Khó thở khi nằm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Cập nhập: Thứ tư, 24/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều người hay bị khó thở khi nằm, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy triệu chứng khó thở khi nằm do nguyên nhân nào gây ra? Có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi đó.

 

Khó thở khi nằm do những nguyên nhân nào?

Khó thở khi nằm do những nguyên nhân nào?

 

Khó thở khi nằm do nguyên nhân gì?

   Khó thở khi nằm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không phải bệnh lý, cụ thể dưới đây.

Nguyên nhân không phải bệnh lý

   Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó thở khi nằm mà không phải do bệnh lý:

  • Nằm xuống ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, nếu bạn nằm luôn thì thức ăn sẽ bị đẩy ngược lên thực quản, đè lên cơ hoành khiến bạn cảm thấy khó thở khi nằm. Do đó, bạn không nên nằm xuống ngay sau khi ăn mà nên ngồi nghỉ, hoạt động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút trước khi nằm để không gặp triệu chứng khó chịu này.
  • Nằm xuống sau khi vừa hoạt động mạnh: Khi bạn hoạt động mạnh như tập thể thao, khuân vác,... bạn thường phải hít thở nhiều hơn và mạnh hơn do cơ thể cần nhiều oxy hơn. Lúc này, không khí bạn hít vào sẽ lạnh và khô hơn dẫn đến hô hấp bị cản trở và phế quản bị co thắt. Nếu bạn nằm ngay sau khi vận động mạnh thì bạn sẽ thấy khó thở, khiến bạn thở dồn dập hơn.
  • Do căng thẳng, stress: Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể khiến bạn thấy mệt mỏi, khó thở khi ngủ, tim đập nhanh và vã mồ hôi.
  • Do thừa cân, béo phì: Ở người thừa cân, béo phì, cơ hoành và phổi phải chịu áp lực nhiều hơn, dẫn đến khó thở khi nằm. Người bị thừa cân có thể tạm thời giảm bớt triệu chứng này bằng cách nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để giảm áp lực trọng lượng dư thừa lên phổi. Ngoài ra, giảm cân cũng là điều cần thiết để giúp bệnh nhân ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe.
  • Do mặc quần áo quá bó, quá chật: Khi đi ngủ bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cảm thấy khó thở.
  • Do mang thai: Ở phụ nữ mang thai, tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan khác, trong đó có cơ hoành và phổi, làm giảm dung tích phổi, gây ra triệu chứng khó thở khi nằm. Đây là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai và sẽ hết sau khi sinh.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp liên quan đến giấc ngủ, biểu hiện bằng những cơn ngưng thở từng lúc khi ngủ tầm 5 - 10 giây. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến người bệnh ngoài việc thấy khó thở khi nằm xuống còn thường xuyên ngủ ngáy và cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ cả đêm. Nếu bạn bị khó thở khi nằm do chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm hoặc máy trợ thở áp lực dương liên tục (CPAP).

 

Bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể sử dụng máy trợ thở CPAP

Bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể sử dụng máy trợ thở CPAP

 

  • Suy tim: Khó thở khi nằm cũng có thể cảnh báo bệnh lý suy tim - một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Ở bệnh nhân suy tim, khả năng bơm máu của tim đã không được tốt như bình thường, khiến người bệnh thường xuyên bị khó thở đột ngột và thức giấc nửa đêm do khó thở.
  • Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi nằm xuống, thở dồn, tức ngực do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề, tiết nhiều đờm. Bệnh nhân hen suyễn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng cơn hen đều đặn hàng ngày, tránh xa các yếu tố gây kích thích như thuốc lá, thuốc lào, những nơi ô nhiễm, lông chó, lông mèo,... Đồng thời, bệnh nhân nên giải độc phổi bằng BoniDetox từ Mỹ giúp giảm tần suất và mức độ nặng của các cơn hen suyễn cấp tính.
  • Viêm mũi, viêm xoang: Những người viêm mũi hoặc viêm xoang thường bị khó thở khi nằm do nước mũi bị chảy xuống họng và chặn đường hô hấp.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính đặc trưng bởi tình trạng đường thở của bệnh nhân bị hẹp lại so với bình thường. Ngoài khó thở, bệnh nhân COPD còn có triệu chứng ho mãn tính, thở khò khè, tiết chất nhầy (đờm). Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho COPD. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng khó thở bằng cách sử dụng ống hít hoặc các loại thuốc khác theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp sử dụng BoniDetox của Mỹ.
  • Viêm phế quản: Ở bệnh nhân bị viêm phế quản, các ống phế quản bị viêm  khiến cho niêm mạc đường thở bị co thắt, sưng phồng gây ra các triệu chứng tăng tiết đờm, ho nhiều, khó thở khi nằm ngủ ở tư thế ngửa.
  • Viêm phổi: Là bệnh gây ra sự viêm, nhiễm trùng tại các phế nang - các túi khí dự trữ oxy cho cơ thể bạn. Người bị viêm phổi thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở - đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, lao động hoặc vận động quá sức, nằm ngủ,...

 

Phải làm gì nếu bị khó thở khi nằm?

   Trên đây là các nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị khó thở khi nằm, trong đó có những bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm để ngăn ngừa hệ lụy cho sức khỏe. Nếu bạn bị khó thở kéo dài hoặc kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn nên đến các trung tâm y tế để được kiểm tra và có phương hướng điều trị nhanh chóng.

   Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Nếu thấy khó thở khi nằm, bạn hãy ngồi dậy và hít thở sâu để hơi thở được điều hòa trở lại.
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,..
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thực phẩm nhiều đường bổ sung, đồ ăn nhiều dầu mỡ, giảm cân khi cần.
  • Tăng cường tập luyện thể thao để tăng sức đề kháng, giúp tinh thần sảng khoái, hạn chế stress.
  • Tập hít thở sâu, thở đều mỗi ngày.
  • Tích cực đến nơi có nhiều cây xanh, không khí trong lành như công viên, vườn cây,...

 

Tập hít thở sâu, thở đều mỗi ngày để giúp giảm triệu chứng khó thở 

Tập hít thở sâu, thở đều mỗi ngày để giúp giảm triệu chứng khó thở

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở khi nằm. Nếu bị khó thở thường xuyên, nghiêm trọng, không rõ nguyên nhân hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, người bệnh nên đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài biết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Cách đối phó với các bệnh thường gặp ở phổi do ô nhiễm không khí

Trong bài viết ngày này, chúng ta sẽ điểm danh các bệnh thường gặp ở phổi do ô nhiễm không khí, cũng như biện pháp để đối phó với chúng. Mời các bạn cùng đón xem!

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào? Giải pháp giúp cải thiện bệnh tối ưu

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Xơ phổi hậu Covid -19: Phải làm gì để phổi khỏe?

Sau khi đã khỏi Covid-19 thì người bệnh cần làm gì để hai lá phổi khỏe lại? Mời các bạn cùng tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính là gì? Làm sao để cải thiện?

Bài viết sau đây sẽ đưa ra những nguyên nhân viêm phế quản mạn tính, lý giải rõ hơn tại sao nguyên nhân đó lại gây bệnh, đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu. Đọc ngay để tìm cho mình câu trả lời nhé!

Tăng áp động mạch phổi - Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được phương pháp giúp phòng ngừa biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả, trong đó có biến chứng tăng áp động mạch phổi.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà