Mục lục [Ẩn]
Bất chấp những cảnh báo và nỗ lực tuyên truyền rộng rãi, số người nghiện thuốc lá vẫn ngày càng tăng lên. Khói thuốc là thủ phạm cướp đi sinh mạng của hơn 7 triệu người mỗi năm. Không chỉ dừng lại ở những bệnh đường hô hấp thường gặp, y học hiện đại đã ghi nhận rất nhiều tác hại của thuốc lá đến hệ tim mạch của con người. Vậy cụ thể hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất độc hại, trong đó nicotin và khí carbon monoxide (CO) được coi là 2 thành phần chính gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các bệnh lý đó là:
Tăng huyết áp
Sau khi hút thuốc lá, nicotine trong khói thuốc sẽ vào máu, gây kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Nhịp tim có thể tăng lên 30% trong khoảng 10 phút đầu hút thuốc lá và sau đó trở về bình thường.
Dưới sự kích thích của thuốc lá, mạch máu bị co lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển oxy. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến huyết áp tăng và dao động không ổn định, gây ảnh hưởng xấu cho tim, tăng gánh nặng liên tục cho tim. Hậu quả là gây các bệnh lý liên quan đến mạch cho người hút thuốc.
Hút thuốc lá làm tăng huyết áp
Xơ vữa động mạch
Khi hút thuốc lá, các chất độc hại trong khói thuốc, đặc biệt là khí CO xâm nhập vào máu làm tổn thương lòng mạch, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa tích tụ khiến động mạch bị thu hẹp, cản trở luồng máu lưu thông. Xơ vữa động mạch chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Đồng thời, các chất này còn làm giảm nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol có lợi), làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (một thành phần của mỡ máu). Từ đó làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch cho người hút.
Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ đông máu do làm tăng nồng độ fibrinogen và tăng kết dính tiểu cầu, vì vậy cục máu đông sẽ dễ hình thành trên cơ sở mảng xơ vữa.
Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Hút thuốc lá thường xuyên sẽ gây phá hủy mạch máu nặng nề. Những người có thói quen hút thuốc lá thường khởi phát cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, ở những người hút thuốc lá thì độ tuổi bắt đầu xuất hiện nhồi máu cơ tim sẽ đến sớm hơn, nguy cơ tái phát biến chứng do bệnh mạch vành trong một năm cũng cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.
Hút thuốc lá gây ra những cơn đau thắt ngực
Không chỉ những người hút thuốc lá chịu ảnh hưởng của khói thuốc mà những người không hút nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 25 đến 30% so với những người không phơi nhiễm. Trong đó, trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hiện tượng hút thuốc lá thụ động.
Hơn nữa, thuốc lá còn gây ra nhiều bệnh lý trên các cơ quan khác như:
- Bệnh lý đường hô hấp: Viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi…
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Theo nghiên cứu, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm: Miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan… và nhiều bệnh lý khác như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm tụy...
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân trong gia đình, bạn hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt nhé!
Quy trình 3 bước giúp bỏ thuốc lá thường được áp dụng
Nghiện thuốc lá thì dễ nhưng bỏ thuốc lá lại là 1 quá trình rất khó khăn. Bởi những cơn thèm thuốc vật vã và cảm giác bồn chồn, lo lắng, bất an, khó chịu… (hội chứng cai thuốc) khiến quyết tâm bỏ thuốc lá của nhiều người bị đánh bại hoàn toàn.
Quy trình bỏ thuốc lá thường được áp dụng như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tâm lý
Bạn cần hiểu rõ những gì mình sẽ đối mặt, hiểu rõ hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp và toàn bộ cơ thể như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có thêm động lực và mong muốn bỏ thuốc.
Bên cạnh đó, bạn nên chia sẻ với những người thân hoặc bạn bè xung quanh về việc bỏ thuốc lá của mình để họ tiếp thêm động lực giúp bạn bỏ thuốc thành công. Hoặc ít nhất là họ sẽ không mời bạn hút thuốc, không hút thuốc trước mặt bạn.
- Bước 2: Tiến hành thực hiện
Bạn nên lập kế hoạch để giảm dần số điếu thuốc hút hằng ngày, không nên bỏ thuốc lá đột ngột trong vòng 1 ngày. Bởi vì, việc bỏ thuốc đột ngột sẽ khiến bạn gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc một cách vô cùng dữ dội.
Đồng thời, bạn cũng nên luyện tập cho mình những thói quen tích cực để thay thế cho thói quen hút thuốc, ví dụ như: Đi bộ, nghe nhạc, chơi thể thao, đọc sách… Những thói quen này không có thể giúp bạn quên đi cơn thèm thuốc mà còn giúp đầu óc bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Điều đó sẽ góp phần giúp khả năng bỏ thuốc thành công của bạn tăng lên.
Tập thể dục thường xuyên để quên đi cơn thèm thuốc
- Bước 3: Tránh tái nghiện
Sau khi bỏ thuốc thành công, bạn tuyệt đối không được hút thuốc lá trở lại dù vì bất kỳ lý do gì. Bạn hãy từ chối với mọi lời mời mọc hay cám dỗ từ bên ngoài để tránh tái nghiện thuốc lá. Tốt nhất trong thời gian đầu mới bỏ thuốc, bạn nên tránh xa những nơi có khói thuốc hoặc những nơi có thể khơi gợi khiến bạn nhớ đến thuốc lá.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như trà và cà phê, vì chúng làm tăng cảm giác thèm thuốc khiến bạn dễ hút thuốc trở lại.
Tránh xa khói thuốc để không bị tái nghiện thuốc lá trở lại
Đây là một quy trình bỏ thuốc lá được nhiều người áp dụng bởi nó giúp những người nghiện thuốc lá hạn chế được những triệu chứng khó chịu khi bỏ thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc thành công khi đã áp dụng phương pháp này vẫn không cao. Tại sao vậy?
Nguyên nhân là do họ chưa có phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Những cơn thèm thuốc đến điên cuồng, cảm giác vật vã, khó chịu vô cùng khiến con người nhanh chóng quên đi mọi quyết tâm và lại cầm điếu thuốc lên để hút. Tâm lý “nốt lần này” khiến quá trình bỏ thuốc lá của họ bị thất bại.
Những cơn thèm thuốc lá sẽ bị loại bỏ nhanh chóng khi bạn sử dụng nước súc miệng Boni-Smok. Với Boni-Smok, chỉ cần bạn muốn bỏ thuốc và dùng sản phẩm đúng cách, chắc chắn bạn sẽ bỏ thuốc thành công.
Boni Smok giúp bỏ thuốc lá thành công sau 3-7 ngày
Boni-Smok là dòng nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên là tinh chất kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa, tinh dầu quế nên Boni-Smok tuyệt đối an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào với người sử dụng.
Các bước sử dụng vô cùng đơn giản:
Bước 1: Khi bạn thèm thuốc lá, hãy súc miệng thật kỹ với khoảng 20-30ml Boni-Smok, khò sâu trong cổ họng trong khoảng 30 giây - 1 phút.
Bước 2: Nhổ nước súc miệng đi.
Bước 3: Hút ngay 1 điếu thuốc lá. Lúc này, bạn sẽ thấy vị đắng ngắt rất khó chịu do các thành phần trong Boni-Smok tác dụng với nicotin trong khói thuốc tạo nên.
Vị đắng khủng khiếp này sẽ khiến bạn không thể hút tiếp điếu thuốc nữa mà phải bỏ ngay đi. Mỗi ngày bạn thực hiện các bước trên từ 5-6 lần thì sẽ giảm được 5-6 điếu. Cứ như thế, số điếu thuốc được giảm dần mỗi ngày cho đến khi không còn hút nữa là bạn đã bỏ thuốc lá thành công.
Cơ chế giúp bỏ thuốc lá của Boni-Smok
Boni-Smok là sản phẩm giúp bỏ thuốc lá duy nhất trên thị trường đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Hiệu quả giúp bỏ thuốc lá theo tiêu chuẩn DSM-IV của phương pháp sử dụng nước súc miệng Boni-Smok sau 1 tuần đạt tỷ lệ cao 72.7%. Đây là sản phẩm có tỷ lệ bỏ thuốc thành công cao nhất hiện nay.
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng Boni-Smok
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Boni-Smok đã giúp hàng vạn người bỏ thuốc lá thành công. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm:
Chú Nguyễn Thế Hùng (59 tuổi) ở số 68/11A Trần Phú, phường Cái Xế, thành phố Cần Thơ, điện thoại: 0902.703.707
Chú Nguyễn Thế Hùng, 59 tuổi
"Năm 14 tuổi, chú bắt đầu tập tành hút thuốc lá. Hơn 40 năm liên liên tục hút thuốc như vậy khiến người ngợm chú toàn mùi khói thuốc, răng xỉn màu, miệng hôi khủng khiếp. Không những thế, sau khi biết đến hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp và toàn bộ cơ thể, chú đã từng quyết tâm bỏ thuốc rất nhiều lần. Nghe người ta mách, chú đã dùng đủ các cách rồi nhưng cơn thèm thuốc vật vã khiến chú chỉ quyết tâm được 1,2 hôm là lại thất bại".
"May mắn thay, chú được người bạn giới thiệu cho sản phẩm nước súc miệng Boni Smok. Chú dùng theo đúng hướng dẫn thì chỉ sau 7 ngày chú đã bỏ thuốc lá thành công rồi. Đặc biệt, quá trình bỏ thuốc lá lần này rất nhẹ nhàng, chú không gặp những cơn thèm thuốc lá vật vã và cả các triệu chứng khó chịu, bứt rứt như trước. Chú cảm ơn Boni-Smok rất nhiều!”
Anh Hoàng Anh Tuấn (46 tuổi) ở thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0984.148.448
Anh Hoàng Anh Tuấn (46 tuổi)
“Hơn 30 năm nghiện thuốc lá, dù biết rõ hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch, sức khỏe mình nhưng anh vẫn không thể bỏ thuốc. Vì có phải muốn bỏ là bỏ được ngay đâu, anh đã dùng đủ mọi cách, ai mách đâu anh làm đó, thế nhưng mọi phương pháp đều không chiến thắng được cơn thèm thuốc của anh. Vì vậy, anh đã rất nhiều lần thất bại rồi”.
“Thế mà khi anh dùng Boni-Smok, sau đúng 3 ngày anh đã bỏ thuốc lá thành công. Lúc nào thèm thuốc lá, anh lấy Boni-Smok ra súc miệng trước đã, sau đó mới hút. Thay vì mùi thơm quyến rũ trước đây, giờ anh lại thấy vị đắng ngắt và khó chịu vô cùng. Vì thế mà anh phải bỏ ngay điếu thuốc đó đi. Anh kiên trì làm như vậy mỗi ngày 5-6 lần thì giờ đây anh đã bỏ được thuốc lá hoàn toàn rồi. Boni-Smok tuyệt thật đó!”
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của thuốc lá với tim mạch. Để ngăn những tác hại đó, bạn nên bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Để bỏ thuốc dễ dàng và hiệu quả, bạn nên sử dụng sản phẩm nước súc miệng Boni-Smok. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, mời quý độc giả nhấc máy gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn trực tiếp. Chúc các bạn bỏ thuốc lá thành công!
XEM THÊM: