khỏe, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Đạp xe 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bị giãn tĩnh mạch chân nên tập động tác yoga nào?
Một số người không hiểu biết chuyên sâu về Yoga có suy nghĩ rằng: động tác trong yoga đòi hỏi độ căng cơ chân nhiều, dễ làm hệ thống tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nhiều động tác trong Yoga đúng là không phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nhưng tùy thuộc theo tình trạng bệnh của mỗi người mà trong Yoga có những tư thế, động tác và bài tập phù hợp, giúp cho bệnh tình thuyên giảm, cơ thể dễ chịu và hạn chế tình trạng đau nhức.
Dưới đây là một số động tác cơ bản trong Yoga giúp bạn giảm cơn đau nhức, đồng thời giúp tĩnh mạch chân bạn được phục hồi tự nhiên sau một thời gian tập luyện:
-
Đạp xe trên không
Đạp xe trên không là bài tập tác động tích cực đến lưu thông máu tổng thể chứ không riêng gì vùng chi dưới. Động tác này rất tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa trên bề mặt mềm mại để đỡ bị cấn lưng.
- Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
- Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia, tưởng tượng như đang đạp xe trên không.
Thực hiện chuyển động chân ít nhất 25-30 lần/lượt và tập 3 lượt, giữa các lượt có đợt nghỉ ngơi 10 giây.
-
Xoay cổ chân
Xoay cổ chân giúp cải thiện lưu thông máu. Bài tập này giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện và tiến triển. Ngoài ra, nó còn tăng cường cơ bắp và giảm đau chân.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa, co gối để nâng chân trái lên ngực, hai tay ôm giữ chân đang co.
- Xoay bàn chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 vòng, rồi lại xoay 5 vòng ngược chiều kim đồng hồ.
- Trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện tương tự với chân bên kia.
Thực hiện ít nhất 15 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy tập từ từ và ngừng lại nếu thấy đau hay khó chịu. Nếu tư thế co chân gây khó chịu, bạn thử đơn giản hóa động tác, chỉ cần để chân thẳng và xoay bàn chân là được.
-
Bài tập nằm gác chân lên tường
Bạn nằm dang hai tay sang ngang, mông đặt sát vào tường, gác chân lên vuông góc, sau đó nằm hít thở, thư giãn đều khoảng 3-5 phút
-
Bài tập nâng chân phía ngang hông
Nâng chân sang phía ngang hông là bài tập giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả hông và đùi. Những người gặp vấn đề ở lưng cần thận trọng khi thực hiện và phải ngưng ngay lập tức nếu cảm thấy bị đau lưng.
Cách thực hiện
+ Nằm nghiêng qua bên phải, chống khuỷu tay phải lên mặt sàn để đỡ đầu, tay trái đặt xuôi theo thân mình hoặc chống bàn tay xuống sàn.
+ Chậm rãi nâng chân trái lên cao tạo góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10.
+ Hạ chân xuống để trở về tư thế bình thường.
+ Lặp lại động tác này 15 lần, sau đó đổi bên và làm tương tự với chân bên kia. Bài tập giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức mạnh đôi chân.
- Bài tập nâng chân vuông góc
Nâng chân vuông góc là động tác rất hiệu quả để chống giãn tĩnh mạch. Người có vấn đề về lưng cần chú ý khi tập động tác này.
Cách thực hiện
+ Nằm thẳng lưng trên một tấm thảm hoặc bề mặt mềm mại với hai chân thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân.
+ Giơ một chân cao lên thẳng đứng, tạo góc vuông so với mặt phẳng sàn (hoặc giơ chân lên cao nhất có thể).
+ Duy trì tư thế trong 15 giây, dùng tay đỡ hông nếu cần.
+ Hạ chân xuống để trở về tư thế cũ.
- Bài tập đập vào mắt cá chân
Bạn nâng hai chân lên, sau đó dùng lòng bàn chân này vỗ vào mắt cá chân kia, thực hiện 30 nhịp sau đó đổi chân kia.
Tập yoga đã đủ để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân?
Các bài tập yoga dành cho bệnh nhân suy tĩnh mạch chân phía trên có thể thực hiện trước lúc đi ngủ, sẽ giúp cho người bị giãn tĩnh mạch cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Khi gác chân lên cao, nó sẽ giúp cho thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho dịch thể được lưu thông dễ dàng, giảm chứng phù chân và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Với những người thường xuyên phải đi lại và đứng nhiều, các bài tập yoga này sẽ giúp thư giãn cho đôi chân, giảm mệt mỏi và chứng căng cơ. Đồng thời khi bạn thực hiện động tác gác chân lên tường, kết hợp với hơi hít thở sâu và đều sẽ có tác động đến các cơ quan nội tạng, nhờ đó còn hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Giúp máu trở về tim dễ dàng, nhờ đó bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, nhờ đó có giấc ngủ tốt hơn.
Tuy nhiên, việc thực hiện các động tác yoga chỉ một phần giúp bạn cải thiện tình trạng tê chân, đau chân giúp máu lưu thông dễ dàng hơn mà không thể bảo vệ được những tĩnh mạch chưa bị suy giãn và giải quyết hoàn toàn được những triệu chứng khác của suy giãn tĩnh mạch chân gây ra.
Chính vì vậy mà bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, tập các động tác yoga phù hợp, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nhiên nhiên như BoniVein nhằm tăng độ dẻo dai, ngăn ngừa những tác nhân oxi hóa phá vỡ cấu trúc liên kết hệ tĩnh mạch, từ đó giúp mạch máu đàn hồi, bền bỉ với thời gian.
BoniVein - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
BoniVein có thành phần công thức rất toàn diện từ 100% thảo dược kinh điển đã được sử dụng rất lâu đời cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:
Hạt dẻ ngựa:
Theo nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân độ tuổi trung bình 55,3 tuổi có 88% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Thời gian điều trị từ 4-10 tuần với 75mg Aescin (hoạt chất từ cao dẻ ngựa). Kết quả, tất cả các triệu chứng đều được cải thiện trong tuần đầu, mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên rõ rệt khi kết thúc điều trị.
Việc kết hợp cây dẻ ngựa cùng Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin từ vỏ họ cam chanh giúp làm tăng sức bền, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương.
Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:
Giúp chống oxy hóa, hiệu quả tốt trong việc bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Cao bạch quả, cây chổi đậu:
Thành phần này có tác dụng giúp hoạt huyết, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông.
Sản phẩm BoniVein sản xuất từ Mỹ và Canada chính là cứu tinh cho những người suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm là sự kết hợp của các thảo dược tuyệt vời trên giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau nặng, tê bì, sưng phù chân…do suy giãn tĩnh mạch. Và quan trọng nhất, BoniVein giúp làm bền thành mạch và van tĩnh mạch, làm giảm phồng tĩnh mạch từ đó giúp co tĩnh mạch bị giãn, giúp làm mờ những tĩnh mạch nổi lên ở chân. BoniVein giúp bạn xóa tan những mặc cảm, tự ti khi bị suy giãn tĩnh mạch. BoniVein- tĩnh mạch dẻo dai cho ngày dài thoải mái.
Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniVein
Rất nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã và đang sử dụng BoniVein nhận được những tín hiệu tích cực từ bệnh đã chia sẻ:
- Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi, số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, Đt 0167.965.3844
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau, nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm. Trên chân có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, sau 1 tháng bác bỏ hoàn toàn thuốc tây mà chỉ duy trì dùng BoniVein. Chân bác đã giảm hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90% rồi. Vì thế nên bác kiên trì duy trì với liều 2 viên 1 ngày suốt 2 năm nay để phòng ngừa tái phát.
- Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 01677.514.579
“Cô bị bệnh gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân với ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên.
Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Canada, thấy giới thiệu hay quá nên cô mua về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã hết hẳn. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng. Mừng quá nên cô sẽ kiên trì tiếp tục sử dụng.
- Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, địa chỉ số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, Đt: 0917.976.550
“Chú bị suy giãn tĩnh mạch cách đây khoảng 2 - 3 năm, ban đầu có những triệu chứng như nặng, chuột rút, nhức mỏi, ngứa, dần dần hai mắt cá chân cùng mu bàn chân sưng phù to rõ ràng. Chú dùng thuốc Daflon và rutin gần 2 năm, bệnh không thuyên giảm nhiều, hàng tuần chú đều phải tới phòng khám đông y để hút máu bầm trên chân, nếu không hút chân rất ngứa, chú gãi tới loét chân. Sau khi đọc báo thấy tin tức về BoniVein, chú chuyển sang dùng BoniVein ngay với liều 4 viên 1 ngày, sau khoảng 3 tháng tất cả những triệu chứng nặng, nhức, chuột rút, sưng phù đã giảm hẳn, sau 5 tháng những vết bầm hay thâm tím trước đây da đã hồng và trắng lại, những vết loét trước đây đã liền thành sẹo. Chú mừng quá nên kiên trì dùng liên tục.
Như vậy qua bài viết chắc anh đã trả lời được câu hỏi những bài tập yoga, những môn thể thao phù hợp với tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình rồi đúng không? Nếu gặp bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình, anh hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: 6 biến chứng suy giãn tĩnh mạch: phòng ngừa và điều trị