Suy giãn tĩnh mạch khi nào thì cần phẫu thuật?

Cập nhập: Thứ năm, 14/04/2022

 

Hỏi

    Chào dược sĩ, tôi tên Minh Anh, 43 tuổi, hiện đang sống tại Quảng Bình. Cách đây hơn 1 năm, tôi cảm thấy chân thường xuyên bị nhức mỏi, ngứa ngáy và đôi khi bị tê như kiểu có kiến bò bên trong vậy. Một thời gian sau, tôi lại gặp thêm tình trạng chuột rút ở bắp chân lúc đang ngủ, và bắt đầu thấy có vài đường gân xanh mờ mờ dưới da. Tôi đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch độ 2, được kê thuốc về uống, kèm sử dụng vớ ép. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì thấy bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể phải phẫu thuật mới hết. Dược sĩ cho hỏi, tình trạng của tôi thì đã cần phẫu thuật hay chưa? Mong được giải đáp!

Trả lời

   Chào anh, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực trong lòng mạch khiến thành tĩnh mạch bị căng giãn ra. Kết quả là anh sẽ gặp phải một số cảm giác như: Nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê bì, chuột rút,... và có thể thấy tĩnh mạch bị giãn ở dưới da. Nếu nặng hơn, tĩnh mạch có thể nổi lên như con giun hoặc có hình mạng nhện với nhiều đường gân xanh đỏ đan xen nhau.

   Phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch là một can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ phần tĩnh mạch bệnh lý bằng các phương pháp như: Stripping (bóc, lấy đi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn), Chivas (lấy các tĩnh mạch nhỏ tại chỗ) hoặc làm đông lạnh tĩnh mạch bằng nitơ lỏng.

   Phẫu thuật thường được chỉ định cho những người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch độ 3 trở lên, không đáp ứng với điều trị nội khoa và có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Tĩnh mạch bị căng phồng, viêm loét cẳng chân hay viêm tắc tĩnh mạch,...

   Tuy phẫu thuật là cách giúp loại bỏ nhanh chóng những phần tĩnh mạch bị giãn, nhưng anh vẫn có nguy cơ bị tái phát chứ không thể hết hoàn toàn. Bởi lẽ, khi những tĩnh mạch này bị loại bỏ, thì máu sẽ dồn về những tĩnh mạch khác, khiến chúng phải chịu áp lực lớn hơn và có nguy cơ bị suy giãn. Đồng thời những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch của anh như đứng lâu, ngồi nhiều, béo phì … làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch vẫn còn thì đương nhiên anh vẫn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nữa.

    Như vậy, với tình trạng suy giãn tĩnh mạch độ 2, thì anh sẽ chưa phải phẫu thuật mà chỉ cần dùng thuốc, vớ ép theo đúng theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý như:

  • Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác đồ nặng.
  • Tránh bôi cao dầu nóng, hay ngâm chân nước nóng.
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh.
  • Khi ngủ hay nằm nghỉ ngơi thì nên duỗi thẳng chân, kê cao chân từ 15 - 20cm, để giúp máu lưu thông tốt hơn, không bị ứ lại.
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường.
  • Thường xuyên xoa bóp cẳng chân để giúp máu lưu thông.

    Bên cạnh đó, anh nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ như BoniVein+ của Mỹ. Đây là sản phẩm có chứa những thành phần như:

  • Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh) - hai flavonoid có tác dụng chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giảm ứ máu.
  •  Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa) giúp tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt, vỡ.
  • Quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông rất giàu chất chống oxy hóa anthocyanin và proanthocyanidin, giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do.
  • Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,... và phòng ngừa huyết khối mạch máu.

   Có thể thấy, BoniVein+ sẽ tác động đến cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để có hiệu quả nhất, anh cần dùng BoniVein+ đều đặn với liều 2 – 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần.

  Sau khoảng 2 - 3 tuần, sản phẩm sẽ giúp làm giảm những triệu chứng: Tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,....

   Sau 3 tháng, sản phẩm sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên. Nếu dùng đều hoặc dùng nhắc lại liên tục thì hệ thống tĩnh mạch sẽ khỏe mạnh hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm và hạn chế bệnh tái phát. Khi sản phẩm đã có hiệu quả, anh có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm dần liều thuốc tây và giảm thời gian sử dụng vớ ép cho mình.

    Nếu anh còn thắc mắc gì khác, thì có thể liên hệ tới số điện thoại tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều) để được các dược sĩ giải đáp.

 

XEM THÊM:

   

Bài viết cùng chủ đề

Công ty Botania - Dùng cái “tâm” làm cầu nối giữa người bệnh và sức khỏe!

Công ty Botania - Dùng cái “tâm” làm cầu nối giữa người bệnh và sức khỏe!

Thái Bình: Xóa tan mọi đau đớn vì bệnh trĩ nhờ BoniVein

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?

“Bị chuột rút thường xuyên do thiếu chất gì?” - đây là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Trên thực tế, bên cạnh việc thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng bị chuột rút thường xuyên.

Cách phân biệt sa trực tràng và trĩ có thể bạn chưa biết!

Cách phân biệt sa trực tràng và trĩ là gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi