Khi có những biểu hiện sau, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lưỡng cực

Cập nhập: Thứ năm, 23/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng dễ mắc phải nhiều bệnh lý tâm thần khác nhau. Trong số đó, có một bệnh mà có thể nhiều người trong số chúng ta đang gặp phải nhưng lại vô tình bỏ qua đó là rối loạn lưỡng cực. Vậy cụ thể, đâu là những biểu hiện của chứng rối loạn lưỡng cực mà bạn cần chú ý?

 

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì? Làm sao để nhận biết bệnh?

 

Chứng rối loạn lưỡng cực là gì?

   Rối loạn lưỡng cực là chứng rối loạn tâm thần còn có tên gọi khác là rối loạn hưng - trầm cảm bởi tinh thần, tâm trạng của người bệnh có thể thay đổi đột ngột từ hưng phấn, quá khích, tăng động sang trạng thái trầm cảm.

   Rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, tức là các giai đoạn hưng phấn, trầm cảm xuất hiện luân phiên nhau. Những thay đổi bất thường của trạng thái tâm lý người bệnh có thể diễn ra vài lần một năm, hoặc với trường hợp nặng thì nhiều lần trong một tuần. Điều đó khiến người mắc bệnh gặp khó khăn trong công việc, sinh hoạt hàng ngày và duy trì các mối quan hệ xã hội.

 

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lưỡng cực

   Bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ có 2 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau đó là giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm.

Triệu chứng của giai đoạn hưng cảm

  • Dấu hiệu về cảm xúc: bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, họ vui vẻ, cười nói, lạc quan một cách quá độ. Họ cảm thấy mình tràn đầy năng lượng, hạnh phúc và luôn có những suy nghĩ tích cực…
  • Suy nghĩ và hành động một cách đơn giản, dứt khoát.
  • Hoạt động nhiều hơn nhằm tiêu hao bớt năng lượng.
  • Rối loạn giấc ngủ: người bệnh rối loạn lưỡng cực trong giai đoạn này ngủ rất ít, họ thường không cảm thấy buồn ngủ.

 

mất ngủ

Giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực khiến người bệnh mất ngủ

 

  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện ảo giác, nghe thấy giọng nói lạ.
  • Mất kiểm soát, bị kích động nhất thời chỉ vì một số vấn đề không đáng có.

Triệu chứng của giai đoạn trầm cảm

   Khi rơi vào giai đoạn trầm cảm, người bệnh rối loạn lưỡng cực có những biểu hiện đối nghịch hoàn toàn với giai đoạn hưng cảm:

  • Dấu hiệu về cảm xúc: người bệnh chán nản, mệt mỏi, khóc không lý do, tinh thần trì trệ, khí sắc kém, có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là ý định tự tử.
  • Người bệnh ăn ít hơn.
  • Lười vận động hơn.
  • Không muốn nói chuyện với ai, chỉ muốn tự cô lập bản thân.
  • Ngủ nhiều hơn nhưng giấc ngủ không sâu, thường xuyên gặp ác mộng.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khả năng ghi nhớ, tập trung kém, khó đưa ra quyết định.
  • Có xu hướng tìm tới rượu bia, chất kích thích để giải tỏa cảm xúc.

 

Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

   Mỗi bệnh lý tâm thần lại có những phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, việc phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, đặc biệt là giai đoạn trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là điều rất quan trọng.

   Sự khác biệt nằm ở chỗ, trầm cảm đơn thuần là trầm cảm nặng. Còn với rối loạn lưỡng cực thì họ sẽ trải qua giai đoạn trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ và giai đoạn hưng phấn.

   Tuy nhiên, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ rất khó để chẩn đoán phân biệt với trầm cảm nếu giai đoạn trầm cảm của họ chiếm ưu thế, còn những biểu hiện của hưng phấn lại mờ nhạt.

   Do đó, khi có bất kỳ sự bất thường nào trong tâm lý, cảm xúc, mỗi người cần phải sớm đến các chuyên khoa tâm thần của bệnh viện để được chẩn đoán chính xác dựa trên các bài test tâm lý phù hợp.

 

bài test tâm lý

Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác rối loạn lưỡng cực là thực hiện các bài test tâm lý

 

Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực

   Cho tới ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên các bệnh lý tâm thần nói chung và bệnh rối loạn lưỡng cực nói riêng. Một số yếu tố dưới đây được xem là có liên quan tới sự xuất hiện của căn bệnh này:

  • Những thay đổi bất thường trong cấu trúc và chức năng hoạt động của não bộ: người bị rối loạn lưỡng cực có cấu trúc não bộ khác với người bình thường hoặc người mắc những chứng rối loạn tâm thần khác.
  • Tiền sử gia đình: theo thống kê cho thấy, có tới 10 - 20% trường hợp rối loạn lưỡng cực có liên quan tới yếu tố di truyền.
  • Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não: sự thiếu hụt, mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine… có liên quan tới tất cả bệnh lý tâm thần nói chung.
  • Yếu tố môi trường: người từng bị sang chấn tâm lý mạnh, bị bạo lực, stress, mất ngủ kéo dài, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình.

 

Rối loạn lưỡng cực có điều trị được không?

   Cũng như các bệnh lý hướng thần khác, rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị tập trung vào việc ổn định khí sắc, giúp người bệnh tự kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.

   Sau khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, người bệnh được điều trị bằng các nhóm thuốc ổn định khí sắc hoặc thuốc chống loạn thần. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần để phát huy tối đa tác dụng và hạn chế tác dụng phụ cho người bệnh.

   Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc thì tâm lý trị liệu cũng giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Phương pháp này được cá nhân hóa trên từng người bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần có kinh nghiệm, trình độ cao. Tâm lý trị liệu kết hợp với sử dụng thuốc trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân rối loạn lưỡng cực hiểu biết hơn về căn bệnh của mình, họ có thể tự điều chỉnh cảm xúc, hành vi, qua đó giảm những ảnh hưởng mà căn bệnh này mang lại.

 

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là biện pháp không thể thiếu với các bệnh lý tâm thần

 

   Nhìn chung, rối loạn lưỡng cực mà một bệnh tâm lý phức tạp, khó điều trị, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý thậm chí là cả tính mạng người bệnh. Nếu thấy bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu tương tự, hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để được điều trị sớm. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Rối loạn sử dụng rượu

Khi một người không thể kiểm soát việc uống rượu của bản thân dẫn đến họ phải lãnh những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, công việc hoặc các mối quan hệ xã hội, họ rất có thể đã mắc phải một bệnh là rối loạn sử dụng rượu
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà